Nhân vật trong truyện

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 56 - 64)

8. Cấu trúc củ ak hóa luận

2.3.3.Nhân vật trong truyện

2.3.3.1. Số lượng nhân vật

Những truyện kể cho trẻ mầm non trong Tuyển tập luận văn khảo sát có

số lượng nhân vật không nhiều vì những câu chuyện này viết nhằm để cho các em nhỏ đọc.

Truyện ít nhất có 3 nhân vật đó là truyện: Vì sao bìm bìm leo trên cây?

(Ê-li-da-bét Ga-ken-Nguyễn Huy Đàn dịch), Sự tích cây khoai lang (Theo báo họa mi).

4 Truyện có 4 nhân vật đó là truyện: Chuyện trong vườn (Thành Tuấn),

Chú đỗ con (Viết Linh), Sự tích hạt thóc (Sưu tầm), Cây tùng con (N.Uây-lơ,

Nguyễn Huy Đàn dịch).

4 Truyện có 5 nhân vật đó là truyện: Búp măng non (Sưu tầm), Bé hành

đi khám bệnh (Sưu tầm), Hoa bìm bìm (Sưu tầm), Sự tích một loài hoa (Phạm

Đức – Phương Ly).

Truyện có 8 nhân vật đó là truyện: Chuyện của cây hoa hồng (Thanh

Huyền).

Truyện nhiều nhất có 30 nhân vật đó là truyện: Sự tích rau thì

(Nhược Thủy)

2.3.3.2. Các loại nhân vật

Truyện viết cho trẻ mầm non chúng tôi khảo sát có các loại nhân vật sau:

Thứ nhất các loại nhân vật là con người. Nhân vật con người thường là

nhân vật trẻ em, có loài là con vật, đồ vật, loài cây, loài hoa. Tuy vậy, là chủ đề Thế giới thực vật nên nhân vật chính là các loài cây, hoa, lá và các hiện

tượng thiên nhiên như gió, nắng, mưa. Đó là cây bìm bìm trong truyện Vì sao

bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy Đàn dịch), là cây thì là (Sự tích rau thì là – Nhược Thủy), là hạt đỗ (Chú đỗ con – Viết Linh), là

52

cây tùng (Cây tùng con – N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch), là cây khoai lang (Sự tích cây khoai lang – Theo báo Họa Mi), là hoa mười giờ, hoa hồng, hoa huệ (Sự tích một loài hoa – Phạm Đức, Phương Ly), là cô mưa xuân, là chị gió (Chú đỗ con – Viết Linh), là củ hành, củ su hào, củ cà rối, bắp cải (

hành đi khám bệnh – Sưu tầm), là cây bưởi (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền) có khi là con vật nào đó như con gà (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), là con giun đất (Chuyện của cây hoa hồng – Thanh Huyền), là con chim chích (Vì sao bìm bìm leo trên cây? - Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy

Đàn dịch), là những con ong, con bướm (Hoa bìm bìm – Sưu tầm), là con dê

(Cây tùng con – N.Uây-lơ, Nguyễn Huy Đàn dịch). Nhân vật có khi còn là Bà Tiên (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), là ông bụt (Sự tích cây khoai lang – Theo báo họa mi).

Cùng với thế giới cỏ câyhoa trái kia là con người, mối quan hệ giữa trẻ và các loài vật gần gũi với nhau . Nhân vật con người có thể là trẻ emnhư cô cháu gái (Chuyện trong vườn – Thành Tuấn), cậu bé (Sự tích cây khoai lang – Theo báo Họa Mi), có khi nhân vật là người lớn như ông chủ vườn (Chuyện trong vườn – Thành Tuấn), nhân vật người bà (Sự tích cây khoai lang – Theo báo họa mi).

Các loại nhân vật trong những câu chuyện trên đều có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau. Ví dụ: hạt đỗ để có thể nảy mầm, lớn lên thành cây thì cần phải

có đất, nước, gió cùng với những tia nắng ấm áp thì hạt đỗ mới có thể lớn lên

và thành cây được (Chú đỗ con –Viết Linh). Cũng như cây hoa hồng, để có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

những cánh hoa hồng đẹp rực rỡ, tỏa ra mùi hương thơm ngát thì hoa hồng

phải có Mẹ Đất cho dòng sữa mát lành, ngọt ngào, ông Mặt Trời cho những

tia nắng rực rỡ, chị Gió đem những làn gió dịu dàng quạt mát cho Hoa Hồng, anh Giun Đất hàng ngày xới đất giúp Hoa Hồng có nhiều không khí để thở, có

như vậy cây hoa hồng mới lớn nhanh và ra hoa được (Chuyện của cây hoa

53

2.3.3.3. Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật trong Tuyển tập giản dị, gần gũi và thân quen với các em nhỏ.

