8. Cấu trúc củ ak hóa luận
2.1.2. Hình ảnh thơ
Hình ảnh gần gũi quen thuộc, của đồng quê: (Lúa, ngô, đậu nành, dưa
chuột, dưa hấu,…). Bài ca dao – đồng dao Lúa ngô là cô đậu nành, dường
như muốn phản ánh mối quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài thực vật. Song
thực ra, không ai lý giải rành rẽ được mối quan hệ rất chằng chịt kia. Những
hình ảnh lúa, ngô, đậu nành, dưa gang, dưa hấu, xuất hiện lần lượt trong lời hát của trẻ:
Lúa ngô là cô đậu nành Đậu nành là anh dưa chuột Dưa chuột là ruột dưa gang Dưa gang là làng dưa hấu
Dứa hấu là cậu lúa ngô Lúa ngô là cô đậu lành…
(Lúa ngô là cô đậu nành)
Dưới con mắt trẻ thơ, các loài thực vật trong tự nhiên có quan hệ họ hàng thật gần gũi, thân thiết: Cây lúa, cây ngô là cô của cây đậu nành, cây đậu
nành là anh cây dưa chuột….qua đó cho ta thấy ước mơ đẹp đẽ của trẻ về một
cuộc sống thân thiện, gần gũi với cây cỏ và muôn loài trong tự nhiên.
Hoặc là những hình ảnh cây cối quen thuộc trong không gian thôn
xóm, quanh khu nhà : Hình ảnh cây cau trong bài ca dao hiện đại là hình ảnh quen thuộc. Tác giả cũng miêu tả cho các em thấy rõ chiều cao, sự “nghênh
35
ngang” của loài cây này giữa đất trời. Thêm vào đó, hình ảnh đôi chim sẻ đậu lại trò chuyện trên ngọn cau, khiến cho cảnh vật thêm sinh động:
Nhà tôi có một cây cau
Nó cao bằng bốn bằng năm đầu người
Lá thì dài rộng thảnh thơi
Thân thì mạnh mẽ một nơi vững vàng
Trải qua hạ lại sang thu
Mà cau vẫn đứng nghênh ngang giữa trời.
Một chiều tôi lại gốc chơi
Thấy đôi chim sẻ đậu rồi lại bay
Vội vàng tôi lánh núp ngay Chim kia đã đậu ngọn cây chuyện trò
Vợ chồng tiếng nhỏ tiếng to
“Ở đây làm tổ chẳng lo ngại gì”.
(Nhà tôi có một cây cau)