Bảng 3.4: Mô hình QSPM đối với công ty cổ phần Thép tổng hợp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 52 - 69)

quan trọng

Chiến lược 1 Chiến lược 2 Chiến lược 3 Điểm quan trọng Tổng điểm quan trọng Điểm quan trọng Tổng điểm quan trọng Điểm quan trọng Tổng điểm quan trọng Khả năng tài chính khá tốt 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.1 Sản xuất ổn định có khả năng mở rộng 0.15 2 0.3 4 0.6 2 0.3 Nhân lực khá trẻ có trình độ cao 0.15 4 0.6 2 0.3 3 0.45

Lãnh đạo có chuyên môn và quản lý lâu năm

0.05 2 0.1 3 0.15 3 0.15

Có uy tín nhất định trên thị trường 0.05 2 0.1 1 0.05 2 0.1

Hoạt động marketing và xúc tiến bán còn chưa hiệu quả

0.1 4 0.4 2 0.2 3 0.3

Chính sách tuyển dụng và đào tạo chưa tốt

0.15 3 0.45 3 0.45 2 0.3

Năng lực quản lý còn hạn chế 0.1 3 0.3 2 0.2 3 0.3

Chưa áp dụng công nghệ tiên tiến hiện

đại 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.3

Hệ thống thông tin chưa được quan tâm đầu tư

0.05 3 0.15 1 0.05 2 0.1

Thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi ở miền Bắc

0.1 4 0.4 3 0.3 4 0.4

Nhà cung ứng uy tín, lâu dài 0.03 1 0.03 4 0.12 2 0.06

Mức lạm phát ở nước ta giảm thấp,

đặc biệt là miền Bắc 0.05 2 0.1 3 0.15 2 0.1

Tình hình chính trị ở miền Bắc ổn

định 0.05 3 0.15 2 0.1 2 0.1

Thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 0.05 2 0.1 3 0.15 1 0.05

Thiết bị công nghệ hiện đại và các phương thức sản xuất thép ở thị trường miền Bắc hiện đại

0.065 3 0.195 4 0.26 4 0.26

Việt Nam có dân số cao, tốc độ tăng nhanh, tập trung ở khu vực thành thị đặc biệt là khu vực miền Bắc

0.075 4 0.3 1 0.075 4 0.3

Rào cản gia nhập ngành lớn 0.08 1 0.08 1 0.08 4 0.32

Nền kinh tế vẫn chưa hoàn toàn thoát

khỏi khủng hoảng 0.065 2 0.13 3 0.195 3 0.195

Luật điều chỉnh còn chồng chéo, nhiều bất cập, lạc hậu

0.035 1 0.035 1 0.035 4 0.14

Việt Nam chuẩn bị gia nhập AFTA 0.1 4 0.4 3 0.3 3 0.3

Khí hậu miền Bắc có nhiều diễn biến bất thường bất lợi cho việc sản xuất và bảo quản thép

0.075 3 0.225 3 0.225 2 0.15

Miền Bắc có nhiều công ty thép lớn 0.1 4 0.4 3 0.3 4 0.4

Giá nguyên vật liệu tăng cao và thiếu

ổn định 0.055 2 0.11 4 0.22 1 0.055

Khách hàng giành lợi thế trong thương lượng

0.07 4 0.28 1 0.07 1 0.07

Tổng điểm 2.0 5.935 5.38 5.3

(Nguồn: Tác giả)

Từ ma trận QSPM, công ty có thể lựa chọn chiến lược phát triển thị trường miền Bắc trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và xúc tiến bán với tổng điểm là 5,935 điểm, phù hợp nhất với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Để có thể phát triển sang thị trường miền Bắc công ty cần triển khai các nguồn lực một cách hợp lý để thực hiện hoạt động marketing và xúc tiến bán một cách hiệu quả nhất. Ngoài chiến lược này công ty cũng có thể lựa chọn chiến lược phát triển thị trường miền Bắc thông qua dẫn đạo về chi phí vì tổng điểm của nó cũng khá cao (5,38 điểm).

3.3.1.3. Đề xuất hoàn thiện hoạch định triển khai chiến lược phát triển thị trường của công ty.

Với chiến lược phát triển thị trường miền Bắc trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và xúc tiến bán đã lựa chọn ở phần 3.3.1.2, tác giả sẽ tiến hành hoạch định chiến lược này như sau:

Thứ nhất mục tiêu chiến lượcnâng cao năng lực marketing và xúc tiến bán của

công ty. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing từ đó nâng cao uy tín, vị thế của công ty, chiếm lĩnh thị phần của thị trường miền Bắc. Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường.

Thứ hai, lợi thế cạnh tranh của công ty là đội ngũ nhân lực trẻ và năng động, khả

năng tự chủ về tài chính của công ty nên công ty có thể đào tạo cho mình một đội ngũ nhân viên thực hiện công việc marketing một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Không những thế, các yếu tố của môi trường bên ngoài như thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi, công nghệ khoa học ở miền Bắc có dấu hiệu phục hiều, tình hình chính trị ổn định,…. Nó cũng tạo những điều kiện thuận lợi để công ty thực hiện chiến lược này.

Thứ ba, do thị trường mục tiêu mà chiến lược của công ty hướng tới là miền Bắc

mà thị trường bất động sản ở miền Bắc đang hồi sinh một cách mạnh mẽ do đó sản phẩm mục tiêu của chiến lược này là sản phẩm thép xây dựng, khách hàng mục tiêu là các đại lý thép xây dựng, công ty xây dựng.

3.3.1.4. Đề xuất hoàn thiện hoạch định nguồn lực thực thi chiến lược phát triển thị trường của công ty

Nguồn nhân lực

Để thực thi chiến lược một cách hiệu quả, công ty cần có một đội ngũ nhân viên nhiều hơn, chất lượng hơn. Để thực hiện được điều này công ty cần có những chính sách tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nhân lực một cách hợp lý. Tác giả xin đưa ra một số biện pháp hoạch định nguồn nhân lực như sau:

Thứ nhất, kế hoạch tuyển dụng:

- Ngân sách trích cho tuyển dụng khoảng 2% - 4% lợi nhuận.

- Số lượng nhân viên tuyển dụng: nhân viên bán hàng 10 người, nhân viên vận chuyển 3 người.

- Thời gian tuyển dụng tháng 6/2015.

Thứ hai, kế hoạch đào tạo:

- Ngân sách giành cho việc đào tạo nhân viên: 5% - 8% lợi nhuận.

- Nội dung: đào tạo về kỹ năng bán hàng, sự hiểu biết về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, tâm lý khách hàng.

- Số lượng nhân viên đào tạo: 20 nhân viên hành chính.

Thứ ba, kế hoạch sử dụng nhân lực: bố trí, sắp xếp các nhân viên đúng với khả

năng của mỗi nhân viên.

Đề xuất hoạch định chính sách marketing

Chính sách sản phẩm: công ty cung cấp sản phẩm chủ đạo là thép xây dựng.

Ngoài ra công ty vẫn cung cấp một số sản phẩm thép khác để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng.

Chính sách giá cả: Căn cứ vào điều kiện cụ thể mà công ty có những mức giá và

chiết khấu khác nhau. Với các đại lý có đơn hàng với số lượng ít thì mức chiết khấu của công ty thường là 2%. Còn đối với các đơn hàng với số lượng lớn thì mức chiết khấu là 3,5%.

Chính sách phân phối: công ty cần tiến hành xây dựng các đại lý ủy quyền hay

văn phòng đại diện để thêm điểm tiếp xúc với khách hàng từ đó nắm được nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời.

