Nền kinh tế hàng hóa và chức năng lưu thông hàng hóa của tiền

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 33)

- Các yếu tố thuộc về NHNN:

1.1.2.1Nền kinh tế hàng hóa và chức năng lưu thông hàng hóa của tiền

Lịch sử đã cho thấy, nền kinh tế hàng hóa là một bước phát triển vượt bậc từ nền kinh tế giản đơn. Nếu như trong nền kinh tế giản đơn, sản phẩm sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chính người làm ra nó, sản phẩm không được mang trao đổi trên thị trường thì sang nền kinh tế hàng hóa, khi con người đã tích lũy được một số sản phảm thặng dư thì chúng được mang trao đổi và trở thành hàng hóa. Tuy vậy, lúc ban đầu, những sản phẩm này chỉ được trao đổi rất hạn chế vì nhiều nguyên nhân khác nhau như số lượng chưa nhiều, vẫn còn mang tính cục bộ thô sơ và một nguyên nhân chủ yếu là chưa có vật ngang giá chung tiền tệ. Trong nền kinh tế hàng hóa giản đơn, sự trao đổi của sản phẩm chỉ là hàng đổi hàng (H-H) được tiến hành một cách ngẫu nhiên cá biệt. Giá trị của hàng hóa này được biểu hiện thông qua hàng hóa kia và ngược lại. Hình thái giá trị này được Mác gọi là hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

Sau cuộc phân công lao động lần thứ nhất, khi nền sản xuất xã hội đã khá phát triển với những công cụ kim loại thì các sản phẩm dư thừa ngày một nhiều hơn, trao đổi trở nên thường xuyên và đều đặn hơn. Lúc này hình thái giá trị giản đơn đã chuyển thành hình thái giá trị mở rộng hay toàn bộ. Vì vậy khi nền kinh tế phát triển hơn nữa, khi phân công lao động giữa những người lao động, giữa những vùng sản xuất ngày càng sâu sắc, người ta chỉ sản xuất ra một ít những loại mặt hàng mà họ cần và trao đổi lấy rất nhiều thứ khác. Điều này làm cho hình thức giá trị toàn bộ trở nên khá lạc hậu, bất tiện. Trên thực tế thì việc tìm đúng người như

vậy là hết sức khó khăn, làm ách tắc một cách tự phát quá trình trao đổi hàng hóa. Con người đã không chịu dừng lại ở hình thái trao đổi H-H (vải lấy gạo, gạo lấy vải), mà con người đã tìm ra cho mình một thứ hàng hóa trung gian mà được đại đa số chấp nhận làm vật ngang giá chung (tiền lúc đầu có thể giản đơn là vỏ sò vỏ hến sau là tiền vàng, tiền giấy, tiền điện tử...). Lúc này hình thái giá trị toàn bộ đã chuyển thành hình thái giá trị chung và quá trình trao đổi lưu thông hàng hóa trở nên thông suốt hơn bao giờ hết và tất cả các hàng hóa khác đều biểu hiện giá trị của chúng qua tiền tệ. Mọi hàng hóa ngoài giá trị và giá trị sử dụng của mình còn luôn mang theo mình giá cả thị trường, một biểu hiện tinh tế của giá trị.

Kết quả là chúng ta mới có một khái niệm, một phát hiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử phát triển kinh tế loài người - tiền tệ dòng máu của nền kinh tế.

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, khối lượng hàng hóa tăng lên một cách nhanh chóng kéo theo nhu cầu về tiền tệ thanh toán và cất trữ cũng tăng nhanh. Những giao dịch với một khối lượng tiền tệ lớn giờ đây trở nên khá phức tạp và khó khăn cho cả người bán và người mua. Trong thời gian này, Ngân hàng đã ra đời, phát triển và trở thành trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của nền kinh tế, giải quyết rất nhiều những nhu cầu tín dụng, thanh toán, lưu thông tiền tệ tác động to lớn đến quá trình chuyển nền kinh tế từ thủ công lên hiện đại. Các công cụ và hình thức thanh toán qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng đáp ứng thuận lợi mọi nhu cầu chi trả của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động thanh toán tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 32 - 33)