Ngôn ngữ nhân vật trong truyện giản dị dễ hiểu. Ví như truyện Bé hành

đi khám bệnh:

Mấy hôm nay trời trở lạnh, bé Hành không chịu quàng khăn và mặc áo

ấm lên bị ho. Bé Hành quyết định đi khám bệnh. Đến phòng khám, bé hành

gặp cả bạn Ngô, bạn Su Hào và bạn Cà Rốt cũng bị ho như bé. Vì bé hành

nhỏ nhất nên được bác sĩ Bắp Cải gọi vào khám trước tiên.

Qua những từ ngữ đơn giản trong câu chuyện trên giúp trẻ hiểu được

tại sao bé Hành lại phải đi khám bệnh và vì sao bé hành lại được bác sĩ khám

cho trước tiên.

Truyện Búp măng non, các từ ngữ giản dị, mộc mạc giúp trẻ dễ dàng

tưởng tượng ra cây tre, vì những từ ngữ đó làm cho trẻ dễ đọc, dễ hiểu ý nghĩa

của câu chuyện:

Bé đã bao giờ nhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn hay mưa to, tre vẫn thẳng vút không bao giờ ngả nghiêng […] Những giọt nước li ti lất phất thấm nhẹ

xuống mặt đất. Khi làn nước mưa thấm xuống thân mình, đám măng non

uống nước mưa thật no. Sau đó chúng cựa quậy rồi dùng sức đâm xuyên lên

mặt đất. Có một chú Măng non sức lực khỏe mạnh, thân hình mập mạp, tròn

trịa. Chú mặc rất nhiều lớp áo. Măng non lớn rất nhanh, nhưng khi chuẩn bị

vươn lên khỏi mặt đất thì chú cảm thấy như có cái gì đó đang cản lại mình.

Ngôn ngữ điệu nói và đối thoại:Như bạn bè nói với nhau (các loài hoa lá nói với nhau), truyện Chuyện trong vườn (Thành Tuấn) , cuộc đối thoại

giữa Hoa Giấy và Cây Táo trở nên rất gần gũi, tha thiết qua các từ “Táo ơi !,

nghiêng tán lá xanh thì thầm, bạn Hoa Giấy ơi đừng buồn !”:

54

- Táo ơi ! cậu có biết là cậu đã làm xấu cả khu vườn không ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cây táo không đáp mà chỉ im lặng.

Mùa xuân đến, cây Hoa Giấy đâm chồi nảy lộc […]. Cây Hoa giấy nói:

- Táo ơi ! Cậu nên đi khỏi khu vườn này để lấy chỗ cho tớ trổ hoa thì hơn.

Cây táo nép mình im lặng. Cây hoa giấy thấy chẳng ai để ý đến mình thì buồn quá. Cây táo nghiêng tán lá xanh thì thầm:

- Bạn Hoa giấy ơi đừng buồn ! Hai chúng ta mỗi người một nhiệm

vụ. […] Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của Cây Táo sau

mùa cho quả.

Truyện Chú đỗ con (Viết Linh), cuộc đối thoại giữa loài cây với các

hiện tượng tự nhiên, giữa cây đỗ với gió, với mưa, với ông trời trở nên gần

gũi, sự chia sẻ thân thiện: Đỗ con hỏi:

- Ai đó ? Có tiếng trả lời: - Cô đây!

Thì ra là cô Mưa Xuân đem nước đến tắm mát cho Đỗ con.

Bỗng, tiếng sáo vi vu trêm mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình và hỏi:

- Ai đó? Có iếng thì thầm dịu dàng trả lời chú:

- Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây.

Bỗng có những tia nắng ấm áp khẽ lay Đỗ con dậy, chú hỏi :

- Ai đó? Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên :

- Ông là Mặt Trời đây ! Đỗ con rụt rè hỏi :

- Ông ơi ! Ở trên ấy lạnh lém phải không ạ?

