b nt nhà ỉ Đồng Nai
2.4.1 Điểm mạnh của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán
NHNN đã xây dựng tương đối đầy đủ khung pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động an toàn và có hiệu quả như quy định về cung ứng phương tiện thanh toán và điều kiện cung ứng phương tiện thanh toán, quy định về chứng từ thanh toán, …
Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về công nghệ hiện đại mới, NHNN đã thiết lập được một hệ thống thông tin báo cáo điện tử rõ ràng, chặt chẽ, cập nhật kịp thời và có tính minh bạch cao phục vụ tốt cho công tác quản lý thông tin từ đó có những chỉ đạo, điều chỉnh cần thiết đối với việc phát triển hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Những chính sách, giải pháp đổi mới về công tác thanh toán trong thời gian qua đã góp phần tích cực giải quyết tình trạng thiếu tiền mặt, tăng tốc độ chuyển tiền, thanh toán an toàn, bước đầu mở rộng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng vào khu vực dân cư nông thôn.
sẽ làm minh bạch các khoản thu nhập hợp pháp hạn chế tiêu cực, cuộc sống văn minh bình đẳng...
NHNN đã xây dựng được bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Trong đó, đội ngũ cán bộ trong ngành Ngân hàng trưởng thành nhanh chóng, có khả năng tiếp cận kiến thức mới và công nghệ ngân hàng hiện đại, có năng lực điều hành và thực hiện các hoạt động ngân hàng ngày càng có tính chuyên nghiệp hơn theo yêu cầu của nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
2.4.2 Điểm yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và nguyên nhân
2.4.2.1 Các điểm yếu cơ bản
Bộ máy quản lý nhà nước và điều hành hoạt động của các NHTM còn cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo, trùng lắp, quyền hạn, trách nhiệm không rõ, hiệu lực hiệu quả kém.
Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động thanh toán còn ít, tuy phát hiện được những vấn đề tồn tại, sai phạm nhưng chưa kiên quyết xử lý những sai phạm, chưa có biện pháp sát sao trong việc yêu cầu các đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị theo kết luận thanh tra. Ngoài ra, công tác thanh tra chỉ chú trọng đến nhiệm vụ thanh tra, chỉ nêu ra các sai sót của đơn vị không phù hợp với văn bản, thường bỏ qua việc phát hiện các văn bản không còn phù hợp với thực tế hiện nay, để có kiến nghị cấp trên điểu chỉnh, sửa đổi.
Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động thanh toán về phương pháp còn mang tính thủ công, chưa hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ phục vụ công tác quản lý, thiên về sử dụng biện pháp hành chính là chủ yếu, chưa chú trọng sử dụng biện pháp kinh tế (điều này làm hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh toán của các NHTM).
NHNN quản lý hoạt động thanh toán chủ yếu là phương thức giám sát từ xa chưa phát huy đầy đủ việc kết hợp phương thức thanh tra tại chỗ, các công cụ thanh tra khác như: công tác kiểm toán, tổng hợp phân tích thông tin qua các nguồn hay trao đổi nghiệp vụ cho việc kiểm tra từng loại công việc cụ thể. Qua đó, NHNN không thể kiếm soát được nguy cơ mất khả năng thanh khoản tiềm ẩn trong NHTM
và chưa thể nhận dạng một cách đầy đủ các loại rủi ro bằng phương pháp định tính cũng như định lượng để có biện pháp cụ thể hướng dẫn các ngân hàng thiết lập được một hệ thống phòng tránh rủi ro hữu hiệu như xây dựng đề án chống tin đồn thất thiệt, chống rửa tiền, … Ngoài ra, chưa phân định rõ chức năng xử lý sai phạm trong việc phân cấp giữa NHNN Việt Nam và Chi nhánh.
Công tác quản lý công nghệ tin học phục vụ hoạt động thanh toán đều tập trung về Cục công nghệ tin học và Chi cục tin học Tp. HCM, chủ yếu kiểm tra thực tế và giám sát tại các Hội sở của NHTM chưa sâu sát xuống các chi nhánh tỉnh, thành phố. Đồng thời, nhân lực tại NHNN tại các chi nhánh tỉnh, thành phố quá ít (chỉ có 01 cán bộ chuyên trách công tác tin học và 01 lãnh đạo phụ trách), công tác quản lý tin học chủ yếu giao cho Phòng Kế toán thanh toán tin học nhưng đa số cán bộ làm công tác tin học đều là kiêm nhiệm chỉ nắm bắt quá trình vận hành chưa được đào tạo chính quy.
2.4.2.2 Nguyên nhân các điểm yếu
• Các nguyên nhân chủ quan:
- Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động thanh toán chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được nhu cầu gia tăng về hoạt động thanh toán trong nền kinh tế, thiếu một hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, thông tin thống nhất, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật. Mạng lưới thu thập và cung cấp thông tin còn hẹp dẫn đến việc xử lý thông tin thiếu chính xác, không kiểm soát hết hoạt động thanh toán đang diễn ra trên địa bàn.
- Năng lực quản lý còn hạn chế, nắm bắt văn bản pháp luật quy định của ngành chưa sâu, trình độ về công nghệ thông tin thấp không chủ động được trong việc quản lý chỉ đạo ứng dụng kỹ thuật mới vào công nghệ ngân hàng.
- Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, sở, ngành trên địa bàn. • Các nguyên nhân khách quan:
- Chính sách, quy định của NHNN Việt Nam đưa ra những quy định chung cho cả hệ thống thanh toán cả nước đôi khi không phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHNN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NHTM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI