Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 29 - 38)

8. Cấu trúc củ ak hóa luận

1.2.3. Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng

Thiên nhiên quanh ta vô cùng phong phú đa dạng. Bởi vì ở thế giới đó có nhiều loài cây, loài hoa, loài quả: Cây rau dùng trong bữa ăn hàng ngày như cây bắp cải, củ cà rốt, quả gấc, …

25 Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Bắp cải xanh – Phạm Hổ)

Câu chuyện Sự tích rau thì là của tác giả Nhược Thủy, giúp trẻ biết được

đặc điểm và lợi ích của cây rau thì là,dùng để làm gia vị trong các món ăn:

Con thì là lá nhỏ này… Có mùi thơm này…

Nấu canh cá thì ngon này…

Thế giới thiên nhiên phong phú và đa dạng vì chúng được trồng ở

những nơi khác nhau: Ngoài vườn nhà, ngoài ruộng, dưới ao nước.

Bài thơ Đồng dao về củ của tác giả Vương Trọng giúp trẻ khám phá ra

nhiều các loại củ và mỗi củ được trồng ở một nơi như củ su hào, củ ấu, củ

đậu, củ hành, củ riềng, củ sả, củ lạc và củ cà rốt:

Ngồi chơi trên đất

Là củ su hào

Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu

Không cần phải nấu

Củ đậu mát lành

Lợn thích củ hành Chó đòi riềng, sả

Củ lạc đến lạ

Có hạt uống bia

Như mũi ông hề

Là củ cà rốt

26

Hai câu thơ đầu nói về củ su hào. Loại củ này nằm nhô trên mặt đất, nó

có thể được trồngtrong vườn rau của gia đình hoặc trồng ngoài đồng ruộng:

Ngồi chơi trên đất, Là củ su hào.

Có loại củ chỉ có ở dưới nước. Đó chính là củ ấu:

Tập bơi dưới ao Đen sì củ ấu

Một loại củ ăn rất mát, không cần phải nấu chín, vậy mà nó cũng chỉ

trồng ở những ruộng đồng quê gần gũi. Đó là củ đậu:

Không cần phải nấu,

Củ đậu mát lành.

Những loại củ được trồng ở cả trong vườn nhà và ngoài ruộng đồng là

củ hành, củ riềng. Những loại gia vị này cũng được nhà thơ đưa vào các sáng

tác cho trẻ:

Lợn thích củ hành,

Chó đòi riềng sả.

Hai câu thơ tiếp theo miêu tả một loại củ rất lạ, ăn rất ngon mà chỉ được

trồng ngoài ruộng đồng:

Củ lạc đến lạ

Có hạt uống bia

Trong hai câu thơ cuối, tác giả nói tới một loại củ rất đẹp, có màu sắc

rực rỡ, củ được ví như mũi ông hề mà lại được trồng ngoài ruộng đồng:

Như mũi ông hề

Là củ cà rốt.

Những nhà thơ tài tình còn cho ta biết, thế giới hoa lá cỏ cây phong phú đa dạng vì mỗi loài có đặc điểm khác nhau: Có loài leo, có loài đội đất

mọc lên, có loài to lớn, có loài lại yếu ớt như hoa thược dược, có loài lại bò

27

Giàn gấc đan lá

Xanh một khoảng trời

Gió về quạt mát

Mát chỗ em ngồi

(Giàn gấc – Đặng Vương Hưng) Cây dừa qua cách miêu tả của Trần Đăng Khoa lại có thân to, nhiều tán

tỏa bóng mát, cánh tay dang rộng, quả dừa giống đàn lợn con nằm trên cao,

cây dừa như người lính đứng canh đất trời quê hương:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió gật đầu gọitrăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa - chiếclược chải vào mây xanh

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừađủngđỉnh như là đứngchơi.

