6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng ở vào trung độ của cả nƣớc, nằm trên trục giao thông xuyên quốc gia cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển và đƣờng hàng không, thành phố Đà Nẵng có nhiều lợi thế trong việc giao lƣu kinh tế với các tỉnh trong khu vực, là động lực để trở thành một trong những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng trọng điểm miền Trung.
Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng hiện có 6 quận, 2 huyện (có 01 huyện đảo Hoàng Sa), với 56 xã, phƣờng. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.285, 4km2 giới hạn lãnh thổ tại tọa độ địa lý: 15055’20” – 16014’10” độ vĩ bắc và 107018’30” – 108020’00” độ Kinh Đông. Về ranh giới: Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế; Phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam; Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Địa hình
Thành phố Đà Nẵng có địa hình tƣơng đối đa dạng và phức tạp, vừa có đồng bằng, vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẻ những đồng bằng hẹp.
- Địa hình núi cao:
Đây là địa hình có độ dốc lớn từ 30 - 40 độ và bị chia cắt mạnh, đƣợc tập trung chủ yếu ở phía Tây - Tây Bắc và chiếm phần lớn diện tích của
Thành phố với những thung lũng và dãy núi cao từ 500 - 1.500 m nhƣ đỉnh Bà Nà cao 1.487m.
- Địa hình đồi thấp:
Là dạng địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi cao và đồng bằng. Dạng địa hình đồi thấp đƣợc tập trung chủ yếu ở một số xã của huyện Hòa Vang nhƣ xã Hòa Sơn, Hòa Nhơn, Hòa Liên, Hòa Phong..
- Địa hình đồng bằng:
Tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam của thành phố, có thể chia làm hai dạng chính nhƣ sau:
+ Đồng bằng ven biển: Đây là vùng đất thấp, chịu ảnh hƣởng của biển nên bị nhiễm mặn; dọc theo bờ biển có nhiều cồn cát và bãi cát lớn nhƣ Hòa Hiệp Nam, Hòa Khánh Bắc, Mỹ An.
+ Đồng bằng ven sông: Đây là dạng địa hình đƣợc hình thành nhờ sự bồi đắp của các con sông lớn chảy ra biển nhƣ sông Hàn, sông Túy Loan, sông Cẩm Lệ
c. Khí hậu thời tiết
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình: nền nhiệt độ cao và ít biến động. Thành phố Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam, đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Mùa đông có nhiều đợt rét, nhƣng không đậm và không kéo dài. Mùa mƣa trùng với mùa bão nên thƣờng có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng. Bão thƣờng xuất hiện vào các tháng 8, 9, 10, 11, 12; các đợt bão thƣờng kèm theo mƣa to, gây lũ, lụt cho một số khu vực. Ở Biển Đông hàng năm bình quân có từ 8 đến 12 cơn bão, trong đó, số cơn bão ảnh hƣởng đến thành phố Đà Nẵng từ 4-6 cơn bão. Mùa khô ít mƣa, nền nhiệt độ cao gây hạn, một số cửa sông bị nƣớc mặn xâm nhập.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8 với nhiệt độ trung bình 28-300 C; nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 với nhiệt độ trung bình từ 18-23 0C. Riêng vùng núi Bà Nà ở độ cao 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 0C. Theo số liệu điều tra khí tƣợng thủy văn, số giờ nắng bình quân trong ngày là 14h, đây là đặc điểm rất thuận lợi cho ngƣ dân sản xuất các mặt hàng khô ngay trên biển nhƣ: mực khô, cá khô,….
d. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên nƣớc
Thành phố Đà Nẵng có một hệ thống sông ngòi khá phong phú, trong đó có hai sông chính là sông Cuđê và sông Hàn.
Sông Cuđê nằm ở phía Bắc thành phố, có chiều dài 38km, diện tích lƣu vực 472km2. Sông Cuđê đƣợc hình thành bởi 2 nhánh sông chính là sông Bắc và sông Nam.
Sông Hàn là hạ lƣu của các sông Yên, sông Cẩm Lệ, sông Tuý Loan và sông Vĩnh Điện. Sông Cẩm Lệ dài 12km là hợp lƣu của sông Tuý Loan và sông Yên.
* Tiềm năng mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích có khả năng đƣa vào nuôi trồng thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng khoảng: 2.227ha, trong đó:
- Diện tích mặt nƣớc ngọt: 877 ha, - Diện tích mặt nƣớc lợ: 1.350 ha
- Diện tích mặt nƣớc mặn thuộc eo vịnh: Đà Nẵng có 100 ha mặt nƣớc eo vịnh phía nam bán đảo Sơn Trà và đèo Hải Vân với những đặc điểm tự nhiên phù hợp có thể sử dụng nuôi các loài hải đặc sản có giá trị kinh tế cao.
e. Tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng hơn 92 km, có vịnh nƣớc sâu, với các cửa ra biển nhƣ Liên Chiểu, Tiên Sa với diện tích ngƣ trƣờng khoảng 15.000km2. Có vùng lãnh hải thềm lục địa từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nƣớc nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển.
Theo Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam thì khu hệ cá nƣớc ngọt ở phía nam (từ đèo Hải Vân trở vào) đã thống kê đƣợc khoảng 225 loài. Số loài cá có giá trị kinh tế khoảng 42 loài, phần lớn thuộc nhóm cá ăn động vật.
Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngƣ trƣờng trọng điểm của miền Trung với trữ lƣợng nguồn lợi 1.140.000 tấn, chiếm 43% tổng trữ lƣợng của cả nƣớc gồm trên 670 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao là 110 loài, gồm 50 loài tôm, 20 loài mực và 40 loài cá có giá trị kinh tế cao.
f. Nguồn lợi thủy sản và ngư trường khai thác
Vùng biển Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam, nên có nhiều ngƣ trƣờng trọng điểm và nguồn lợi hải sản khá phong phú.
- Trữ lƣợng hải sản dao động trong khoảng từ 3,2-4,2 triệu tấn/năm với khả năng khai thác bền vững 1,4-1,8 triệu tấn/năm; không kể trữ lƣợng cá đại dƣơng di cƣ và sinh vật đáy vùng triều. Trong đó, cá nổi nhỏ có trữ lƣợng 1,74 triệu tấn, cá đáy 2,14 triệu tấn, cá đáy đại dƣơng 0,3 triệu tấn [38].
- Mùa vụ khai thác hải sản: có 02 vụ chính là vụ Nam (tháng 4 - 10) và vụ Bắc (tháng 11 - 3 năm sau). Vụ cá Bắc di chuyển ra 2 vùng vịnh Bắc Bộ và Tây Nam Bộ, vụ cá Nam tập trung ở vùng biển miền Trung và Đông Nam Bộ.
Trong vụ cá Bắc do nhiệt độ nƣớc giảm, nên các đàn cá có xu hƣớng di cƣ ra vùng biển xa bờ, vì thế các nghề khai thác xa bờ có năng suất cao hơn
trong vụ này. Một số ngƣ trƣờng khai thác quan trọng của ngƣ dân Đà Nẵng gồm[23]:
Ngƣ trƣờng giữa Vịnh Bắc Bộ
Thành phần các loài cá chủ yếu gồm:
+ Cá Miễn sành có sản lƣợng cao trong tháng 8, 9. + Cá Nục sồ có sản lƣợng cao trong tháng 4, 9. + Cá Phèn hai sọc có sản lƣợng cao vào tháng 2. + Cá Phèn khoai có sản lƣợng cao trong tháng 1. Ngƣ trƣờng cửa Vịnh Bắc Bộ:
Thành phần chủ yếu gồm:
+ Cá Nục sồ, Nục gai, cá Ngừ có sản lƣợng cao từ tháng 8 - 12. + Cá Hố, mực Nang có sản lƣợng cao từ tháng 10 - 2 năm sau. + Mực Ống có sản lƣợng cao từ tháng 1 - 9.
+ Cá Mối, cá Đổng phèn có sản lƣợng cao từ tháng 3 - 9. Ngƣ trƣờng Hòn Mê - Hòn Mắt:
Đây là ngƣ trƣờng lớn nhất của vịnh Bắc Bộ, độ sâu chủ yếu từ 20 - 50m nƣớc, độ dốc của nền đáy không lớn nên rất thuận lợi cho nghề lƣới kéo đáy, thành phần khai thác chủ yếu là mực ống.
Bãi cá Hòn Gió - Thuận An:
Trữ lƣợng khoảng 51.960 tấn, khả năng khai thác khoảng 25.980 tấn; các loài cá chủ yếu đánh bắt đƣợc là họ cá Phèn, cá Lƣợng, cá Mối, cá Khế và cá Bạch Điều.
Ngƣ trƣờng phía Đông Đà Nẵng
Phạm vi phân bố từ vĩ độ 16000’N - 16030’N và kinh độ 108030’E - 110000’E, độ sâu từ 100 - 300 m, chất đáy là bùn cát, diện tích khoảng 4.476 km2. Trữ lƣợng khoảng 38.777 tấn, khả năng khai thác 9.694 tấn. Thành phần
cá đánh đƣợc chủ yếu là cá mối, cá tráp vàng, cá trác, cá phèn và cá lƣợng. Đây là ngƣ trƣờng quan trọng nhất của ngƣ dân Đà Nẵng.
Ngƣ trƣờng phía Đông Quy Nhơn
Trữ lƣợng khoảng 27.439 tấn, khả năng khai thác 6.860 tấn. Thành phần cá đánh đƣợc chủ yếu là cá tráp, cá đù bạc, cá trác, cá mối, cá lƣợng.
Ngƣ trƣờng Đông Bắc Cù Lao Thu:
Ngƣ trƣờng này có thể khai thác quanh năm với những đối tƣợng cá nục, cá mối và cá trác; khả năng khai thác đạt khoảng 10.000 tấn.
Ngƣ trƣờng Nam Cù Lao Thu:
Khả năng khai thác khoảng 15.000 tấn với các đối tƣợng nhƣ tôm vỗ, cá mối vạch.
Nhƣ vậy, nguồn lợi và ngƣ trƣờng khai thác khá thuận lợi cho phát triển khai thác của thành phố Đà Nẵng. Ngƣ dân của thành phố có nhiều ngƣ trƣờng để chọn lựa khai thác và việc khai thác có thể thực hiện suốt cả năm, khoảng cách từ thành phố Đà Nẵng đến các ngƣ trƣờng khai thác thuận lợi hơn so với các địa phƣơng khác.