1.1.3.1 Các hình thức thanh toán
Sản xuất hàng hóa càng phát triển thì các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng cũng không ngừng mở rộng và phát triển. Các nghiệp vụ này ngày càng được cải tiến phù hợp với xu hướng phát triển chung về khoa học công nghệ trên thế giới, trong đó lĩnh vực thanh toán đặc biệt quan trọng với điều kiện và trình độ phát triển của mỗi nưóc. Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường thì hình thức thanh toán qua ngân hàng phổ biến sau đây:
Hình thức thanh toán séc:
Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu in sẵn do NHNN quy định để yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên séc hoặc người cầm séc.
Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu (UNT):
UNT là chứng từ đòi tiền do người bán lập và ủy nhiệm cho ngân hàng phục vụ mình đòi tiền người mua hay người nhận cung ứng dịch vụ trên cơ sở hàng hóa hay đơn vị đã cung ứng. Ngân hàng phục vụ người bán không chịu trách nhiệm về việc người mua có thanh toán hay không. Chính vì thế, đối với nghiệp vụ này, ngân hàng phải kết hợp nghiệp vụ bảng, ghi nhập sổ theo dõi UNT gửi đi để theo dõi tình hình thanh toán, trả tiền của người mua nếu người mua có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng khác.
UNC là lệnh của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của NHNN ủy quyền cho ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tài khoản cùng ngân hàng hay khác ngân hàng, trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
Hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng:
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹ thuật tin học và ứng dụng tin học trong hoạt động ngân hàng. Qua thẻ ngân hàng, người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền từ máy rút tiền tự động ATM hoặc thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ.
Thẻ thanh toán chỉ được áp dụng trong nền tảng công nghệ tin học và viễn thông được áp dụng trong công nghệ thanh toán của ngân hàng.
Thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình để thanh toán chi trả các khoản vật tư, hàng hóa, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền tại các đại lý thanh toán hay tại các quầy rút tiền tự động.
1.1.3.2 Các phương thức thanh toán qua ngân hàng
Tùy vào trình độ phát triển của công nghệ ngân hàng cũng như đặc điểm tổ chức hệ thống ngân hàng, các nước có các phương thức thanh toán qua ngân hàng khác nhau. Ở Việt Nam, từ khi hệ thống ngân hàng được tổ chức theo hệ thống hai cấp, các phương thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng bao gồm:
Phương thức thanh toán liên hàng:
Thanh toán liên hàng là quan hệ thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống phát sinh trên cơ sở các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các khách hàng có mở tài khoản ở các chi nhánh ngân hàng khác nhau trong cùng hệ thống hoặc các nghiệp vụ chuyển tiền, điều hòa vốn trong nội bộ một hệ thống.
Phương thức thanh toán bù trừ:
Thanh toán bù trừ thực hiện theo quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng và có hiệu lực ngày 01/01/2002, là một phương thức thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống trên cùng một địa bàn do NHNN chủ trì. Thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay trong ngày khi quyết toán bù trừ.
Để được tham gia thanh toán bù trừ, các thành viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định do ngân hàng chủ trì quy định, phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán bù trừ tại ngân hàng chủ trì. Cán bộ đi giao dịch thanh toán bù trừ phải có đủ năng lực, trình độ và đảm bảo đủ các điều kiện giao dịch, phải đăng ký mẫu chữ ký tại ngân hàng thành viên khác và tại ngân hàng chủ trì. Nếu để xảy ra sai sót, tổn thất thì thành viên phải chịu trách nhiệm theo quy định.
Về thanh toán số chênh lệch trong thanh toán bù trừ: Phải trích Tài khoản tiền gửi để thanh toán, nếu không đủ thì phải nộp tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán, cũng có thể vay ngân hàng chủ trì để thanh toán, trường hợp ngân hàng chủ trì không cho vay thì phải phạt chậm trả.
Phương thức thanh toán liên ngân hàng :
Thanh toán liên ngân hàng (TTLNH) là một phương thức thanh toán giữa các ngân hàng khác hệ thống trên cả nước do NHNN Việt Nam chủ trì (khác với thanh toán bù trừ chỉ thanh toán trên cùng một địa bàn tỉnh, Thành phố). Thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng thực hiện thu hộ chi hộ cho ngân hàng khác và sẽ thanh toán quyết toán ngay sau khi lệnh chuyển tiền được thực hiện.
