0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Một số kiến nghị, đề xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ (Trang 53 -59 )

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được Đảng và Nhà nước khẳng định tại Nghị quyết 07 NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong quá trình hội nhập nước ta đã mở rộng quan hệ thương mại với 150 nước, tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như: ASEAN, APEC, ASEM, mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp của hơn 70 nước, nâng cao một bước vị thế của đất nước trên chính trường và thị trường quốc tế. Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may trở thành một ngành xuất khẩu chủ lực, là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế. Và để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may một cách vững chắc cần thực hiện đồng bộ các giải pháp có tính chiến lược và đột phá sau:

Đẩy mạnh việc mở rộng thị trường xuất khẩu:

- Hiện nay, hàng dệt may nước ta gia công cho nước ngoài vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, rất ít doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm may mặc bằng chính thương hiệu của mình. Vì vậy để thể mở rộng thị trường mới đặc biệt là thị trường Mỹ, củng cố thị trường truyền

thống, EU, Nhật, các nước công nghiệp SNG và Đông Âu, tăng nhanh xuất khẩu trực tiếp bằng thương hiệu của mình ngành dệt may cần xây dựng cho được chiến lược đồng boọ từ khâu cải tiến mẫu mã, tăng chủng loại mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chất lượng sản phẩm, giảm tối đa các nước chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng qua các biện pháp xúc tiến xuất khẩu như: Internet, hội chợ, triển lãm, đại lý, việt kiều... Hợp tác liên kết mở văn p phòng đại diện thương mại tại Mỹ, EU, Nga, Nhật.

Thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư

Việc xây dựng và thực hiện chiến lược tăng tốc đầu tư đến năm 2010, ngoài việc đầu tư chiều sâu và mở rộng các doanh nghiệp hiện có, ngành dệt may dự kiến đầu tư xây dựng 10 cụm công nghiệp dệt may theo từng vùng là định hướng phương thức mới có tính hiệu quả và khả thi cao. Mỗi cụm công nghiệp được xây dựng trong các khu công nghiệp quy hoạch tập trung sẽ có ưu điểm là tiết kiẹem vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường sự hợp tác đầu tư vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, khắc phục được tình trạng đầu tư phân tán hiệu quả thấp. Tuy nhiên, việc đầu tư các cụm công nghiệp cần tính đến yếu tố liên hoàn để khai thác hết tiềm năng và chuyên môn của nội bộ ngành, đồng thời phải ưu tiên đầu tư vào công đoạn dệt nhuộm để tăng nhanh về số lượng, chủng loại, chất lượng vải để đáp ứng cho nhu cầu may xuất khẩu. Và trong quá trình đầu tư cần được kiểm soát chặt chẽ theo đúng quy hoạch phát triển tổng thể, các doanh nghiệp cần nắm chắc thông tin về tình hình đầu tư, sản xuất mặt hàng gỗ, quy mô sản xuất, để có hướng đầu tư đúng, tránh đầu tư trùng lặp, tránh những thiệt hại nghiêm trọng về lâu dài cho ngành và cho nền kinh tế.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Vì vậy để đáp ứng nguồn lực có tay nghề cho ngành dệt may từ nay đến năm 2010 là hết sức cần thiéet và cấp bách, là một vấn đề lớn và khó đối với cả doanh nghiệp dệt may và các trường đào tạo nghề và quản lý. Ngành dệt may cần có một đội ngũ lớn từ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu mã cho đén

giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp cao. Biện pháp tốt nhất để đào tạo cán bộ quản lý, các cấp là tăng cường sự kết hợp giữa các doanh nghiệp và các trường đại học để mở lớp đào tạo dài hạn chuyên ngành quản lý có kiểm tra chất lượng đào tạo gắn với thực tiễn, đồng thời cấp bằng tốt nghiệp sau mỗi khóa học dùng làm cơ sở để tiêu chuẩn hóa cán bộ của ngành. Đối với lực lượng công nhân lành nghề ngoài việc tăng cường đào tạo lại doanh nghiệp, ngành dệt may nên có kiến nghị với Nhà nước để cấp kinh phí đào tạo cho các trường dạy nghề để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghề may công nghiệp để đào tạo miễn phí cho lực lượng lao động ở những vùng nông thôn khó khăn nhưng chấp nhận học nghề may công nghiệp để vào làm việc tại các doanh nghiệp may, dĩ nhiên với nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của ngành. Ngoài ra, đối với đội ngũ công nhân đang làm việc cũng cần phải có những khóa đào tạo lại để thích nghi với môi trường sản xuất mới, công nghệ hiện đại.

Nhanh chóng tăng năng lực sản xuất lên 30%.

Việc mở ra thị trường Mỹ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Mặc dù chỉ mới có qua khoảng 10 tháng, Hiệp định có hiệu lực nhưng nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội chủ động xuất khẩu vào Mỹ. Theo thống kê, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ đạt cao nhất hiện nay là trên 30 triệu USD. Một số doanh nghiệp như May Việt Tiến, May Đức Giang, May 10, May Tân Châu... có kim ngạch đạt trên 10 - 20 triệu USD. Ông Võ Trung Đông, Phó Tổng Giám đốc Công ty may Đức Giang cho biết từ đầu năm đến nay, Đức Giang đã phải từ chối khá nhiều đơn hàng rào Mỹ vì không có khả năng đáp ứng, mặc dù Công ty đã phát huy hết năng lực sản xuất. Nhiều doanh nghiệp lớn khác trong ngành dệt may Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này.

