Những biện pháp vĩ mô.

Một phần của tài liệu LUẬN văn định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ (Trang 50 - 53)

* Tăng cường biện pháp chuyên môn hóa.

Một số ý kiến cho rằng, do ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho ngành may nên đa số doanh nghiệp (DN) may xuất khẩu đều giảm, nhân công việc may gia công. Họ luôn bị động về mọi mặt, từ nguồn cung ứng hàng, kế hoạch sản xuất đến thời gian giao hàng, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm... Điều này làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của ngành may xuất khẩu. Để khắc phục, theo ông Nguyễn Đức Hoan - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - ngành dệt cần được đầu tư phát triển, nếu không gia công vẫn là công việc chủ yếu của ngành may. Song song đó, các doanh nghiệp cần đầu tư chuyển đổi công nghệ, thiết bị tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý của người điều hành (giám đốc, quản đốc phân xưởng), nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng...

Cùng có suy nghĩ như trên, ông Mai Hoàng Ân - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam - cho biết lấy chủ trương coi trọng phát triển đi đôi với việc mở rộng chuyên sâu làm bước đi ổn định từ nay đến 2010, ngành dệt cần phát triển thành từng cụm nằm trong các khu công nghiệp (KCN) nhằm tiết kiệm vốn đầu tư hạ tầng cơ sở, giải quyết vốn và vấn đề nước thải, tập trung làm sạch hóa môi trường sinh thái để từ đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hình thành. Ngoài ra, ông cũng cho rằng cần triển khai công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu bông, dâu, tơ tằm, vải sợi tổng hợp, cùng với phát triển công nghiệp hóa dầu nằm nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa (tỷ lệ nội

địa hóa) trong sản phẩm dệt may - mà Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu khoảng 79% nguyên liệu ban đầu cho ngành. Đây vừa là yêu cầu bắt buộc để làm giảm chi phí nhập khẩu vừa là mục tiêu nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành dệt may.

Để có thể phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp khiến mức độ thành công của chiến lược tăng tốc được cao hơn, giới doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần liên kết thành một khối thống nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo bà Trần Thị Dương - Giám đốc Dệt Phong Phú; mỗi doanh nghiệp dệt may đảm trách từng công đoạn trong sản xuất kinh doanh phải có sự phối hợp chặt chẽ để trở thành những mắt xích của nhau. Sự phân tích cặn kẽ về địa lý, nhân sự, ngành nghề truyền thống sẽ dẫn đến sự phân công hợp lý hơn. Tuy nhiên, sự phân công này cần đòi hỏi về mặt chuyên môn sâu hơn giai đoạn đã qua, sao cho sự hợp tác giữa các ngành nghề trong lĩnh vực dệt - may tạo được những phản ứng dây chuyền và mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Theo khảo sát của Hiệp hội dệt may TP.HCM (AGTEK), phần lớn lao động làm công tác quản lý trong ngành - được trưởng thành sau một quá trình làm việc lâu dài, đều có khởi đầu từ lao động trực tiếp sản xuất; và đại đa số lao động trực tiếp sản xuất khi vào nhà máy là lao động phổ thông. Trong số này, số người độ tuổi từ 24 - 30 chiếm khoảng 47%, số người có trình độ văn hóa dưới cấp II chiếm 61% và trên cấp I là 21% (căn cứ vào lời khai) nên yếu tố lao động của Việt Nam không còn được xem là lợi thế khi đem so sánh với lao động các nước trong khu vực về mặt chất lượng, nhất là đối với Trung Quốc và Indonesia - Hai nước có nền công nghiệp dệt may phát triển nhanh, có khả năng cạnh tranh mạnh với Việt Nam.

