6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.2. Tình hình về chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá
a. Các hoạt động dịch vụ tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang bao gồm cảng cá, chợ đầu mối thủy sản và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đƣợc UBND thành phố Đà Nẵng và Bộ Nông nghiệp và PTNT đầu tƣ, với diện tích mặt nƣớc là 58ha, diện tích trên bờ là 24ha. Trong đó: Vùng nƣớc Âu thuyền có 28 phao neo, xung quanh âu thuyền có 60 trụ neo đáp ứng cho từ 800 đến 1.000 tàu thuyền vào neo đậu. Khu vực Cảng cá đƣợc quy hoạch gồm có các phân khu chức năng nhƣ: khu
hành chính văn phòng, bãi đỗ xe, 03 cầu cảng chữ T với tổng chiều dài 450m(đáp ứng cho khoảng 24 tàu cập cảng cùng lúc), Chợ Đầu mối thuỷ sản, khu chợ dịch vụ, chợ tạp hoá, khu đóng và sửa chữa tàu thuyền, khu dịch vụ hậu cần, sản xuất nƣớc đá, xăng dầu, sân, bãi, hệ thống cung cấp điện, nƣớc ngọt, nƣớc mặn. Khu Chợ Đầu mối thủy sản có diện tích 6.400m2 đƣợc đầu tƣ xây dựng mới và đƣa vào hoạt động tháng 12 năm 2010 với 210 thƣơng nhân thuê mặt bằng cố định và hàng trăm tiểu thƣơng kinh doanh không thƣờng xuyên; chợ hoạt động 2 phiên mỗi ngày (phiên chính từ 01h - 07h, phiên phụ từ 12h - 15h). Đây là trung tâm phân phối thủy sản đi các chợ bán lẻ trong thành phố và các địa phƣơng lân cận.
Về tình hình hoạt động tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang: Tàu thuyền, xe ra vào an toàn, thuận lợi với số lƣợng ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày có từ 45-55 lƣợt tàu, lúc cao điểm lên đến 142 lƣợt tàu cập cảng bán cá; 250 - 300 lƣợt xe ôtô lạnh qua cảng và vào chợ bán cá. Sản phẩm hải sản qua cảng luôn đƣợc bốc dỡ, tiêu thụ nhanh chóng, an toàn, thuận lợi. Sản lƣợng hải sản qua cảng tăng trên 10% liên tục qua các năm. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ, hằng ngày có từ 3.000-5.000 lƣợt ngƣời tham gia mua bán, hoạt động suốt cả ngày lẫn đêm;
Tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trƣờng tuy phức tạp, nhạy cảm nhƣng đƣợc kiểm soát và giữ vững an toàn, ổn định, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng. Công tác hƣớng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu tránh trú bão đƣợc thực hiện chủ động, nghiêm túc, kiên quyết. Qua các cơn bão lớn, khu neo đậu tránh trú bão Thọ Quang đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hại cho ngƣ dân, đƣợc nhân dân tin tƣởng, an tâm. Công tác bảo vệ môi trƣờng luôn đƣợc chú trọng thƣờng xuyên, ngày càng chuyển biến tích cực, nhất là từ khi triển khai Quyết đinh số 03/2013/QĐ-UBND
ngày 18/01/2013 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quy định quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang;
Trong những năm qua, công tác quản lý tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang khá hiệu quả, đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ hậu cần nghề cá không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà còn cho cả khu vực miền Trung. Ngƣời dân đã đƣợc hƣởng lợi trực tiếp trên mọi mặt từ các tiện ích mà Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang mang lại.
