8. Cấu trúc củ ak hóa luận
2.2.2.2. Các biện pháp nghệ thuật
Các tác giả thường sử dụng các biện pháp nghệ thuậtnhư: Nhân hóa, so
sánh, điệp từ, điệp ngữ,…trong thơ ca nhằm thể hiện rõ ý đồ của mình cũng
như làm cho câu văn thêm hấp dẫn, gần gũi, dễ hiểu hơn với người đọc. Sau
đây luận văn phân tích giá trị nghệ thuật một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu:
a/ Biện pháp điệp từ, điệp ngữ
Điệp là biện pháp tu từ lặp một vài yếu tố ở đầu câu hoặc cuối trong
một số câu liên tiếp.Tác giả Thu Hà sử dụng biện pháp tu từ điệp trong bài thơ
Hoa kết trái, từ hoa được điệp bảy lần. Đây là biện pháp liệt kê để chỉ sự phong phú các loài hoa. Cùng lúc, điệp từ hoa lại kết hợp với biện pháp miêu
tả của tác giả thể hiện vẻ đẹp rực rỡ của các loài hoa khác nhau. Điệp từ hoa
còn được kết hợp với hàng loạt các tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh
xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh…) và các tính từ chỉ màu sắc
(tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh) để làm cho mảnh vườn thêm sinh động:
Hoa cà tím tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chang
Hoa vừng nho nhỏ
Hoa đỗ xinh xinh
Hoa mận trắng tinh
Hoa yêu mọi người
43
Ở bài thơ Bắp cải xanh (Phạm Hổ), với việc sử dụng biện pháp tu từ
lặp tác giả đã nói lên được màu sắc, hình dáng, đặc điểm của cây bắp cải.
Bắp cải xanh Xanh mát mắt Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa. (Bắp cải xanh – Phạm Hổ)
Chữ cuối của câu thứ nhất (xanh) được lặp lại trong chữ đầu của câu thứ
hai; chữ cuối của câu thứ ba (sắp) lại được lặp lại ở chữ đầu của câu thứ tư gợi lên hình dáng của cây bắp cải với những lá xanh xen kẽ, cuộn vòng tròn…
b/ Biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh
Để biểu thị hình ảnh quả Dứa gần gũi trong mắt các em, tác giả Phạm
Hổ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa nhằm tạo nên một cách tri
giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở nên
phong phú đậm nét hơn. Cây dứa, quả dứa vừa oai phong, vừa hùng dũng: Có
“mũ vua”, có “áo giáp”, có “trăm con mắt”. Qua ngòi bút tác giả, quả dứa như
một võ tướng trong huyền thoại:
Đầu xanh mũ vua
Mình vàng áo giáp Một trăm con mắt Nhìn quanh bốn bề Dứa chín trưa hè Trên đồi đất đỏ Một quả sóc ăn
Thơm lừng trong gió…
44
Để làm cho Cây Xấu Hổ gần gũi, dễ hiểu hơn với các em, đồng thời bày tỏ được tâm tư, thái độ của mình một cách kín đáo, nhà thơ Thái Thăng
Long đã sử dụng cả biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh:
Tay em khẽ chạm
Lá cụp vào rồi Cây như có mắt
Phải không bạn ơi
Mắt trong kẽ lá
Tinh nghịch nhìn em Xin đừng xấu hổ
Cây hãy làm quen
Vì hay nhút nhát
Cây đứng một mình
Vì hay xấu hổ
Suốt đời lặng thinh…
(Cây Xấu Hổ - Thái Thăng Long)
Hoa bướm là loài hoa được đặt tên theo đặc điểm của nó hao hao giống
cánh loài bướm côn trùng. Bướm có đôi cánh mỏng manh, cánh hoa bướm
cũng vậy. Chính vì thế nhà thơ Nguyễn Đình Kiên đã nhìn thấy cả hai hình
ảnh Hoa Bướm và loài Bướm trong sự hiện hữu của loài hoa này. Nhà thơ
thấy hoa như muốn bay lên, như cánh bướm vậy:
Xòe cánh bướm
Hoa chực bay
Rễ là dây
Lôi hoa lại.
Thò tay hái Bông hoa xinh Bé giật mình,
Kìa cánh bướm.
45
Đặc biệt, biện pháp nhân hóa còn tạo nên một hình ảnh rất hay giữa mối quan hệ “hoa mơ bay” với” trận mưa trắng”:
Gốc mơ già Hoa nở trắng Con gà vàng Nằm sưởi nắng. Cơn gió đến Rung cành cây Hoa bay bay Trận mưa trắng.
