2010 và dự báo đến năm 2025

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 30 - 33)

Dân số thành thị (Nghìn người)

Dân số nông thôn (Nghìn người) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2000 78 663 19 263 24.5 59 400 75,5 2005 84 074 22 981 27.3 61 093 72,7 2009 88 069 26 205 29.8 61 864 70,2 2010 89 029 27046 30.4 61 983 69,6 2015 93 647 31 474 33.6 62 173 66,4 2020 98 011 36 268 37.0 61 743 63,0 2025 102 054 41 372 40.5 60 682 59,5

(Nguồn: Liên Hợp Quốc, UN 2010b)

Vào giữa thế kỷ trước, dân số nông thôn chiếm 88,4% và giảm xuống còn 69,6% vào năm 2010 và sẽ chỉ còn 41% vào năm 2050. Như vậy, sau một thế kỷ dân số nông thôn nước ta giảm hơn một nửa (từ 88,4% xuống còn 41%).

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng cho biết, đến hết năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 34,5% (tăng 1,03% so với năm 2013). Không chỉ phát triển về chiều rộng mà đô thị Việt Nam đặc biệt là miền Bắc còn phát triển về cả chiều sâu. Hệ thống đường đá, cầu cống ngày càng được nâng cao.

Dân số thành thị ngày một tăng lên, tốc độ đô thị hóa cao ở miền Bắc khiến nhu cầu về nhà ở, nhu cầu hệ thống giao thông, công trình công cộng ngày một tăng lên tạo điều kiện cho ngành xây dựng phát triển kéo theo đó là ngành thép cũng có cơ hội phát triển theo.

Khoa học – công nghệ

Khoa học – công nghệ là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành thép, công ty cổ phần Thép tổng hợp cũng không phải ngoại lệ. Hiện nay, công nghệ của ngành thép phát triển giúp tăng năng suất, bảo vệ môi trường,... Một số công nghệ sản xuất thép nổi bật hiện nay là: công nghệ sấy và cán thép liên tục (giúp tận dụng được khí thải ở nhiệt độ 300-400 OC trong lò để sấy phế liệu trước khi đưa vào luyện, giảm tiêu hao điện cho quá trình luyện thép tới 30%, chi phí sản xuất cũng giảm hơn 10 USD/tấn), quá trình sản xuất thép từ phôi nóng được nạp trực tiếp từ nhà máy luyện đã giúp giảm 30% chi phí gia nhiệt trong quá trình cán thép thành phẩm. Tuy nhiên, thật đáng buồn khi việc nhận thức về đổi mới khoa học – công nghệ và đầu tư thiết bị mới ở các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam cũng như ở công ty cổ phần

Thép tổng hợp còn hạn chế, phần lớn chưa thấy được tầm quan trọng của sự đổi mới công nghệ, nên chưa mạnh dạn đầu tư thích đáng.

Việt Nam chuẩn bị gia nhập AFTA nên các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp thuộc ngành thép cần phải tích cực cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng và năng suất để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp của ngành thép Trung Quốc.

Môi trường tự nhiên

Nước ta là một quốc gia giàu có về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp đầu vào. Tuy nhiên nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với số giờ chiếu sáng sấp xỉ 1.700 giờ/năm và lượng mưa khoảng 1.500-2.000mm/năm nên các sản phẩm thép rất dễ bị oxi hóa, bị hỏng vì vậy sản phẩm của công ty cần có những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ để đảm bảo độ bền của sản phẩm trong điều kiện khí hậu đó.

2.2.1.2. Ảnh hưởng từ môi trường ngành

Khách hàng

Với các chính sách khách hàng phù hợp và khả năng cung cấp hàng hóa dồi dào, Công ty cổ phần Thép tổng hợp đã có một số lượng khách hàng thường xuyên và ổn định, trọng tâm là các công ty như công ty: Obayashi Corporation, Sumitomo Construction Co., Ltd; Taisei Raytec; Cienco 1; Cienco 4; Tổng công ty xây dựng Hà Nội; Tổng công ty lắp máy Lilama; Tổng công ty Licogi; Tổng công ty Vinaconex; Tổng công ty xây dựng số 1 Cofico;… Thực tế khách hàng thường gây sức ép đối với công ty khi mua hàng: thường xuyên ép giá, đòi hỏi mức chiết khấu, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm. Các khách hàng này là những tổ chức do vậy quyền thương lượng của khách hàng trong ngành thép là rất lớn, đòi hỏi cung ứng cao.

Mỗi khách hàng tổ chức của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm khác nhau do đó những yêu cầu về đặc điểm sản phẩm của nhóm khách hàng tổ chức rất đa dạng. Các sản phẩm thép của công ty thường được đánh giá qua một số đặc điểm cơ bản như kích thước, độ cứng, tính luyện cứng, khỏe, dẻo, bền, chống oxi hóa, chế tác.

