Năm 2000, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như phải cạnh tranh quyết liệt tại thị trường xuất khẩu và nội địa, cạnh tranh không lành mạnh do hàng nhập lậu, hàng giả, trốn thuế, chi phí sản xuất tăng cao do giá nguyên vật liệu (bông xơ, xăng dầu, điện...) tăng, song nhìn chung, tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng cao và ổn định.
Đạt được những thnàh tích trên chủ yếu do Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên đã triển khai đồng bộ các biện pháp về đầu tư, đào tạo và phối hợp tốt giữa các đơn vị thành viên. Các doanh nghiệp đã đặc biệt chú trọng đến chất lượng, vì vậy đến nay đã có 17 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Hoạt động xúc tiến thương mại được mở rộng, đặc biệt tại các thị trường Mỹ, Hồng Kông... và thị trường trong nước.
Chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2010 nhằm giải quyết việc làm và nâng cao kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt - May Việt Nam, với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2000 - 2005 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,1%/ năm, giai đoạn tiếp theo đến 2010 là 9,2%/ năm, để đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD, sử dụng 4 triệu lao động. Tăng nhanh khối lượng sản phẩm, đặc biệt là bông xơ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt. Hiện nay, bông xơ nội địa cung cấp cho dệt mới chỉ chiếm 10 - 15% nhu cầu, sẽ tăng lên 70% vào năm 2010. Sản xuất vải cũng cần tăng nhanh để cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may, đặc biệt vàicó chất lượng xuất khẩu đến năm 2005 sẽ đạt khoảng 500 triệu mét vuông, 2010 là gần 1 tỷ mét vuông, nhằm tăng tỷ trọng nội địa hóa các sản phẩm từ 25% hiện nay lên 75% vào năm 2010.
Để đạt những mục tiêu trên, ngành Dệt - May Việt Nam cần khẩn trương thực hiện 4 biện pháp lớn:
- Giải pháp về tài chính và vốn - Giải pháp về đầu tư
- Giải pháp về thị trường: Thiết lập hệ thống mạng xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ... đồng thời tập trung phát triển thị trường trong nước.
- Giải pháp về quản lý điều hành và quản lý nguồn nhân lực.
Hoa Kỳ là một thị trường có sức mua lớn và có nhiều mức thu nhập khác nhau nên yêu cầu về chất lượng khá rộng rãi, không quá khắt khe như đối với Châu Âu và Nhật Bản. Nhưng đây là một thị trường cạnh tranh khốc liệt đối xử rất tinh vi và đàm phán hiệp định dệt may sẽ là một thách thức lớn. Khó khăn nữa là hệ thống luật của Hoa Kỳ rất phức tạp, các nước khi buôn bán với Hoa Kỳ đều phải sử dụng luật sư, trong khi giá thuê tư vấn rất đắt. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin về thị trường cũng đang là trở ngại lớn cho các nhà kinh doanh Việt Nam. Hiện nay, hai nước chưa dành cho nhau Quy chế tối huệ quốc, vì vậy, hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường này phải chịu mức thuế suất rất cao. Những trở ngại trên khiến hàng dệt may của chúng ta đến nay mới xuất sang thị trường này một lượng rất nhỏ. Năm 1999, hàng may mặc nhập vào thị trường Mỹ đã được tưng gần gấp đôi, ước đạt 70 triệu USD.
