Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 56 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội

a. Đặc điểm tình hình kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng đã có chuyển dịch tích cực, tạo tiền đề cho phát triển.Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong GDP tăng phù hợp với định hƣớng, yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH thành phố, với Nghị quyết của Thành uỷ và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2010-2015 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt là “Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp”. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển biến cả về chất và lƣợng theo hƣớng phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nội tại của kinh tế Đà Nẵng và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ vậy, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố khá ổn định và cao hơn so với bình quân của cả nƣớc. Tổng sản

phẩm trong nƣớc (GDP) của thành phố năm 2011 là 37.170 tỷ đồng và đến năm 2014 đã tăng lên 52.633 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 9,5%. GDP bình quân đầu ngƣời tăng từ 29,13 triệu đồng/ngƣời vào năm 2010 lên đến 52,23 triệu đồng/ngƣời vào năm 2014.

Bảng 2.1. Cơ cấu GDP phân theo nhóm ngành (giá hiện hành)

Đơn vị tính: %

Năm Nông - lâm thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng 2010 3,00 40,30 56,70 100,0 2011 3,22 40,22 56,56 100,0 2012 2,96 37,53 59,51 100,0 2013 2,60 36,10 61,30 100,0 2014 2,20 36,40 62,40 100,0

[ Nguồn Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng]

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu GDP theo nhóm ngành năm 2014

Bên cạnh phát triển kinh tế, thành phố đã chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng, có tay nghề cao cho các ngành kinh tế của thành phố. Hệ

thống trƣờng dạy nghề, cơ sở đào tạo đƣợc phát triển, đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt ƣu tiên cho bộ đội phục viên xuất ngũ và ngƣời dân thuộc diện giải toả đền bù, mất đất sản xuất nhằm ổn định đời sống và nâng cao thu nhập của ngƣời dân. Đồng thời thành phố đã triển khai thực hiện đề án “có nhà ở” theo chƣơng trình “thành phố 3 có” góp phần cải thiện hơn nữa điều kiện sống của ngƣời dân.

Cơ sở hạ tầng của thành phố đã đƣợc đầu tƣ khá đồng bộ với hệ thống giao thông đồng bộ: đƣờng bộ, đƣờng hàng không, đƣờng sắt và đƣờng thủy (sông, biển). Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng là một trong 3 sân bay lớn nhất và hiện đại nhất của Việt Nam, cách Trung tâm thành phố chƣa đến 10 phút ô tô, Nhà ga hành khách 3 tầng với diện tích sử dụng 36.600m2 đáp ứng tiêu chuẩn của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế, có thể tiếp nhận từ 4 đến 6 triệu hành khách mỗi năm.

b. Đặc điểm tình hình dân số và lao động

Ngày 01/01/1997 thành phố Đà Nẵng đƣợc tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX ngày 06/11/1996 và bắt đầu thời kỳ phát triển mới. Đến nay, thành phố Đà Nẵng có 06 quận, 02 huyện, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa. Tổng dân số của thành phố tính đến thời điểm 31/12/2014 là 1.007.653 ngƣời (tỷ lệ nam: 49,3%, nữ là 50,7%),trong đó số dân nông thôn chiếm 12,7%, thành thị chiếm 87,3%.Mật độ dân số 772ngƣời/km2. Tuy nhiên, mật độ dân số phân bố không đều giữa các địa phƣơng, các quận nội thành có mật độ dân số cao nhƣ Thanh Khê 19.763 ngƣời/km2, Hải Châu 8.796 ngƣời/km2, trong khi khu vực nông thôn Hoà Vang mật độ dân số chỉ có 172 ngƣời/km2.

Lực lƣợng lao động của thành phố khá dồi dào, đến năm 2014 có 538.175 ngƣời, chiếm 53,40% dân số. Nhờ thực hiện tốt các chính sách an

sinh xã hội, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động nên tỷ lệ thất nghiệp của thành phố giảm đáng kể từ 6,68% năm 2020 xuống chỉ còn 3,575 vào năm 2014.

Về chất lƣợng lao động: Nguồn nhân lực của Đà Nẵng nói chung khá dồi dào, chủ yếu là số lao động trẻ, khỏe.Trong thời gian qua, thành phố đã tập trung chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣng nhìn chung là chƣa có sự cân đối và còn bất hợp lý, lao động công nhân kỹ thuật chỉ chiếm có 7,71% lực lƣợng lao động, trong khi lực lƣợng lao động khác chiếm đến 64,32%. Do đó, tổng thời gian đến thành phố cần có nhiều chính sách để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động, nhất là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trở lên.

Bảng 2.2. Dân số, lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng

Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 1. Dân số Ngƣời 926.018 951.070 972.944 992.849 1.007.653 - Thành thị 805.320 828.125 848.215 866.634 879.681 - Nông thôn 120.698 122.945 124.729 126.215 127.972 2. Lực lƣợng lao động Ngƣời 463.796 494.638 508.760 524.683 538.175

Công nhân kỹ thuật 37.981 38.132 36.961 39.129 41.516

Trung học 26.085 31.607 35.126 35.067 36.327 Cao đẳng, đại học 83.645 97.451 106.681 112.515 114.170 Khác 316.085 327.448 329.992 337.972 346.162 3. Tỷ lệ thất nghiệp % 6,68 4,23 4,92 3,58 3,57