Thanh toán liên ngân hàng được thực hiện theo Thông tư số 23/2010/TT- NHNN ngày 09/11/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng và có hiệu lực ngày 01/01/2011.
Để được tham gia hệ thống thanh toán này, các thành viên phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch NHNN Việt Nam, phải duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bảo đảm thực hiện các Lệnh thanh toán và quyết toán bù trừ qua hệ thống TTLNH, phải thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức ròng trong trường hợp được tham gia dịch vụ thanh toán giá trị thấp. Đồng thời, phải đăng ký tên, chức vụ, chữ ký mẫu và địa chỉ liên hệ của cán bộ được giao trách nhiệm hoặc ủy quyền thực hiện TTLNH của đơn vị.
Mục tiêu chính của hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng là giảm chi phí, thời gian luân chuyển tiền tệ, kích thích thanh toán điện tử, dự báo những rủi ro về tài chính… Hệ thống TTĐTLNH này đang được hệ thống Ngân hàng Nhà nước triển khai và đưa vào ứng dụng rộng rãi đối với các tổ chức tín dụng.
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN:
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN là phương thức thanh toán giữa các NH khác hệ thống khác địa bàn, đều mở tài khoản tại NHNN.
Để áp dụng phương thức thanh toán này phải có các điều kiện sau:
- Hai ngân hàng phải mở tài khoản tại một hay hai chi nhánh NHNN và làm đầy đủ các thủ tục về mở tài khoản tiền gửi theo quy định.
- Tài khoản tiền gửi của các ngân hàng phải thường xuyên có số dư để đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời.
- Dấu và chữ ký trên chứng từ và bảng kê chứng từ thanh toán qua NHNN phải đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký.
- Việc thanh toán phải kịp thời, đầy đủ, chính xác. Nếu ngân hàng nào để chậm trễ thì NH đó sẽ bị phạt.
Thanh toán qua mở tài khoản tiền gửi tại NHNN đáp ứng nhu cầu thanh toán đối với các khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác hệ thống khác địa bàn, thúc đẩy quá trình trao đổi và sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, phương thức này ít được áp dụng do tốc độ thanh toán chậm.
Phương thức thanh toán qua tài khoản tiền gửi ở ngân hàng khác:
Khi các NHTM không cùng hệ thống, không cùng địa phương có tần suất thanh toán trực tiếp với nhau cao, nếu thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi tại NHNN thì tốc độ chậm. Để khắc phục nhược điểm này, NHNN cho phép các NHTM mở tài khoản tại nhau để thanh toán trực tiếp. Định kỳ, các NHTM thanh quyết toán với nhau thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Theo phương thức này, các NHTM có thể đều mở tài khoản tiền gửi ở NH khác để ủy quyền thu hộ cho khách hàng. Việc thu hộ, chi hộ chỉ tiến hành trong phạm vi những khoản thanh toán đã thoả thuận và quy định trong hợp đồng ủy thác thanh toán giữa các ngân hàng. Mỗi khi phát sinh các khoản thanh toán thu hộ chi hộ, ngân hàng mới phát sinh phải gửi các chứng từ thanh toán cho ngân hàng có quan hệ hạch toán sổ sách. Định kỳ thanh toán, các ngân hàng phải đối chiếu số liệu với nhau, quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau số chênh lệch phải thu, phải trả.
Phương thức thanh toán ủy nhiệm thu hộ, chi hộ giữa các NHTM:
Để khắc phục những hạn chế của phương thức mở tài khoản tại nhau, NHNN cho phép các NHTM có thể ký hợp đồng thanh toán song biên trên cơ sở sự tín nhiệm giữa hai NHTM và hợp đồng thanh toán có quy định rõ nội dung thanh toán, số tiền tối đa cho một món thanh toán, tổng số tiền thanh toán, kỳ hạn thanh quyết toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN.