Khi Hiệp định thương mại được Quốc Hội 2 nước thông qua (dự kiến trong năm 2001) thì hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong thời gian đầu sẽ có lợi thế phi hạn ngạch. Tuy nhiên, thời gian hưởng lợi thế này, theo nhận định của nhiều nhà chuyên môn sẽ rất ngắn. Trong thời gian ngắn ngủi đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ xuất thật nhiều hàng vào Hoa Kỳ để tạo cơ sở ấn định hạn ngạch thuận lợi. Hàng dệt may Việt Nam có thể vào thị trường Mỹ bằng 4 con đường: Các doanh nghiệp tự tiếp cận với khách hàng để trực tiếp bán sản phẩm, đó là phương thức nhiều doanh nghiệp đã thực hiện thành công trong thời gian qua như Công ty May Thăng Long, Dệt - May Hà Nội, Dệt - May Thành Công, Dệt Việt Thắng...; Xuất hàng vào thị trường Hoa Kỳ thông qua một nước thứ ba; Liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế, các đối tác này sẽ
giúp chúng ta giải quyết những mặt còn yếu như tạo mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu, uy tín nhãn hiệu hàng hóa...; Thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để đưa những sản phẩm có xuất xứ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chúng ta phải khẩn trương tăng cường mở rộng thị trường bằng sự phối hợp có hiệu quả giữa Tổng Công ty và các doanh nghiệp. Với tiềm lực và vai trò chủ đạo của mình, Tổng Công ty đã và đang triển khai xây dựng mạng xúc tiến thương mại toàn cầu. Năm qua, Tổng Công ty đã liên doanh với Hồng Kông để thành lập Công ty liên doanh thương mại Hồng Kông, thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại và xuất khẩu, đây sẽ là những cầu nối giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác và bạn hàng mới, đồng thời cũng tư vấn và cung cấp thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp. Dự kiến, trong năm tới, Tổng Công ty và các doanh nghiệp thành viên sẽ tham gia một số hội chợ quốc tế tổ chức tại Hoa Kỳ.
Mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD vào Mỹ
Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam là nâng giá trị xuất khẩu hàng dệt may lên 4 - 5 tỷ USD vào năm 2005, trong đó thị trường Mỹ sẽ đạt 2 tỷ USD, EU đạt 1 tỷ USD, Nhật 700 triẹu USD và các thị trường còn là 1 tỷ USD. Theo ông Lê Quốc Ân, bên cạnh việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, ngành dệt may cần phải tận dụng được 3 lợi thế. Đó là lợi thế phi quota, lợi thế về ổn định, chính trị trị và lợi thế về lao động rẻ, lao động khéo tay. Việc tận dụng được những lợi thế đó lại hoàn toàn phụ thuộc vào sự nỗ lực của từng doanh nghiệp.
Cũng theo ông Ân, ngay trong giai đoạn 1 (giai đoạn chưa áp đặt quota), phải tìm mọi cách để xuất hàng vào Mỹ nhằm lấy số lượng. Bởi vì Mỹ sẽ áp đặt hạn ngạch theo số lượng chứ không phải theo giá trị. Vì vậy, ngay lúc đầu, các doanh nghiệp có thể hợp tác với bên thứ ba làm gia công, làm OPA (mỗi nước làm một công đoạn nhưng công đoạn của mình được Mỹ công nhận có xuất xứ ở Việt Nam). Để làm được việc này, phải tạo được sự liên kết giữa các doanh nghiệp lớn như ở Hà Nội, TP.HCM với các doanh nghiệp địa phương để giúp cho các doanh nghiệp địa phương nâng cấp về quản lý, chất lượng sản phẩm, để tất cả các doanh nghiệp đều có thể làm được hàng xuất sang Mỹ. Hiện nay, VINATEX đang thực hiện chương trình này, đồng thời tích cực mời gọi đầutư nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may. Hiện có nhiều Công ty lớn đã vào Việt
Nam như Esquel (Hồng Kông), Hanson, Pacific, Hang Ten (Hàn Quốc) Chutex (Singapore).
Giai đoạn 2 là giai đoạn bắt đầu tăng trị giá. Do vậy phải chuyển đầu từ làm gia công cho một bên thứ ba sang kinh doanh FOB trực tiếp với các nhà mua hàng của Mỹ. Giai đoạn này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sản phẩm đạt chất lượng, giá trị gia tăng cao, có nhãn hiệu và có đẳng cấp. Muốn làm được điều này, ông Lê Quốc Ân cho rằng các doanh nghiệp phải chọn lọc các đối tác có đẳng cấp cao, có uy tín và giá cao cùng làm. Đồng thời các doanh nghiệp cần chọn sản phẩm có giá trị cao, trong đó phải sử dụng các nguyên vật liệu trong nước để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản xuất xuất khẩu. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp hai xu thế lớn trong ngành thời trang: đó là nhà sản xuất phải thể hiện được phong cách riêng trong từng sản phẩm đối với từng người mua hàng, và phải đi vào công nghệ cao - tức là dùng Internet để nâng cao kỹ thuật, đáp ứng nhanh các đơn hàng.