Ông Mặt Trời động viên Đỗ con:

55

Có khi là cuộc đối thoại giữa các loài nói với Ông Trời, bà Tiên, cô Tiên, Ông Bụt: Như trong truyện Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi), truyện Hoa bìm bìm (Sưu Tầm), truyện Sự tích hạt thóc (Sưu Tầm), truyện Sự

tích rau thì là (Nhược Thủy). Ví dụ truyện Sự tích hạt thóc(Sưu Tầm):

Thấy lạ bà Tiên ở trên trời vén mây đi xuống. Thấy đàn gà tranh nhau

đòi lấy được quả, bà tiên hỏi ai đã nhìn thấy. Bầy gà đồng thanh nói: - Cháu nhìn thấy trước !

Bà Tiên không biết phân xử thế nào […] và nói:

- Ai chịu khó bới thì sẽ nhặt được. Từ đó, bầy gà phải nhặt từng hạt thóc, những hạt còn sót lại mọc thành những cây lúa như bây giờ.

Qua cuộc đối thoại trên, trẻ hiểu được tại sao lại có hạt thóc như bây

giờ và những chú gà suốt ngày cặm cụi tìm kiếm, mổ từng hạt thóc.

Truyện Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), đó là cuộc nói chuyện giữa trời và các loài rau tạo ra sự gắn bó thân thiện giữa trời và các loài vật dưới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trần gian. Từ đó giúp trẻ hiểu được từ đâu có tên các loài rau như vậy:

Một hôm ,loài rau rủ nhau đến nhà Trời xin Trờiđặt tên cho. Trời nói:

- A phải đấy, đặt tên cho dễ gọi dễ tìm. Trời ra ngắm nghía từng cây để xem mặt đặt tên. Một anh Rau đến trước mặt Trời, cúi chào và nói:

- Xin Trời đặt tên cho con ! Trời nhìn anh rồi bảo:

- Con thì cuộn trắng lá xanh, nấu canh ăn ngọt, xào luộc cũng ngon,

muối dưa cũng giòn phải không?

- Thưa Trời, Vâng ạ

- Thế con thì là…Trời nghĩ một tí rồi nói tiếp: - Con thì là Rau Cải Thìa nhé !

- Cải Thìa ạ ? Vâng cảm ơn Trời.

Ngoài ra ngôn ngữ nhân vật là loài vật trong truyện được nhân hóa:

Như chú giun đất, chim sẻ nói chuyện với măng non (Búp măng non – Sưu

56

Linh), con gà nói chuyện với bà tiên (Sự tích hạt thóc – Sưu Tầm), hay bác sĩ

bắp cải nói chuyện với củ hành (Bé hành đi khám bệnh – Sưu Tầm), loài hoa

bìm bìm nói chuyện với cô tiên (Hoa bìm bìm – Sưu Tầm), cây hoa hồng nói

chuyện với anh giun đất, với mẹ đất, với ông trời, với chị bưởi (Chuyện của

cây hoa hồng – Thanh Huyền). Thật ra, các nhân vật trong truyện viết cho các em trong Tuyển tập chủ yếu là hoa lá cỏ cây nhưng tác giả đã nhân hóa các nhân vật giống như con người biết nói chuyện, chia sẻ với nhau để giúp trẻ khi đọc câu chuyện có sự thu hút, tạo sự hấp dẫn với các em, đồng thời làm cho câu chuyện thêm sinh động, độc đáo hơn.

Tiểu kết chương 2

Các tác giả đã kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau trong các tác phẩm của mình. Đó là những thể thơ và nhịp điệu và ngôn ngữ thơ nhằm làm cho các bài thơ thêm phong phú và đa dạng. Hay là nghệ thuật trong