Công tác nghiên cứu và xúc tiến bán: công ty cần tìm hiểu, phân tích thị trường

để nắm được những thay đổi một cách kịp thời để đề ra các chính sách và hoạt động đúng đắn. Công ty nên đầu tư kinh phí khoảng 100 triệu cho công tác nghiên cứu thị trường. Công ty cũng nên đẩy mạnh công tác quảng cáo, marketing thông qua các đơn hàng mà công ty đã tham gia.

3.3.1.5. Đề xuất hoàn thiện ngân sách chiến lược của công ty cổ phần Thép tổng hợp

Vốn chủ sở hữu của công ty chiếm trên 50% tổng số vốn của công ty, đây là lợi thế của công ty. Khả năng tự chủ về tài chính của công ty giúp công ty dễ dàng luân chuyển các nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường của công ty tại thị trường miền Bắc cũng cần có các kế hoạch và dự toán cụ thể. Để triển khai dự án công ty cần chi khoảng 55 tỷ. Công ty nên phân chia ngân sách theo từng kế hoạch để thực hiện chiến lược, tính toán và dự toán ngân sách của từng kế hoạch trước thời gian thực hiện chiến lược để thực hiện những hoạt động cần thiết, tránh thực hiện những hoạt động không cần thiết. 3.3.2. Kiến nghị

Một số kiến nghị đối với nhà nước

Trong bối cảnh hội nhập với kinh tế toàn cầu, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách ngoại giao để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế sâu rộng hơn nữa để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới. Thông qua đó cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng học hỏi thêm kinh nghiệm và mở rộng thị trường của mình sang nước ngoài.

Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật đồng bộ, nhất quán từ trên xuống, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của

các doanh nghiệp được thuận lợi hơn. Các chính sách về đầu tư và quy hoạch cần hợp lý hơn để thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh cải cách hành chính.

Vốn kinh doanh là vấn đề rất quan trọng của mọi doanh nghiệp, vì vậy Nhà nước cần có sự ưu đãi, hỗ trợ về vốn cũng như có chính sách tín dụng để khuyến khích và giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh.

Kiến nghị với hiệp hội Thép Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng mở rộng quy mô và thị trường kinh doanh của công ty thì vấn đề vốn là vấn đề luôn được đặt ra. Do vậy, để tạo điều kiện cho công ty phát triển hơn nữa thì nhà nước và ngành Thép Việt Nam cần hỗ trợ vốn cho các công ty thuộc ngành thép Việt Nam nói chung và công ty cổ phần Thép tổng hợp nói riêng. Nhà nước và ngành có thể giảm thời gian trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vayp hù hợp với điều kiện của Công ty.Cần bãi bỏ các thủ tục không cần thiết khi doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng như quy định về vốn tự có trên 30%.Nhà nước cũng cần thống nhất khi đưa ra các quyết định thuế quan để tránh ách tắc, phiền hà tốn kém gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu.

Ngành thép Việt Nam cần có vai trò tích cực hơn nữa trong việc hỗ trợ cung cấp thông tin và tìm kiếm thị trường, giới thiệu đối tác cho các doanh nghiệp thép Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Thép tổng hợp nói riêng. Đồng thời Hiệp hội Thép cũng phải thực hiện tốt vai trò là cơ quan điều phối, trên cơ sở tự nguyện về số lượng và mức giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Thép Việt Nam.

Hy vọng rằng trong tương lai với sự cố gắng của các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ kịp thời của Hiệp hội Thép Việt Nam, của Nhà nước, nghành Thép Việt Nam sẽ đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng, thực sự trở thành ngành có vị trí quan trọng trong quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới.

KẾT LUẬN

Trong những năm gần đây nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội hợp tác nhưng cũng đem lại không ít những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh.