(Cây dừa - TrầnĐăng Khoa)

Câu chuyện Cây tùng con (N.Uây-lơ, do Nguyễn Huy Đàn dịch) giúp các em nhỏ biết thêm về một loại cây rất đặc biệt, vì cây Tùng con không giống như những loại cây khác, nó chỉ có gai mà không bao giờ có lá. Chính vì điều này mà cây Tùng con rất buồn phiền và nó trở nên kiêu căng khi nó ước gì được lấy, đầu tiên cây Tùng con ước lá của nó toàn bằng vàng:

“Tất cả các bạn đều có lá đẹp, lá xanh, riêng ta chỉ có gai. Để cho chúng thèm muốn, ta muốn có tán lá toàn bằng vàng !

Sáng hôm sau, ngủ dậy, nó bỗng lóa mắt:

Gai của ta đâu? Chẳng còn cái nào. Trời đã cho ta những chiếc lá bằng vàng mà ta cầu mong. Ta sung sướng quá đi !”

28

Nhưng vì tên trộm đã vặt hết lá vàng của cây Tùng con, nó lại bật khóc, nó lại muốn có lá cây bằng thủy tinh, điều nó ước cũng thành hiện thực, Láng giềng nhìn nó với ánh mắt ngưỡng ngộ, nhưng một trận bão nổi lên, một lần nữa cây Tùng con với những cành látrơ trụi: “Nhưng chiều đến, bão nổi lên, cây Tùng nhỏ cố sức van xin, gió vẫn rung cây, lá vỡ sạch không sót cái nào. Sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy thiệt hại, cây Tùng nhỏ khốn khổ lại khóc:” và giờ cây Tùng con muốn có những chiếc lá màu xanh giống như những người bạn xung quanh nó, “Nhưng một con dê mẹ và bầy con chợt đến. Thấy cây Tùng con mới ra lá non, Dê mẹ bảo:

Lại đây ! Lại đây các con ! Ăn thoải mái đi ! Ăn hết !”

Cây Tùng con lại run rẩy khóc nức nở, vì giờ đây nó lại trơ trụi không còn gì nữa, lá bằng vàng, bằng thủy tinh, bằng những chiếc lá non đã mất sạch. Và cuối cùng cây Tùng con lại trở lại như xưa, nó không còn kiêu ngạo như trước nữa. Qua câu chuyện này tác giả muốn nhắc nhở các em nhỏ rằng phải biết trân trọng những gì thuộc về mình, không được coi thường chê bai, trời sinh ra ta như thế nào ta phải biết vui vẻ, cảm ơn và đón nhận vì đã cho mình được như vậy.

Đến với câu chuyện Chú đỗ con của tác giả Viết Linh, các bạn nhỏ sẽ được khám phá, tìm hiểu về môi trường sống xung quanh mình, đó chính là sự lớn lên, trưởng thành của các loại cây, đặc biệt là sự lớn lên của một chú đỗ con. Để có thể trưởng thành một loại cây, Đỗ con phải nhờ tới cô Mưa

Xuân “Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát cho Đỗ con. Khi tắm

xong chú lại nhắm mắt ngủ khì.” Tiếp theo là chị Gió Xuân “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm !”, và người cuối cùng đánh thức Đỗ Con dậy là ông Mặt Trời ấm áp. Vì vậy muốn cây có thể lớn lên được, chúng ta phải cần có đất, nước, gió và ông mặt trời, có như vậy cây mới lớn và trưởng thành được.

29

Bài thơ Cây dây leo của tác giả Xuân Tửu giúp trẻ hình dung ra loài

cây thân hình bé nhỏ nhưng “leo trèo” rất giỏi từ trong nhà bò ra cửa sổ rồi

nghển cái cổ lên trời cao để tắm nắng, tắm gió, hứng những hạt nước mưa để

vươn cao mãi sẽ nở hoa làm đẹp:

Cây dây leo Bé tí teo

Ở trong nhà

Lại bò ra

Ngoài cửa sổ

Và nghển cổ

Lên trời cao

Hỏi: “Vì sao ?”

