- Thiết bị: sử dụng máy ép dập hai trục, trục mấy chế tạo kiểu Krajewski, trục có
b. Biến đổi của nguyên liệu trong cô đặc:
Sự thay đổi pH và chuyển hóa đường Saccarose:
• Sự thay đổi pH:
Nguyên nhân của sự giảm độ kiềm là do: • Sự phân hủy các amit
CH2-CONH2 CH2-COOH
+ HOH + NH2
CHNH2-COOH CHNH2-COOH
(Asparagin) (nước) (acid asparagine) (ammoniac) • Phân hủy đường tạo ra các acid hữu cơ
Hiện tượng tăng pH rất ít thấy trong quá trình cô đặc đường. Tuy nhiên, nếu thao tác xông SO2 hoặc thông CO2 không hợp lí, độ kiềm trong dung dịch sẽ tăng lên.
2KHCO3 2KCO3 + CO2 + H2O
2KHSO3 K2SO3 + SO2 + H2O
• Chuyển hóa đường saccharose
Dưới tác dụng của nhiệt độ, trong môi trường pH tăng cao hoặc giảm thấp saccharose bị chuyển hóa, làm giảm lượng đường saccharose và làm tăng hàm lượng đường hoàn nguyên.
• Sự gia tăng màu sắc
Trong điều kiện nhiệt độ cao đường saccharose bị caramen hóa làm tăng dịch màu sắc dịch đường mía. Lượng caramen này phụ thuộc vào nhiệt độ, thời gian truyền nhiệt, pH.
• Độ tinh khiết tăng
Độ tinh khiết tăng trong quá trình cô đặc phụ thuôc vào phương pháp làm sạch. Đối với phương pháp vôi độ pH từ khoảng 07- 1,0. Đối với phương pháp sunfit hóa độ tinh khiết tăng từ 0,8- 1,0. Đối với phương pháp cacbonat hóa độ tinh khiết tăng 0,2- 0,5.
Độ tinh khiết tăng là do các nguyên nhân sau: - Chất không dường bị phân hủy
- Sự tạo cặn trong thiệt bị cô đặc.
Sự thay đổi góc quay riêng của chất không đường đặc biệt là đường khử. • Sự tạo cặn
Sự tạo cặn xuất phát từ các nguyên nhân:
- Cùng vời việc nộng độ đường tăng cao, nồng độ tạp chất cũng không ngừng tăng lên trong quá trình cô đặc. Khi nồng độ vượt quá giới hạn bão hòa chúng sẽ lắng cặn.
- Các oxit kim loại dạng keo như: oxit silic, oxit nhôm, oxit sắt. Trong quá trình gia nhiệt tách dần ra khỏi dung dịch tạo cặn.
- Muối caxi hòa tan kết hợp với muối hòa tan kali và natri tạc thành muối cacbonat kết tủa.
- Các muối sunfit có độ hòa tan thấp , dưới tác dụng của nhiệt độ sẽ tạo thành muối kết tủa.
- Thành phần cặn trong nồi cô đặc chủ yếu là các chất không đường vô cơ và hữu cơ tồn tại ở dạng hợp chất,
- Thành phần vô cơ chiếm chủ yếu > 50% (so với chất khô).
- Thành phần cặn của các nhãn hiệu sản xuất đường khác nhau về thành phần và hàm lượng.