Ngoài các tiêu chuẩn về kỹ thuật của sản phẩm, các khách hàng là tổ chức còn quan tâm đến các tiêu chuẩn về giá cả, phương thức thanh toán, cách thức giao nhận vận chuyển sản phẩm,… để đảm bảo tối ưu tính kinh tế khi mua nguyên vật liệu đầu vào.  Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay công ty cổ phần Thép tổng hợp đang gặp phải một số đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành như Pomina (POM), Tisco, VNS, Vinakyoei, công ty Thép Hòa Phát (HPG), công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, thép Thái Hưng,... Đây là các đối thủ

có tiểm lực tài chính mạnh và có uy tín cao trên thị trường, nắm giữ một thị phần lớn trong thị trường thép.

Theo hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), đứng đầu thị phần ngành thép hiện nay là Hòa Phát (HPG). Với lợi thế cạnh tranh là quy mô lớn cũng như quy trình sản xuất khép kín của Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại huyện Kinh Môn, Hải Dương và áp dụng công nghệ lò cao hiện đại, áp dụng từ nhiều nước có nền công nghiệp phát triển, rất tiết kiệm điện. Nhờ có lợi thế cạnh tranh này mà năm 2014 lượng thép xây dựng của Hòa Phát tiêu thụ tăng 43% so với năm 2013, đạt mốc 1 triệu tấn thép xây dựng, vượt 11% kế hoạch cả năm.

Mục tiêu của ngành thép Việt Nam trong năm 2015 là tăng trưởng khoảng 15%. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu này không hề dễ dàng bởi năm 2015, khi một loạt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực thì các sản phẩm thép từ Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan sẽ tràn vào Việt Nam, gây sức ép khủng khiếp đối với thép trong nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuộc ngành thép trong nước nên áp dụng các công nghệ tiên tiến và chuẩn bị cho mình những kế hoạch và chính sách phù hợp, kịp thời.

Nhà cung ứng

Một số nhà cung ứng chủ yếu của công ty là: công ty liên doanh sản xuất Thép Vinausteel, công ty cổ phần Thép Việt Đức,… Các nhà cung cấp của công ty chủ yếu là những nhà cung cấp đã liên kết làm việc với công ty từ lâu, cung cấp cho công ty các mặt hàng như: ống thép mạ kẽm có nối ren và vét phẳng hai đầu, thép xây dựng, ống thép cán nóng. Chính sách mua hàng của công ty là chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, tiếp đó là giá cả, đặc biệt các nhà cung cấp phải đáp ứng được các đơn hàng của công ty một cách nhanh, kịp thời và chính xác. Tuy nhiên các nhà cung cấp hiện thời này cũng còn một số mặt chưa đáp ứng được các yêu cầu của công ty như giao hàng muộn, không chính xác, chất lượng chưa đôi khi không được đảm bảo. Công ty cũng có lợi thế về vấn đề thương lượng giá cả và các điều kiện trong vận chuyển hay cung cấp sản phẩm. Chính các yếu tố về nhà cung cấp này đã giúp doanh nghiệp luôn chủ động được công tác mua và dự trữ hàng hóa.

Sản phẩm, dịch vụ thay thế

Hiện nay trên thị trường của ngành thép Việt Nam có rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất và buôn bán thép với những chính sách giá và chính sách khách hàng, sản phẩm rất hấp dẫn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới lượng hàng bán ra của công ty cổ phần Thép tổng hợp.

Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet làm xuất hiện các phương thức bán hàng mới, như bán hàng thông qua website, diễn đàn, các trang web chuyên về thương mại điện tử, người mua có thể dễ dàng tra cứu thông tin về sản phẩm, giá và phương thức

giao hàng, đòi hỏi công ty thay đổi phương thức bán hàng, thay vì chỉ bán hàng theo cách truyền thống.

Đe dọa gia nhập mới

Ngành Thép là một ngành có rất nhiều rào cản đối với gia nhập mới: nhu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn, chi phí cao, đòi hỏi khả năng công nghệ và kỹ thuật chuyên biệt,… Hiện nay miền Bắc đang là thị trường chính của nhiều công ty thép của Việt Nam nên việc gia nhập thị trường miền Bắc của công ty gặp tương đối nhiều khó khăn, khi phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh có những lợi thế về thị phần, hiểu biết thị trường, khách hàng. Không chỉ dừng lại ở đấy, việc Việt Nam gia nhập AFTA dẫn đến việc giảm thuế quan nên các doanh nghiệp thép trong nước gặp rất nhiều thách thức. Theo những người làm việc trong ngành thép, thép hợp kim giá rẻ chứa nguyên tố Bo từ Trung Quốc vẫn ồ ạt nhập vào, trong nước nhiều loại thép rơi vào tình trạng cung vượt cầu, thép từ thị trường Nga cũng đang chực chờ nhập vào Việt Nam theo lộ trình ưu đãi thuế quan nên các doanh nghiệp sản xuất sẽ tiếp tục có một năm vất vả. Dự báo năm 2015 sẽ tiếp tục là thời gian nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp thép trong nước do sản lượng vượt quá nhu cầu và thép nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc sẽ gây sức ép lên thị trường trong nước.

2.2.2. Ảnh hưởng của môi trường bên trong đến hoạch định chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Thép tổng hợp

2.2.2.1. Nguồn nhân lực

Công ty cổ phần Thép tổng hợp hiện có 109 công nhân viên, với 36 công nhân viên làm việc hành chính và 73 nhân viên làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển thị trường tại công ty cổ phần Thép tổng hợp”, (Trang 30 - 33)