Cây trả lời

“Ra ngoài trời

Cho dễ thở

Tắm nắng gió

Gội mưa rào Cây mới cao

Hoa mới đẹp”.

(Cây dây leo – Xuân Tửu)

Tác giả Thy Ngọc đã thổi tâm hồn cho thế giới cỏ cây. Cây cũng có tình bạn, cây có cuộc sống, biết sẻ chia “tâm tình”, biết đùa vui, biết giao hòa cùng thiên nhiên. Chúng giao hòa với sương đêm, với sao trời:

Tâm hồn cây rất ngỏ Chim thường đến tâm tình Sương đêm gặp bình minh

Hay trao cây chuỗi ngọc…

Sao hôm bao giờ mọc

Cũng đùa nấp sau cây

Bé có cuốn sách hay

Ngồi bên cây đọc mãi…

(Cây – Thy Ngọc)

Và đây là hình ảnh cây thược dược yếuớt gặp gió là đổ rạp:

Cây thược dược

Mới ra hoa

Trận gió qua Cây đổ rạp

“Có đau lắm Tôi đỡ nào !

30

Câu chuyện Bé hành đi khám bệnh (Sưu tầm), giúp các em nhỏ biết được đặc điểm của củ hành tuy thân hình bé nhỏ nhưng có một mùi vị rất đặc

biệt là củ hành có mùi rất hăng nên khi bé Hành đi khám bệnh bác sĩ Bắp cải

không dám đứng gần để khám bệnh cho bé Hành: “ Vì bé Hành nhỏ nhất nên được bác sĩ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên. Bác sĩ vừa đọc cuốn sổ khám

bệnh, vừa nói với bé Hành: Cháu hãy cởi bớt áo ra để bác sĩ khám bệnh nào !

Bé hành ngoan ngoãn làm theo lời bác sĩ. Và khi bác sĩ Bắp Cải quay ra nhìn bé Hành thì…Ối, mắt tôi làm sao thế này? Bác sĩ kêu lên. Bé Hành lần lượt

cởi một chiếc áo, hai chiếc áo…rồi bước lại gần bác sĩ. Lúc này bác sĩ Bắp

Cải phải dụi mắt liên tục và chỉ dám hé mắt nhìn bé Hành […]. Và thế là bác

sĩ đành phải khám bệnh cho bé Hành từ xa.

Bài thơ Nấm rừng của tác giả Nguyễn Châu giúp trẻ hiểu được qui luật

sinh trưởng của loài cây này. Cứ mỗi sau một trận mưa là những cây nấm sẽ đua nhau mọc lên:

Ở rừng mỗi bận mưa xong

Bao nhiêu nấm trắng, nấm hồng, nấm nâu

Nấm đi trước, nấm đi sau

Nấm nào cũng đội trên đầu chiếc ô.

(Nấm rừng – Nguyễn Châu)

Cây bàng suốt đời lặng lẽ tỏa bóng mát cho mọi người mỗi khi mùa hè

tới. Những tán lá của nó được tác giả Xuân Quỳnh ví như cái ô to, bóng xòe

như cái nong. Giữa thiên nhiên và thiên nhiên, giữa thiên nhiên và con người

cũng luôn lo lắng che chở, nương tựa vào nhau, nên em bé trong bài thơ Cây

bàng rất biết ơn người bạn ấy:

Khi vào mùa nắng

Tán lá xòe ra

Như cái ô to

Đang làm bóng mát.

Bóng bàng tròn lắm

Tròn như cái nong

Em ngồi vào trong

31 A ! Bàng tốt lắm Bàng che cho em Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng ? (Cây bàng – Xuân Quỳnh)

Ở bài thơ Cây của tác giả Phạm Hổ lại có một sự phát hiện hết sức ngây

ngô và đáng yêu về cái cây nhỏ bé và những chú chim đáng yêu về ngủ đêm

tại đó. Dường như qua một đêm, bé lại khám phá ra nhiều điều thú vị:

Đêm chỉ thấy cây ngủ

Lặng im, rất lặng im

Sáng ra, em mới biết

Trong cây còn có chim.