Mặt khác, theo ông Nguyễn Thiện Nhân - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM - muốn đẩy mạnh công tác đào tạo lao động ngành dệt may, bản thân các doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để ìtm giải pháp cho việc hình thành các trường hoặc trung tâm đào tạo trên cơ sở nguồn kinh phí, trí tuệ đóng góp của doanh nghiệp. Ngoài ra, giữa doanh nghiệp cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà nghiên cứu khoa học (trường Đại học, Viện Nghiên cứu) cần có sự hợp tác để đưa ra các chương trình đào tạo phù hợp với tình hình hiện nay, cũng như tìm cách phát huy được tối đa năng suất của máy móc, thiết bị mà không nhất thiết phải chạy theo việc mở rộng số lượng. Từ đó, mức thu nhập của người dệt

may được nâng cao. Thực tế, hiện nay thu nhập của lao động dệt may chỉ cao hơn người nông dân. Theo một thống kê mới nhất, thu nhập của lao động ngành hóa chất là 53 triệu đồng người / năm, ngành nhựa cao su là 35 triệu đồng/ người/ năm, ngành dệt 25 triệu đồng/ năm, ngành dệt ngành da giày là 18 triệu đồng/ người/ năm, ngành may là 10 triệu đồng/ người/ năm, nông dân là 5 triệu đồng / người/ năm (theo khảo sát của AGTEX).

Mở rộng đầu ra:

Thị trường đầu ra của sản phẩm dệt may hiện nay chưa ổn định luôn là nỗi ám ảnh đối với doanh nghiệp. Do đó, Nhà nước cần cho ra đời Công ty kinh doanh hàng may mặc Việt Nam mà hoạt động của nó được đặt dưới sự kiểm soát của Hiệp hội dệt may Việt Nam và lấy việc phát triển của ngành làm mục đích chính. Công ty phải nắm rõ được khả năng sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong nước cũng như nắm được tình hình thị trường ở nước ngoài, thông qua các chi nhánh. Chẳng hạn như đối thủ cạnh tranh gồm những ai? Mức độ biến động giá cả ở thị trường nước ngoài ra sao? Khách hàng có nhận định, thái độ thế nào đối với sản phẩm dệt may Việt Nam... Dựa vào các cơ sở này, Công ty sẽ đề ra những biện pháp hoặc cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước. Song song đó, tự mỗi doanh nghiệp dệt may cần coi trọng việc thiết kế mặt hàng và cần xây dựng thương hiệu mang tính dài lâu để tăng yếu tố cạnh tranh của sản phẩm.

Có chính sách phát triển hợp lý.

Có thể nói, việc tham gia vào các tổ chức thương mại đã tạo thuận lợi cho Việt Nam thực hiện chủ trương đa phương hóa hợp tác và góp phần phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập - Ngày 11/11/1998, Việt Nam đã trở thành thành viên của diễn đàn Châu á - Thái Bình Dương (APEC), đồng thời Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy mức độ cam kết có khác nhau, nhưng các Hiệp định thương mại đều có chung mục tiêu là tự do hóa thương mại và tháo gỡ hàng rào thuế quan. Chẳng hạn như vào năm 2006, thị trường các nước ASEAN sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Hoặc vào 2004, quato hàng dệt may áp dụng cho các thành viên của WTO sẽ bị bãi bỏ ở thị trường Châu Âu... Những sự kiện này, theo ông Phan Thế Khoa - chuyên viên của Tổng cục thuế - đã đòi hỏi Việt Nam phải có những sửa đổi bổ sung

về thuế XNK trước đó. Cụ thể ngày 22.5.1998, Việt Nam đã thông qua luật sửa đổi, bổ sung điều chỉnh một số điều luật về thuế XNK. Tất cả những quy định về thuế xuất khẩu ngành dệt may và chi phí nhập vật tư nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và gia công hàng xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Cụ thể như để khuyến khích xuất khẩu, chính sách thuế quy định áp dụng thuế suất 0%, và để làm giảm chi phí nhập khẩu phục vụ cho sản xuất may gia công xuất khẩu, Nhà nước quy định hầu hết phụ tùng thiết bị dệt may đều áp dụng thuế suất 0%, nguyên liệu dệt may nhập khẩu có thuế xuất từ 0% - 10%.

Về phía các doanh nghiệp phải khai thác tối đa lợi thế của mình, xây dựng các phương án giảm giá thành, nâng cao năng suất lao động, có sự phối hợp, phân chia thị trường, mặt hàng, có sách lược để giữ khách hàng và mở rộng thị trường.

Tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc trên sẽ tạo sự thông thoáng và tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn để nhắm tới thực hiện tốt kế hoạch xuất khẩu 2,2 tỷ USD hàng dệt may năm 2001 và chuẩn bị cho thị trường năm 2002.

Một phần của tài liệu LUẬN văn định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)