Bảng 2.12. Kết quả hoạt động của Âu thuyền Cảng cá Thọ Quang
TT Danh mục Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng TB 2010- 2014 (%)
I Tàu thuyền ra vào Lƣợt 10.874 12.609 14.978 17.871 18.310 13,91
1 Tàu cá nội tỉnh Lƣợt 4.096 6.198 6.766 7.714 7.810
2 Tàu cá ngoại tỉnh Lƣợt 6.778 6.411 8.212 10.157 10.500
II Lƣợt xe ô tô ra vào Lƣợt 46.125 69.502 87.733 91.410 98.380 20,84
IV Cho thuê sân bãi M2 33.600 34.254 35.224 96.820 120.350 37,57
V Dịch vụ bốc xếp Tấn 13.367 28.780 35.976 44.292 50.200 55,43
VI Dịch vụ nƣớc ngọt M3 65.240 75.650 89.840 107.226 109.830 13,91
VII Dịch vụ điện chiếu sáng KW/h 121.000 183.000 229.000 240.000 250.000 19,89
[Nguồn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]
b. Về hoạt động dịch vụ thu mua hải sản
Thành phố Đà Nẵng cũng nhƣ các địa phƣơng khác chịu ảnh hƣởng rất lớn của các yếu tố thị trƣờng, nhất là trong điều kiện các năm gần đây giá cả nhiên liệu, các yếu tố đầu vào tăng rất cao đã ảnh hƣởng đến hiệu quả và hoạt động khai thác của ngƣ dân. Đối với thành phố Đà Nẵng, đã đầu tƣ đƣa vào hoạt động Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang với mục tiêu là liên kết chặt chẽ giữa khai thác với tiêu thụ, hạn chế tình trạng chèn giá, ép giá đối với ngƣ dân.
Tuy nhiên, do mới đƣa vào hoạt động nên việc quản lý đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm chỉ mới ở bƣớc đầu, chƣa thực hiện tốt vai trò của cơ quan Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ ngƣ dân tiêu thụ sản phẩm, chƣa thực hiện tốt việc gắn kết giữa khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần trên biển cho ngƣ dân. Đồng thời, Nhà nƣớc cũng chƣa có chính sách cụ thể để hỗ trợ ngƣ dân trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu là do ngƣ dân tự tiêu thụ và bị các yếu tố thị trƣờng tác động, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế trong hoạt động khai thác.
Bảng 2.13. Tình hình thu mua hải sản
Đvt: Tấn TT Danh mục 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng TB 2010-2014 (%) 1 Sản lƣợng hải sản 40.249 52.174 63.234 77.322 79.199 18,43 2 Sản lƣợng hải sản qua xe vào chợ 23.774 34.035 42.630 44.407 45.500 17,72 Tổng cộng 64.023 86.209 105.864 121.729 124.699
[Nguồn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang] - Cách thức thu mua hải sản
+ Ngƣời thu mua trung gian phần lớn không có mặt bằng cố định trong chợ, chủ yếu mua bán tại cầu cảng, thu mua hàng từ các chủ nậu và ngƣ dân, bán cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản và tiểu thƣơng, thƣờng chỉ thu mua một mặt hàng hoặc một nhóm hàng nhất định. Sản phẩm sau khi thu mua đƣợc phân loại, sơ chế, đƣa vào khay, thùng chứa chuyển lên các xe tải hoặc xe đông lạnh đƣa về các doanh nghiệp thu mua, chế biến.
+ Doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản: Thu mua sản phẩm từ ngƣời thu mua trung gian vận chuyển đến bán tại doanh nghiệp. Hầu hết, doanh nghiệp không mua trực tiếp hải sản từ các chủ tàu, chủ nậu. Chủ yếu thu mua các mặt hàng nhƣ: cá Ngừ, cá Hố, cá Bò da, cá Bánh đƣờng, cá Thu, cá Cờ, cá Nhám, cá Bớp, cá đổng quéo, cá đổng son, ...
+ Tiểu thƣơng: Mua sản phẩm từ chủ tàu, chủ nậu, ngƣời thu mua trung gian đƣa về tiêu thụ tại các chợ trong và ngoài tỉnh, các nhà hàng, quán ăn.
- Hình thức bán và giao nhận sản phẩm
+ Phần lớn, hải sản xuất khẩu ngƣ dân, chủ nậu thƣờng bán cho ngƣời thu mua trung gian để bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, bán buôn (DN) hàng xuất khẩu.
+ Đối với tàu cá phụ thuộc chủ nậu (phần lớn là các tàu cá ngoại tỉnh, tàu cá Thanh Khê), chủ nậu quyết định việc bán sản phẩm trên tàu cho ngƣời thu mua trung gian và hƣởng 2% trên giá trị sản phẩm bán đƣợc của một chuyến biển. Mỗi chủ nậu thƣờng đầu tƣ cho khoảng 10 - 20 tàu, mỗi tàu từ 50 - 100 triệu đồng.
+ Đối với tàu cá không phụ thuộc chủ nậu (phần lớn tàu cá ngƣ dân quận Sơn Trà không phụ thuộc chủ nậu) thì ngƣ dân tự bán sản phẩm cho ngƣời thu mua trung gian theo từng nhóm mặt hàng, phần còn lại chủ tàu vận chuyển vào chợ bán trực tiếp cho các tiểu thƣơng mua về bán tại các chợ, nhà hàng, quán ăn.