Theo ong Lê Quốc Ân, để tận dụng cơ hội về thị trường, năm 2002, năng lực sản xuất của ngành đã được tăng mạnh. Nhiều nhà máy mở rộng quy mô sản xuất lên 2 - 3 lần hoặc được thành lập mới nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng hết các đơn hàng của đối tác Mỹ. Việc có nhiều đơn hàng nhưng không thỏa mãn được đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vì mất khách hàng. Cũng vì có nhiều đơn hàng, các doanh nghiệp phải phát huy hết công suất, mở rộng quy mô nên cần nhiều công nhân trong khi đào tạo

không kịp đã xảy ra tình trạng tranh giành công nhân giữa các nhà máy trong thời gian qua. Điều này đã thể hiện những yếu kém, bất cập trong ngành dệt may hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng để có thể đáp ứng được hết các đơn hàng xuất khẩu vào Mỹ, ngành dệt may Việt Nam cần nhanh chóng đầu tư nâng cao năng lực sản xuất lên khoảng 30% so với năng lực hiện có. Nhưng để thực hiện được việc này không phải là chuyện dễ dàng. Bởi hiện nay, chương trình đầu tư tăng tốc ngành dệt may theo QĐ 55/2001 của Thủ tướng Chính phủ đang triển khai rất chậm vì không có vốn đầu tư. Ông Lê Quốc Ân cho biết, cho đến nay sau 1,5 năm thực hiện QĐ55, VINATEX đã xây dựng được 52 dự án đầu tư với tổng số tiền là 3.465 tỷ đồng. Nhưng VINATEX mới được giao 898 tỷ đồng từ Quỹ hỗ trợ phát triển. Trong tổng số 53 dự án đầu tư đã được phê duyệt, có nhiều dự án lớn nhưng chưa có vốn thực hiện đầu tư. Đó là dự án đầu tư Nhà máy liên hợp Hòa Khánh (Đà Nẵng) với tổng kinh phí 850 tỷ đồng, dự án Nhà máy nhuộm Yên Mỹ (Hưng Yên) 280 tỷ đồng, dự án Nhà máy nhuộm Thủ Đức (TP.HCM) 280 tỷ đồng, dự án Nhà máy sợi Đắc Lắc 216 tỷ đồng... Như vậy, với tốc độ cấp tín dụng ưu đãi đầu tư chậm như hiện nay, chương trình đầu tư tăng tốc ngành dệt may chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu của Chính phủ giao.

Kết luận

Trong khuôn khổ bài viết có hạn, em chỉ xin trình bày một số nội dung khái quát. Việc mở rộng ra thị trường Mỹ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Mặc dù chỉ nói qua khoảng 10 tháng, Hiệp định có hiệu lực nhưng nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được cơ hội, chủ động xuất khẩu vào Mỹ. Việc xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ có nhiều thuận lợi và Mỹ là một thị trường tiềm năng, song bên cạnh đó khó khăn, thách thức lại nhiều hơn thuận lợi. Đó là phải cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc, các hàng dệt may của các nước trong vùng khu vực ASEAN… doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư công nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, cùng các biện pháp cần thiết để có thể thâm nhập buôn bán với thị trường Mỹ rộng lớn.

Tài liệu tham khảo

- Giáo trình KTQT - trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Thời báo kinh tế Việt Nam - số 131 - thứ 6 ngày 1/11/2002 - Tạp chí phát triển kinh tế - tháng 5/2002

+ Phân tích một số yếu tố ngành có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam.

PGS. TS Hoàng Thị Chỉnh

+ Ngành dệt và làm hàng may mặc. Những cơ hội mới. TS - Lê Khoa

+ Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam với những cơ hội mới và thách thức lớn. TS - Võ Phước Tấn.

- Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 24

+ Ngành dệt may có đạt kim ngạch xuất khẩu 2,2 tỷ USD - Hồng Phố. - Thương nghiệp thị trường Việt Nam số tháng 5/2002

+ Ngành dệt may trên con đường phát triển và hội nhập: Bức xúc hoàn thiện chất lượng lao động - Tùng Khánh.

- Tạp chí kinh tế và phát triển - số 52/2001.

Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Vũ Bá Định. Bộ kế hoạch và đầu tư.

-Tạp chí công nghiệp Việt Nam số 15/2001, gạch nối giữa thiết kế mẫu và dệt may tạo dựng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đình Nam.

- Tạp chí công nghiệp Việt Nam 4/2001

Thử tìm hiểu khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam - Dương Đình Giám.

- Công nghiệp tết Tân Tỵ.

Ngành dệt may Việt Nam- tăng tốc trên đường hội nhập.

- Thương nghiệp thị trường Việt Nam - số tháng 6/2001 ngành dệt may và những biện pháp hoá giải thách thức - Phi Hổ.

- Tạp chí thương mại - số 21/2001. Thị trường dệt may còn khó khăn - Đoàn Nghiệp. - Tạp chí kinh tế và phát triển số 33/2000 hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thực trạng và giải pháp. PGS - PTS Đặng Đình Đào - Ngô Thị Mỹ Hạnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ (Trang 53 -59 )

×