Cũng như các doanh nghiệp khác , công ty cổ phần Thép tổng hợp luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa. Điều đó được thể hiện qua việc luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, tối đa hóa sản lượng tiêu thụ. Công ty đã có được những thành tích đáng khích lệ và thị trường ngày càng được mở rộng, uy tín và vị thế của công ty ngày càng được khẳng định. Mặc dù vấn đề hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty còn nhiều mặt hạn chế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của mình, chắc chắn trong thời gian tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ đạt hiệu quả cao, thị trường ngày càng được mở rộng và phát triển.

Với khóa luận tốt nghiệp đề tài “Hoạch định chiến lược phát triển thị trường của

công ty Cổ Phần Thép tổng hợp” tôi mong rằng sẽ đóng góp một phần vào sự phát

triển sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và công tác hoạch định chiến lược phát triển thị trường nói riêng. Đề tài có thể còn nhiều hạn chế do sự hạn chế hiểu biết của cá nhân cũng như sự phức tạp của vấn đề. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung từ phía công ty TNHH Tràng An, các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm đến đề tài này để bài khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Quản trị doanh nghiệp trường Đại học Thương Mại- đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện

thuận lợi cho e thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Lưu Thị Thùy Dương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian xây dựng và hoàn thiện khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tác giả

Giáo trình quản trị chiến lược PGS.TS Ngô Kim Thanh PGS.TS Lê Văn Tâm Chiến lược kinh doanh quốc tế GS.TS Nguyễn Bách Khoa

Slide bài giảng quản trị chiến lược Bộ môn quản trị chiến lược Đại học Thương Mại

Luận văn “Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Hà Nôi của công ty cổ phần Đa Phong Cách”

Đại học Thương Mại – Phạm Thu Yến, 2011

Luận văn “Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Tân Phát”

Đại học Thương Mại – Nguyễn Thị Hạnh, 2011

Luận văn “Hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ của công ty cổ phần Tràng An”

Đại học Thương Mại – Nguyễn Mạnh Hà, 2007

Bộ giáo dục và đào tạo

Trường đại học Thương Mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU KHẢO SÁT

Để phục vụ nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài: “Hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp” được trung thực và đầy đủ, tôi kính mong ông/bà vui lòng trả lời phiếu khảo sát dưới đây. Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung điều tra khảo sát chỉ dùng với mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Loan Lớp: K47K1

Trường: Đại học Thương Mại Khoa: Quản trị doanh nghiệp Email: Nguyenloan24393@gmail.com Số điện thoại: 01648448419

Họ và tên người được phỏng vấn:……… Chức vụ:……… Phương thức trả lời phiếu khảo sát:

Đối với câu hỏi lựa chọn, ông bà vui lòng khoanh tròn vào đáp án trả lời.

Đối với câu hỏi đánh giá mức độ ông/bà vui lòng đánh dấu “Ѵ” vào một trong các ô con số từ 1 đến 5. Trong đó quy ước là 1 = Hoàn toàn không quan trọng, 2 = Không quan trọng, 3 = Bình thường, 4 = Quan trọng, 5 = Rất quan trọng.

I, Thông tin chung

Câu 1: Ông/bà hãy đánh giá các sản phẩm/dịch vụ mà quý công ty đang cung cấp?

STT Các sản phẩm/dịch vụ của công ty Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

1 Thép xây dựng 2 ống thép hàn đen 3 ống thép mạ kẽm

Câu 2: Ông/bà hãy cho biết tập khách hàng mục tiêu chiến lược của công ty?

A. Cá nhân C. Chính phủ

B. Doanh nghiệp D. Khác, là……

Câu 3: Ông/bà có biết rõ tầm nhìn chiến lược và sứ mạng kinh doanh của công ty hay không?

A. Có B. Không

Câu 4: Lợi thế cạnh tranh mà công ty đang theo đuổi là gì?

A. Chi phí D. Không có lợi thế nào rõ rệt

Câu 5: Theo ông/ bà mục tiêu chiến lược phát triển thị trường của công ty như thế nào?

A. Phù hợp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 52 - 69)