truyện kể qua dung lượng truyện, kết cấu truyện, số lượng nhân vật, các loại

nhân vật và ngôn ngữ nhân vật để nói lên những cái hay, cái hấp dẫn trong

mỗi câu chuyện. Các bài thơ, bài ca dao – đồng dao, truyện kể không chỉ bó

hẹp trong một hình thức thơ, truyện nào mà là sự nhuần nhuyễn các thể thơ

khác nhau, các tình tiết truyện khác nhau cùng với việc kết hợp các biện pháp

57

KẾT LUẬN

1. Luận văn đã khảo sát những sắc thái nội dung về chủ đề thế giới thực

vật. Thông qua đó, các em có thêm hiểu biết về thế giới xung quanh mình với

hoa lá, trái cây đẹp đẽ, quen thuộc, gần gũi, đa màu sắc, phong phú và đa

dạng. Các em sẽ yêu thêm những bài thơ nho nhỏ, những lời hát đồng dao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thân quen, những câu chuyện dễ nhớ gần gũi. Hơn thế nữa, các em sẽ học được những bài học bổ ích về tình yêu thiên nhiên. Mỗi bài thơ, mỗi câu

chuyện nhỏ xinh, làm nên một tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái. Những

truyện đồng thoại kể ngắn ngọn, có kết cấu đơn giản giúp trẻ thơ hiểu thêm

môi trường xung quanh. Trong những truyện đồng thoại như thế, nhân vật là loài cây cỏ hoa trái…đã được nhân hóa để có một cuộc sống như con người. Các em nhỏ sẽ thấy thế giới thiên nhiên trở nên gần gũi, trở thành bạn bè...tuy

vậy, không vì thế mà quên đi chiều sâu triết lý ở kết cấu từng truyện kể, hoặc

đằng sau từng câu thơ.

2. Những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật được biểuđạt bởi những hình thức nghệ thuật tương hợp. Đó là các hình ảnh đến từ thế giới thiên nhiên, là những loài thực vật hay hiện tượng thiên nhiên quen thuộc. Những hình ảnh được nhìn từ đôi mắt trẻ thơ, và sống động như chính trẻ thơ. Ở đây, tác giả đã sử dụng tài tình các biện pháp nghệ thuật như nhân cách hóa, so sánh, điệp từ, điệp ngữ . Các từ loại như danh từ, tính từ, động từ cũng được

kết hợp linh hoạt để miêu tả thế giới thực vật phong phú, sự vận dụng linh

hoạt các hình thức đối thoại và vô số yếu tố bất ngờ ngộ nghĩnh. Đó cũng là

nhân tố quan trọng đem lại thành công cho các nhà thơ.

3. Qua những sáng tác về chủ đề Thế giới thực vật, các tác giả đều

muốn nói với các em rằng, thế giới thực vật phong phú và đa dạng, tuy đó là

58

nhịp sống hàng ngày như mỗi con người chúng ta. Vì vậy các em nhỏ phải

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Diệu, (1980), “Đọc lại tuổi thơ Trần Đăng Khoa”, Báo văn nghệ số

42, (18/10).

2. Hà Nguyễn Kim Giang (2009), Giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động

cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, (Nxb Giáo dục).

3. Phạm Hổ, (1995), Chuyện hoa, chuyện quả (Tuyển tập truyện), Nxb Phụ nữ, H.

4. Phạm Hổ, (2003), “Một vài ý kiến về thơ cho các em”, trong sách Văn học

thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm –biên soạn), Nxb Kim Đồng, tr. 738à744.

5. Trần Đăng Khoa, (1973), Góc sân và khoảng trời, Nxb Kim Đồng, H.

6. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội.

7. Lã Thị Bắc Lý, Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Giáo trình phương pháp cho tr

mầm non làm quen với tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục.

8. Lã Thị Bắc Lý (2010), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm

non (in lần thứ 2), Nxb Giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Lã Thị Bắc Lý (1013), Giáo trình văn học trẻ em (in lần thứ 10), Nxb Đại học Sư phạm.

10. Nhiều tác giả ( 1983), Bàn vềvăn học thiếu nhi. Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 11. Võ Quảng, (2003), “Thơ với bạn đọc nhỏ tuổi”, trong sách Văn học

thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm - biên soạn), Nxb Kim

Đồng, tr. 663à665.

12. Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam ( Nghiên cứu, lý luận, phê bình, tiểu luận – Tư liệu), Tập 1, Nxb Kim Đồng.

13. Xuân Tửu, (2003), “Xung quanh vấn đề trẻ em làm thơ”, trong sách

Văn học thiếu nhi Việt Nam Tập 1, Vân Thanh (Sưu tầm – biên soạn), Nxb

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 56 - 64)