Ngƣời thu mua trung gian đƣa ra giá sản phẩm, ngƣ dân, chủ nậu thỏa thuận và bán sản phẩm. Ngƣời thu mua trung gian phân loại, cân sản phẩm giao hàng trực tiếp tại cầu cảng và vận chuyển về bán cho DN.
Trƣớc khi tàu về bờ, một số chủ phƣơng tiện nắm thông tin giá mua hải sản từ một số chủ nậu, ngƣời thu mua trung gian tại Cảng cá Thọ Quang, giá bán của các chủ tàu khác và giá tại các địa phƣơng lân cận để so sánh và
quyết định lựa chọn nơi bán thuận tiện, có lợi hơn, tuy nhiên hình thức này không nhiều.
Phần lớn ngƣ dân bán sản phẩm theo thói quen, tập quán, bó hẹp trong mối quan hệ quen biết với các chủ nậu, ngƣời thu mua trung gian tại cảng cá. Khi sản lƣợng hải sản nhiều giá bán sản phẩm thƣờng bị thấp hơn. Có tình trạng, một số chủ nậu, ngƣời thu mua trung gian thông đồng, bắt tay, độc quyền thu mua, ép giá, cùng đƣa ra mức giá thấp hơn, gây bất lợi cho ngƣ dân.
Chủ tàu sử dụng cân lò xo để cân sản phẩm. Đa số cân đƣợc thuê của hộ dịch vụ cho thuê cân, một số ít tự trang bị cân. Các loại cá có trọng lƣợng dƣới 30kg/con, chủ tàu bỏ cá vào khay, dùng cân loại 30kg, mỗi lần cân từ 20-30kg.
Ngƣời thu mua trung gian thực hiện và quyết định việc phân loại sản phẩm trƣớc khi cân. Mỗi loại sản phẩm, mỗi ngƣời thu mua trung gian, doanh nghiệp có cách phân loại sản phẩm khác nhau, không có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân loại, phụ thuộc vào chủ quan của bên mua nên thƣờng hay tranh cãi, ép cấp sản phẩm.
Ngƣời thu mua trung gian hoặc doanh nghiệp thanh toán tiền cho ngƣ dân hầu hết bằng tiền mặt, ít sử dụng hình thức chuyển khoản. Thƣờng là sau bán sản phẩm 3-7 ngày, việc thanh toán tiền khá linh động. Khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp thì việc thanh toán tiền qua nhiều khâu và thƣờng chậm hơn.
Việc liên kết giữa chủ tàu, doanh nghiệp trong tiểu thụ sản phẩm chƣa đƣợc thực hiện nên giá bán sản phẩm không ổn định, chất lƣợng sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, điều này ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣ dân, uy tín của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nƣớc cũng chƣa quản lý đƣợc hoạt động của chủ nậu vựa.
c. Về cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá Bảng 2.14. Tình hình đóng mới tàu cá TT Danh mục Đóng mới tàu cá (chiếc) Sửa chữa tàu cá (lƣợt chiếc) 2013 2014 2013 2014 1 Công ty Cổ phần Ứng phó sự cố tràn dầu
và Dịch vụ hàng hải Bảo Duy 1 3 42 48
2 Liên doanh Công ty cổ phần kỹ thuật biển STECH 3 5 125 248
3 Công ty cổ phần đầu tƣ và dịch vụ Seaprodex 0 2 20 25
4 Công ty TNHH MTV Xây lắp
và công nghiệp tàu thủy miền Trung 2 3 30 20
5 HTX Trục vớt và đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An 0 1 56 62
6 Công ty TNHH MTV Đóng và sửa chữa tàu Hải Sơn 2 4 10 24
7 Công ty TNHH MTV Đóng tàu Composite Bảo Duy 0 2 5 8
8 Xƣởng cơ khí sửa chữa tàu thuyền
Nại Hiên Đông – Lý Cƣ 0 0 75 82
9 HTX Đóng sửa tàu thuyền và cung ứng
DV hậu cần thủy sản – An Hải Tây 3 1 85 70
10 HTX đóng sửa tàu thuyền Cựu chiến binh 1 2 50 72
Tổng cộng 12 23 498 659
[Nguồn Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]
Nhìn chung, hoạt động đóng sửa tàu thuyền của thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, hầu hết các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu chƣa phát huy hết công suất, một số cơ sở bị di đời do giải tỏa nên ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chỉ thực hiện đóng mới tàu thuyền cho ngƣ dân thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh lân cận Quảng Nam, Quảng Ngãi nhƣng rất ít. Bên cạnh đó, thì
