Kết cấu truyện

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc củ ak hóa luận

2.3.2.Kết cấu truyện

Kết cấu truyện được hiểu là sự sắp xếp gắn kết các sự kiện, các tình

tiết, chi tiết trong mạch kể theo một trình tự nhất định nào đó nhằm diễn tả

trọn vẹn nội dung của truyện, nhằm làm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Có thể thấy, các truyện trong chủ đề thế giới thực vật chính là các sáng tác đồng thoại dành cho con trẻ.

Vì viết và kể về thế giới thực vật dành cho trẻ mầm non, so với những

chủ đề khác, mảng sáng tác này có cách diễn đạt khác hơn đôi chút. Nếu như

ở các chủ đề khác thường có kết thúc có hậu, thì nhiều truyện trong chủ đề

này thường giải thích tên gọi một loài cây, loài hoa nào đó. Ví như vì sao gọi

cây là cây thì là (Sự tích rau thì là – Nhược Thủy); Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-ken – Nguyễn Huy Đàn dịch). Và chúng tôi thấy, những

truyện viết về thế giới thực vật cho thiếu nhi có mấy dạng cấu trúc sau đây:

Dạng thứ nhất, cũng mượn cách kể của cổ tích: Mở đầu là khung thời

49

nào đóàcó tên gọi. Cách kể này có ở 5 truyện: Sự tích rau thì là (Nhược Thủy), Sự tích cây khoai lang (Theo Báo Họa Mi), Sự tích hạt thóc (Sưu

Tầm), Hoa bìm bìm (Sưu Tầm), Sự tích một loài hoa (Phạm Đức –Phương

Ly). Ví dụ truyện Hoa bìm bìm:

Ngày xưa , các loài hoa chưa có màu sắc như bây giờ. Một hôm có một cô Tiên trên trời bay xuống, áo có có dải lụa màu xanh, đỏ , tím, vàng rất đẹp. Bên bờ dậu, Bìm Bìm cố vươn mình để ngắm cô Tiên xinh đẹp, rực rỡ. Một cô Tiên sà xuống bên Bìm Bìm và hỏi: Bìm Bìm ơi ! cháu có thích màu áo

của cô không? Bìm Bìm đáp: Cháu thích lắm, nhất là màu tím. Cô Tiên nói:

Cô sẽ cho cháu mấy viên ngọc quý có thể hóa phép ra các màu mà cháu thích.

Nói xong cô tiên đưa cho Bìm Bìm bốn viên ngọc lóng lánh rồi bay đi mất.

Thấy trên giàn có chùm nụ mướp, Bìm Bìm liền tung viên ngọc màu vàng vào

chùm nụ mướp. Tức khắc, nụ mướp nở ra một đám hoa vàng sáng rực cả góc

vườn. Viên ngọc thứ hai màu đỏ, Bìm Bìm tặng cho bạn hoa mào gà. Ngay

lập tức, những nụ hoa nở thành một chùm hoa hoa đỏ thắm rực rỡ. Viên ngọc

màu xanh Bìm Bìm tặng cho những đám mây trắng và tung viên ngọc lên trời. Tức khắc, các đám mây trắng biến thành màu xanh trông thật đẹp. Còn lại viên ngọc màu tím, Bìm Bìm tung viên ngọc tím lên đầu mình. Tức khắc hoa Bìm Bìm chuyển thành màu tím dịu như áo cô tiên.Tất cả đều tấm tắc khen: “Áo Bìm Bìm đẹp quá !”.

Dạng thứ hai, mở đầu là đi thẳng vào lý do vì sao loài cây, loài hoa nào đó có đặc điểm như hiện nay ta thấy chúng và chỉ kể có một sự kiện nào đó. Có 5 truyện kể theo hình thức này: Vì sao bìm bìm leo trên cây? (Ê-li-da-bét Ga-

ken – Nguyễn Huy Đàn dịch), Chuyện trong vườn (Thành Tuấn), Chú đỗ con

(Viết Linh), Cây tùng con (N.Uây-lơ – Nguyễn Huy Đàn dịch), Bé hành đi

khám bệnh(Sưu Tầm). Ví dụ truyện Chú đỗ con của tác giả Viết Linh:

Có một chú Đỗ con nằm ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt

50

xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài. Ai đó, cô đây. Thì ra cô Mưa Xuân đem (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên

mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi: Ai đó. Tiếng thì thầm trả lời

chú: “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình, Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo khoác ngoài. Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi: Ai đó? Ông là Mặt Trời đây, cháu dậy thôi, sáng lắm rồi. Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh

nắng xuân. Đỗ con xòe hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía Ông Mặt Trời ấm áp.

Dạng thứ ba, tác giả kể một câu chuyện nào đó xoay quanh cuộc sống

của loài cây, loài hoa nào đó. Loại này có 2 truyện: Búp măng non (Sưu

Tầm), Chuyện của cây hoa hồng (Thanh Huyền). Ví dụ truyện Búp măng non

(Sưu tầm):

Bé đã bao giờ nhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng. Từ dưới gốc, tre mẹ sinh ra nhiều tre con. Tre con ngủ say dưới lòng đất, người ta thường gọi chúng là măng. Một ngày kia, ông Thiên Lôi trên trời gõ trống “Thì thùng ! Thì thùng !” Làm cho đám măng

nhỏ tỉnh giấc. Có một chú Măng non sức lực khỏe mạnh, thân hình mập mạp,

tròn trịa. Măng non lớn rất nhanh, nhưng khi chú chuẩn bị vươn lên khỏi mặt

đất, chú cảm thấy có cái gì đó đang cản mình lại. Một bạn Giun Đất trườn

qua, nói: Măng non ơi ! Có một hòn đá to ở phía trên đầu bạn đấy ! Thề à ?

Tớ biết làm thế nào bây giờ ? Bạn hãy thử tìm một lối khác để vươn lên mặt

đất xem sao. Măng non bắt đầu tìm đường bên cạnh hòn đá để xuyên lên khỏi

mặt đất, càng nhích lên phía trước nó càng mệt… Măng non nản quá. Nhưng

được Tre mẹ động viên, măng non đã cố suy nghĩ, cuối cùng nó cũng xuyên

51

Từ búp Măng non, chú đã trở thành cây tre nhỏ giống như mẹ. Những

cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới.

Một phần của tài liệu Những sáng tác về chủ đề thế giới thực vật cho trẻ mầm non (Trang 53 - 56)