(Cây – Phạm Hổ)

Cây xấu hổ là tên một loài cây có đặc điểm khác thường. Đó là loại cây

chỉ cần có tác động nhẹ vào là lá tự nhiên “cụp lại”. Nó xấu hổ với thế giới

xung quanh. Nhà thơ Thái Thăng Long đã tái hiện ra một hình ảnh về cây xấu

hổ đẹp và đáng yêu. Em bé đùa với cây xấu hổ và đưa ra những câu hỏi thật

ngây thơ và gần gũi:

Tay em khẽ chạm Lá cụp vào rồi Cây như có mắt Phải không bạn ơ Mắt trong kẽ lá Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ

Cây hãy làm quen.

(Cây Xấu Hổ - Thái Thăng Long)

Câu chuyện Sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi) giúp cho các em

32

hai bà cháu nghèo khổ sinh sống. Hằng ngày, hai bà cháu phải đi đào củ mài

để ăn. Một hôm, cậu bé nói với bà:

Bà ơi, bây giờ cháu đã lớn. Từ nay trở đi, cháu sẽ đi kiếm củi, đổi lấy

thóc giống và cây lúa để có gạo nấu cơm cho bà ăn. Ăn củ mài mãi thì khổ

lắm !” và từ đó cậu bé rất chăm chỉ, chịu khó chăm sóc cho những nương lúa

của mình, nhưng thật không may cả khu rừng bị cháy, những nương lúa của

chú bé cũng bị cháy hết, chú bé rất buồn và khóc nức nở, bỗng có ông Bụt hiện lên và bảo:

Hỡi cậu bé hiếu thảo và chăm chỉ, ta cho con một điều ước, con hãy

ước đi !”

Cậu bé vốn là người hiếu thảo, nên cậu chỉ cần ước một điều ước đơn

giản là bà cậu không bị đói. Biết cậu là người cháu hiếu thảo, là một người tốt

bụng nên ông Bụt đã tặng cho cậu loại củ này khi luộc hoặc nướng có vị rất

ngọt và thơm, và “Cậu bé đã gọi đó là củ khoai lang.”

Tiểu kết chương 1

Tuyển tập thơ ca truyện kể, câu đố cho trẻ mầm non diễn tả một thế

giới cỏ cây, hoa lá, loài vật, cây cối rất gần gũi và bình dị. Những cỏ cây, hoa

lá đẹp đẽ làm nên những cái kì diệu, hứng thú. Những loại quả, loài cây nhỏ bé, gần gũi làm cho các em có thêm nhận thức về thế giới xung quanh mình. Qua những bài thơ, ca dao – đồng dao, truyện kể về thế giới thực vật, các tác

giả muốn tạo nên sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, hướng các em

biết yêu cái đẹp, biết khám phá thế giới tự nhiên qua đôi mắt ngây thơ, hồn

nhiên, trong sáng mà chỉ ở các em mới có được. Các em sẽ yêu thêm môi trường sống xung quanh ta. Các em biết giữ gìn và trân trọng sự sống xung quanh.

33

CHƯƠNG 2

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT NHỮNG SÁNG TÁC VỀ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

Ở chương 1, luận văn đã chỉ ra những biểu hiện nội dung trong chủ đề

viết về Thế giới thực vật cho trẻ mầm non. Trong chương 2 này, người viết

khảo sát những phương diện nghệ thuật tiêu biểu của những sáng tác ấy. Đó là

thể thơ, ngôn ngữ thơ, các biện pháp nghệ thuật. Đối với thể loại truyện, luận văn tìm hiểu các yếu tố hình thức như dung lượng truyện, kết cấu truyện,

nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)