Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 26 - 30)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2013/2012 2014/2013

2012 2013 2014 Tuyệt đối Tỷ lệ (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Doanh thu 97.368 168.278 241.489 70.910 172.8 73.211 143.5

Giá vốn hàng bán 64.578 89.578 123.478 25.000 138.7 33.900 137.8 Chi phí kinh doanh 9.310 14.981 42.789 5.671 160.9 27.808 285.6 Lợi nhuận trước thuế 23.486 63.720 75.221 40.234 271.3 11.501 118.0 Lợi nhuận sau thuế 18.320 49.701 58.672 31.381 271.3 8.971 118.0

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình hoạt động của công ty CP Thép tổng hợp là khá tốt với mức doanh thu tăng đều qua các năm: Tỷ lệ doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 72,8%, năm 2014 so với 2013 tăng 43,5%. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận luôn dương nhưng có xu hướng đi xuống: lần lượt là 271,3% và 118%. Đây là kết quả của sự thay đổi cơ cấu kinh doanh của công tu, chú trọng vào các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao, giảm chi phí hoạt động, mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu của công ty trong 3 năm gần đây (2012 – 2014) lần lượt là: 7,8%; 8,1%; 8,7%. Điều đó cho thấy khả năng chỉ huy tài chính, hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty là khá tốt.

Có thể nói trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và kinh tế đang ở chu kỳ võng như hiện nay, công ty cổ phần Thép tổng hợp với vị thế là một công ty vừa mới gia nhập ngành được 7 năm, phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, công ty đã làm tốt công việc của mình. Tuy nhiên để tồn tại lâu dài trên thị trường công ty cần xây dựng cho mình những chính sách, chiến lược thật phù hợp với mọi hoàn cảnh, thời kỳ để từng bước phát triển thật vững mạnh.

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp

2.2.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp

2.2.1.1. Ảnh hưởng từ nhân tố môi trường vĩ mô

Kinh tế

Năm 2014 là một năm phục hồi của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP tăng cao vượt mức kế hoạch – 5,98% (cao hơn mức tăng 5,42% năm 2013 và 5,25% năm 2012), đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung quốc.

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)

Lãi suất cho vay ngân hàng đã hạ sâu 2 lần trong cả năm. Đến tháng 10/2014, trần lãi suất huy động tiền đồng kỳ hạn từ 1-6 tháng giảm xuống còn 5,5%, dài hạn về 10% một năm (giảm 1-1,5% một năm so với cuối năm 2013). Đặc biệt, lạm phát tính chung cả năm 2014 thấp kỷ lục – 4,09% (thấp hơn mức trung bình của năm 2013 là 2,5 điểm phần trăm). Nền kinh tế ở miền Bắc có dấu hiệu phục hồi hứa hẹn những hồi phục của ngành xây dựng, bất động sản từ đó tạo cơ hội cho thị trường thép.

Việc tỷ giá hối đoái tăng gần đây ảnh hưởng tới giá vốn hàng hóa của công ty. Diễn biến của tỷ giá hối đoái 2014 rất ổn định và có thể tăng nhẹ đầu năm 2015. Công ty cần nắm được diễn biến của kinh tế để chủ động hơn trong việc nhập khẩu và dự trữ hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh.

Một điều đáng quan tâm nữa là chu kỳ kinh tế. Hiện tại miền Bắc đang ở giai đoạn của chu kỳ võng. Đây là thời điểm khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh phù hợp để vượt qua thời kỳ này.

Chính trị - pháp luật

Việt Nam là nước có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện thuận lợi cho các công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Chính phủ đã có những chính sách điều chỉnh thương mại theo những quy tắc, luật lệ chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, chính sách cạnh tranh.

Ngành thép cũng là một trong những ngành bị chi phối bởi hệ thống luật về thuế, quy hoạch, đầu tư,… của hệ thống pháp lý. Trong những năm gần đây, môi trường pháp lý Việt Nam đã có những thay đổi rất tích cực, ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn, tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các doanh nghiệp yên tâm hoạt động, hoạch định các chiến lược kinh doanh.

Một điều đáng lưu tâm nữa là Việt Nam chuẩn bị gia nhập ATIGA (hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối), điều này tạo rất nhiều cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại trong ATIGA đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước. Tuy nhiên, giai đoạn 2015 – 2018 sẽ có nhiều tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan càng đến gần, tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp thuộc ngành thép nói riêng cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày càng giảm.

Văn hóa – xã hội

Tiềm năng và cơ hội kinh doanh có thể nhìn thấy ở các nhân tố thuộc nhóm lực lượng văn hóa – xã hội. Cơ cấu dân số và tốc độ đô thị hóa là hai nhân tố xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của ngành thép nói chung và công ty cổ phần Thép tổng hợp nói riêng.

Bảng 2.2: Tình hình dân số Việt Nam phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2010 và dự báo đến năm 2025

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 26 - 30)