(Hoa Mơ – Ngô Quân Miện)
Dựa vào qui luật nở vào một thời điểm trong ngày của hoa mười giờ, tác giả Phạm Thái Quỳnh so sánh hoa như chiếc đồng hồ báo thời gian cho con người biết. Bài thơ đem lại cho trẻ có thêm sự hiểu biết để thấy giá trị của
một bông hoa tuy nhỏ bé nhưng mang lại lợi ích đối với các em, nhờ mỗi khi
hoa nở mà trẻ biết đó là mười giờ:
Có một loài hoa
Ngủ nhiều hơn thức
Mặt trời lên cao
Hoa mới mở mắt.
Mười giờ hoa nở Hương thoảng nơi nơi
Cánh rung rinh nắng Đỏ như mặt trời.
Không kim, không cót
Mà như đồng hồ
Hoa nở, bé gọi :
“Mẹ ơi, mười giờ”.
Đúng giờ, hoa nở Là hoa đồng hồ
(Hoa đồng hồ - Vương Trọng)
Một cái cây thô sơ, tầm thường, nhưng đã được tác giả Thy Ngọc nhân
46
cây thích giao hòa, có tâm hồn rộng mở để “đón gió”, để sẻ chia bầu bạn cùng bầu trời kia:
Cây có ngàn mắt lá
Mắt nào cũng tươi xanh Cây có trăm tay cành Thích dang tay đón gió
Tâm hồn cây rất ngỏ
Chim thường đến tâm tình. Sương đêm gặp bình minh
Hay trao cây chuỗi ngọc…
Sao hôm bao giờ mọc
Cũng đùa nấp sau cây
Bé có cuốn sách hay
Ngồi bên cây đọc mãi…
(Cây – Thy Ngọc)
Trong bài thơ Hoa mào gà, tác giả đã sử dụng cả dấu chấm than, dấu
hỏi, cả lời gọi tha thiết để loài hoa, loài vật gần gũi nhau hơn, từ “Ơi”, giống
như ngôn ngữ nói để tạo ra sự gần gũi giữa các sự vật:
Một hôm chú gà trống Lang thang trong vườn hoa Đến bên hoa mào gà
Ngơ ngác nhìn không chớp.
Bỗng gà kêu hoảng hốt:
- Lạ thật ! Các bạn ơi !
Ai lấy mào của tôi
Cắm lên cây này thế?
(Hoa mào gà – Thanh Hào)
Ngoài các biện pháp tu từ, các tác giả khác trong Tuyển tập tạo nên biện
pháp đối thoại giữa các nhân vật, nhằm dựng lên một không gian trò truyện trong thơ. Nó vừa thể hiện những nét ngây thơ của trẻ con, vừa đề cập đến
47
những thắc mắc thường có ở các em để mở ra trước mắt các em những điều kỳ
lạ. Đó là cuộc đối thoại giữa Ong và Bướm trong bài thơ Lời chào của hoa (Võ
Văn Trực). Ong thì giục và gọi hoa thức dậy, Hoa thì bừng tỉnh chào bạn:
Hoa còn ngái ngủ Ong đã đến rồi
- Dậy mau đi chứ
Kìa ông mặt trời !
Hoa bừng mở mắt :
- Xin chào bạn ong !
Hoa liền dâng mật Thơm ngát cánh rừng
(Lời chào của hoa – Võ Văn Trực) Có khi đó là những câu hỏi mà không rõ chủ thể là ai. Tác giả đưa ra
rồi lại tự trả lời cho các em nhỏ hiểu. Đó là câu hỏi vì sao quả dừa trên cao lại
chứa đầy nước ngọt trong đó:
- Ai mang nước lên cây
Mà dừa kia có nước?
- Chắc mấy hôm trời mưa
Dừa đã lo hứng được !
- Nước mưa có ngọt đâu Mà nước dừa lại ngọt?
- Chắc dừa đi xin đường
Bỏ vào bụng từ trước.
(Dừa – Phạm Hổ)
Với những biện pháp tu từ trên, các tác giả đã vừa diễn tả được những
tình cảm, cảm xúc của mình bằng ánh mắt trẻ thơ vừa tạo một không gian gần
gũi, đầy yêu thương của trẻ nhỏ, biến những thứ tưởng chừng như quá quen
thuộc, tưởng như dễ quên thành thế giới có tâm hồn, có cảm xúc, thành những
48