1.2 Quản lý hoạt động thanh toán của NHNN đối với NHTM
1.2.1Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của NHNN
Ngày 16/6/2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2 Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
- Khái niệm quản lý Nhà nước về kinh tế:
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế được thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của Nhà nước.
Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
- Khái niệm quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM:
Quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng là một trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước. Đó là toàn bộ các hoạt động và phương thức của Nhà nước tác động lên hoạt động thanh toán của các NHTM nhằm phát huy và liên kết mọi tiềm lực của đất nước vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, đảm bảo các yêu cầu về an toàn trong hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng, thực hiện tốt nhất đường lối kinh tế xã hội và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước đề ra cho từng giai đoạn trên cở sở nắm vững các quy luật khách quan, tình hình thực tế và trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng qua mỗi thời kỳ.
1.2.3 Sự cần thiết và mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
NHNN thực hiện tổ chức triển khai và theo dõi việc chấp hành chính sách, chế độ về lĩnh vực thanh toán trong nền kinh tế của các NHTM (các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán), hướng dẫn và giám sát việc thực hiện công tác thanh toán, chuyển tiền giữa các NHTM, thanh toán bù trừ và thanh toán liên ngân hàng. Qua đó, giám sát khả năng thanh toán của các ngân hàng thành viên đang tham gia thanh toán bù trừ để chủ động phòng chống nguy cơ rủi ro hệ thống.
Các NHTM với bản chất của một doanh nghiệp đều theo đuổi mục tiêu lợi nhuận trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày càng lớn do mở cửa thị trường nghiệp vụ nên hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng diễn ra rất phức tạp. Tuy nhiên, các NHTM cũng gắn bó chặt chẽ với nhau và tuân theo các điều kiện ràng buộc chung của cả hệ thống do Nhà nước và NHNN thực hiện. Nếu không có sự quản lý của Nhà nước và NHNN thì hệ thống ngân hàng sẽ phát triển hỗn loạn, mất an toàn, các NHTM mất thanh khoản trong thanh toán, gây ra khủng hoảng tài chính tiền tệ, ngược lại nếu quản lý tập trung quan liêu sẽ dẫn đến kìm hãm sự phát triển của hệ thống thanh toán cũng như hệ thống ngân hàng và các ngành kinh tế khác nói chung.
NHNN với vai trò dẫn đầu trong việc xây dựng chiến lược phát triển chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng, xác định các mục tiêu và giải pháp định hướng, phát triển các giải pháp thị trường, các dịch vụ thanh toán điện tử và đảm bảo liên kết hệ thống thanh toán điện tử các ngân hàng thương mại nhằm tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế.
Đảm bảo thanh khoản trong hoạt động thanh toán
điện tử
Mục tiêu quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
Phát triển bền vững hệ thống thanh toán
Tăng nhanh luân chuyển vốn trong nền kinh tế
1.2.4 Nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM
Theo quá trình quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán của các NHTM như:
- Xây dựng chính sách, quy định và ban hành các văn bản pháp quy về hoạt động thanh toán của các NHTM;
- Tổ chức thực thi chính sách quy định pháp luật đối với hoạt động thanh toán; - Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt động thanh toán của NHTM.
Theo đối tượng tác động, quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của NHTM bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Quản lý các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán; - Quản lý đảm bảo khả năng thanh toán;
- Quản lý các phương tiện thanh toán, cung ứng phương tiện thanh toán; - Quản lý tham gia các hệ thống thanh toán.
Mối quan hệ giữa hai cách xem xét nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động thanh toán của các NHTM được thể hiện theo bảng:
Bảng 1.1. Mối quan hệ nội dung quản lý của NHNN đối với với hoạt động thanh toán của các NHTM theo quá trình quản lý và đối tượng tác động
Quản lý theo quá trình
ứng dịch vụ thanh toán
thanh toán, cung ứng
phương tiện thanh toán thống thanh toán
Xây dựng chính sách, quy định và ban hành văn bản
pháp quy
- Ban hành một số nghị định về tổ chức thanh toán nội địa, tạo cơ sở phát triển các giải pháp thị trường.
- Các quy định về bảo vệ