2.1.3.Tình hình tàu thuyền và sản lƣợng khai thác thủy sản

Khai thác thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản của thành phố. Cùng với sự phát triển chung của thành phố, khai thác thủy sản có sự chuyển dịch theo hƣớng hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản của thành phố theo đúng mục tiêu và nhiệm vụ của Chiến lƣợc biển Việt Nam đến năm 2020. Tình hình phát triển tàu thuyền và năng lực khai thác thủy sản của thành phố cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3. Tình hình tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2010 - 2014 TT Chỉ tiêu Đvt 2010 2011 2012 2013 2014 Tăng trƣởng TB 2010-2014 (%) 1 Giá trị sản xuất thủy sản (giá CĐ 2010) Tr.đ 1.163 1.397 1.278 1.282 1.410 4,93 2 Sản lƣợng khai thác Tấn 36.891 34.484 33.581 33.032 35.200 - 3,86 - Tôm Tấn 637 643 1.142 1.269 1.584 - Cá Tấn 32.436 30.521 29.249 28.840 30.588 - Hải sản khác Tấn 3.818 3.320 3.190 2.923 3.028

3 Tổng số tàu thuyền Chiếc 1.694 1.605 1.369 1.322 1.288 - 6,62 4 Tổng công suất Cv 70.961 70.652 84.290 99.849 123.960 14,96 5 Công suất bq/tàu Cv/chiếc 41,89 44,02 61,57 75,53 96,24 23,11

[Nguồn Thống kê Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Đà Nẵng]

Qua bảng trên cho thấy, giá trị sản xuất của hoạt động khai thác chiếm vị trí khá lớn trong việc tạo ra giá trị sản xuất của ngành thủy sản, chiếm đến trên 90% giá trị sản xuất của ngành. Số lƣợng tàu thuyền khai thác (không kể

thúng máy) của thành phố giảm dần qua các năm, từ 1.694 chiếc vào năm 2010 giảm xuống còn 1.288 chiếc vào tháng 11/2014 chiếc. Tuy nhiên, năng lực khai thác trên đơn vị tàu thuyền ngày càng tăng, công suất bình quân trên đơn vị tàu thuyền tăng từ 41,89 Cv/chiếc vào năm 2010, tăng lên gấp đôi vào năm 2014 là 96,24 Cv/chiếc. Đây là hƣớng chuyển dịch tích cực phù hợp theo hƣớng giảm áp lực tàu công suất nhỏ, khai thác ven bờ, tăng số lƣợng tàu công suất lớn, khai thác tuyến lộng, tuyến khơi. Đây là hƣớng chuyển dịch tích cực, phù hợp với định hƣớng phát triển ngành thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hình 2.2. Biểu đồ tổng công suất tàu thuyền 2010-2014

Khai thác thủy sản của thành phố chủ yếu tập trung ở các quận: Thanh Khê, Sơn Trà, Hải Châu và một số rất ít tại 2 quận Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Việc phân bố tàu thuyền tại các địa phƣơng cũng không đồng đều từ đó ảnh hƣởng đến công tác quản lý Nhà nƣớc về khai thác thủy sản. Hiện trạng tàu thuyền của thành phố đến tháng 11 năm 2014 nhƣ sau:

Bảng 2.4. Hiện trạng tàu thuyền phân theo các địa phương

Đvt: Chiếc

Địa phƣơng Tổng

số tàu

Tàu phân theo công suất

<20 20-<50 50-<90 90- <250 150- <250 250- <400 ≥400 Hải Châu 56 15 15 3 1 3 7 12 Liên Chiểu 53 31 8 2 5 7 Ngũ H.Sơn 24 10 5 2 7 Sơn Trà 1.014 390 409 80 34 14 33 54 Thanh Khê 141 10 21 7 15 16 30 42 Tổng cộng 1.288 446 463 95 52 33 77 122

[Nguồn: Chi cục Thủy sản thành phố Đà Nẵng]

Theo số liệu tàu thuyền (không kể thúng máy) tại các quận cho thấy quận Sơn Trà có số lƣợng tàu thuyền lớn nhất gồm 1.014 chiếc, chiếm 79,6% tàu thuyền cả thành phố. Trong đó tàu từ 90cv trở lên 135 chiếc, chiếm 13,3% trong cơ cấu tàu thuyền của quận; tàu công suất dƣới 50cv có tới 799 chiếc, chiếm 78,8%. Quận Thanh Khê có 141 chiếc tàu thuyền, chiếm 10,9% tàu thuyền cả thành phố. Trong đó tàu từ 90cv trở lên 103 chiếc, chiếm 73,04% trong cơ cấu tàu thuyền của quận; tàu công suất dƣới 50cv có 31 chiếc, chiếm 21,9%. Quận Hải Châu có 56 chiếc, chiếm 4,4% tàu thuyền cả thành phố. Trong đó tàu từ 90cv trở lên 23 chiếc, chiếm 41,0% trong cơ cấu tàu thuyền của quận; tàu công suất dƣới 50cv có 31 chiếc, chiếm 55,3%.

Tuy nhiên, phƣơng thức bảo quản sản phẩm của tàu cá Đà Nẵng chủ yếu là dùng đá lạnh, chƣa thực hiện phƣơng thức cấp đông ngay trên tàu, tình hình này dẫn đến những hao hụt lớn sau khai thác, chất lƣợng sản phẩm giảm, gây lãng phí nguồn lợi, hạn chế hiệu quả kinh tế. Tính trung bình sản phẩm sau khai thác khi đến ngƣời tiêu thụ cuối cùng thƣờng bị hao hụt từ 20-30%.

Hiện nay có 12 tàu cá đã cải hoán hầm bảo quản bằng vật liệu PolyUrethane làm tăng hiệu quả bảo quản sản phẩm, bƣớc đầu cho kết quả khả quan và cần nhân rộng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá thành phố đà nẵng (Trang 56 - 63)