ngƣ dân của Đà Nẵng cũng không thực hiện đóng mời tàu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Nẵng mà thực hiện đóng tại các cơ sở đóng tàu của các tỉnh khác. Do đó, trong thời gian đến cần thực hiện quy hoạch, hỗ trợ đầu tƣ và nâng cao năng lực của các cơ sở đóng sửa tàu thuyền trên địa bàn thành phố để đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
d. Về cung cấp xăng dầu, nước đá phục vụ cho khai thác hải sản
Tình hình cung cấp xăng dầu, nƣớc đá cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ khai thác hải sản cho ngƣ dân thành phố. Tình hình cung cấp nƣớc đá, xăng dầu tại Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhƣ sau:
Bảng 2.15. Tình hình cung cấp xăng dầu, nước đá phục vụ cho các chủ tàu khai thác hải sản Đvt: Tấn TT Danh mục 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng TB 2010- 2014 (%) 1 Nƣớc đá 129.600 155.520 202.176 262.824 281.740 21,30 2 Dầu diesel 15.730 18.247 21.896 26.275 28.260 15,77
[Nguồn Ban quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]
Qua bản trên cho thấy tình hình cung cấp xăng dầu, nƣớc đá đã có sự phát triển khá ổn định và đáp ứng nhu cầu khai thác của ngƣ dân. Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đã có sự quan tâm, bố trí và sắp xếp vị trí thuận lợi để các cơ sở thực hiện cung cấp dịch vụ cho tàu cá. Tuy nhiên, vào thời gian cao điểm thì việc cung cấp dịch vụ cũng chƣa đáp ứng nhu cầu, do đó cần có sự đầu tƣ để đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ xăng dầu, nƣớc đá trực tiếp trên biển cho ngƣ dân, đồng thời gắn hoạt động cung ứng xăng dầu với thu mua hải sản trên biển.
e. Sự hài lòng của các chủ tàu đánh bắt hải sản đối với các dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang các dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu bao gồm: dịch vụ neo đậu tàu thuyền, thu hải sản, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp xăng dầu, nƣớc đá.
Chất lƣợng dịch vụ hậu cần nghề cá đƣợc đánh giá trên cơ sở điều tra, khảo sát mức độ hài lòng của các chủ tàu đánh bắt hải sản đối với các dịch vụ hậu cần nghề cá.
Nhằm định hƣớng đầu tƣ phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố Đà Nẵng, phục vụ ngày càng tốt hơn cho các tổ chức, cá nhân và bà con ngƣ dân khi hoạt động tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đã thực hiện khảo sát, điều tra mức độ hài lòng của các chủ tàu đánh bắt hải sản đối với các dịch vụ hậu cần nghề cá, kết quả khảo sát nhƣ sau:
Bảng 2.16. Sự hài lòng của các chủ tàu đánh bắt hải sản đối với các dịch vụ hậu cần nghề cá
Stt Dịch vụ Tỷ lệ (%) Không hài lòng Hài lòng thấp Hài lòng Hài lòng cao
1 Neo đậu tàu thuyền 4,3 22,5 48,8 24,4
2 Thu mua hải sản 5,5 27,6 47,7 19,2
3 Đóng mới, sửa chữa
tàu thuyền 7,4 27,1 45,8 19,7
4 Cung cấp xăng dầu - 6,3 38,5 55,2
5 Cung cấp nƣớc đá 2,5 9,8 41,9 45,8
[Nguồn kết quả khảo sát tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang]
Qua bảng trên thấy rằng, hầu hết các dịch vụ hậu cần nghề cá ở Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đáp ứng một phần nhu cầu thực tế, tuy nhiên,
đối với dịch vụ cung cấp xăng dầu, nƣớc đá đạt tỷ lệ hài lòng cao tƣơng đối cao. Do đó, trong thời gian tới nhà nƣớc cần tập trung đầu tƣ nâng cấp hệ thống cầu cảng đáp ứng nhu cầu cập cảng bán sản phẩm khai thác; quy hoạch, mở rộng các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu đóng mới các loại tàu công suất lớn, tàu vỏ thép, compsite có khả năng khai thác đánh bắt xa bờ, đồng thời tổ chức hoạt động bán đấu giá sản phẩm khai thác tại Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang.