Những năm vừa qua, trên cơ sở tận dụng các lợi thế so sánh sẵn có của mình, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu, rộng hơn vào lĩnh vực cạnh tranh đầy quyết liệt này và đã thu được một số thành công. Tuy nheien, không phải mọi việc đều suôn sẻ.
Việc tìm hiểu và phân tích khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt - may đã từng được thực hiện ở các góc độ khác nhau. Đặc biệt là ở khía cạnh công nghệ. ở đây, xin đi vào phân tích ở một số khía cạnh khác. Đó là khả năng chiếm lĩnh thị trường và phát triển các quan hệ liên kết.
Có thể đánh giá khái quát là khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam chưa cao. Điều đó thể hiện ở các điểm sau:
* Về khả năng chiếm lĩnh thị trường:
a) Đối với thị trường trong nước:
Việt Nam với số dân gần 80 triệu người, là một thị trường đầy tiềm năng cho tiêu thụ các loại hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng. Trong tương lai, khi đời sống của tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, thì nhu cầu sử dụng hàng dệt - may sẽ ngày càng tăng cao. Tuy vậy, năm 1999, theo thống kê chưa đầy đủ sản xuất của Ngành mới đạt 314,7 triệu m2 vải, lụa thành phẩm, tức là bình quân tiêu dùng mỗi người chỉ đạt chưa đầy 5m2/ năm.
Thực ra, mức sử dụng hàng dệt may theo bình quân đầu người (cho cả các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất công nghiệp) của nước ta là lớn hơn thế nhiều. Song, một điều dễ giải thích là, bù lại sự thiếu hụt của sản xuất trong nước, một số lượng lớn vải được nhập khẩu bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có nhiều loại trong nước chưa sản xuất được.
Một thực tế khá phũ phàng là mặc dù sản lượng vải do ta sản xuất còn ít - mới đạt bình quân 5m2/ người/ năm và 50% công suất thiết kế, song vải của ta bán vẫn chậm, một số doanh nghiệp hàng tồn kho vẫn cao và kinh doanh thua lỗ. Năm 1999, trong số 6 doanh nghiệp lỗ của TCty Dệt - May Việt Nam thì có 4 doanh nghiệp dệt - chiếm 20% trong tổng số các doanh nghiệp dệt của TCty - với tổng số lỗ là 10 tỷ đồng.
Khả năng cạnh tranh kém của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường nội địa còn được thể hiện ở chỗ, nếu so sánh với một số hàng nhập khẩu, đặc biệt là của Trung Quốc, thì hàng của họ rẻ hơn và mẫu mã phong phú hơn hàng của ta nhiều.
Có một số người cho rằng, sở dĩ hàng của các nước được nhập vào ta với giá rẻ là do họ có chính sách khuyến khích mậu dịch biên giới. Song, có lẽ không phải như vậy. Phải chăng, điều cốt yếu là họ đã biết sản xuất và đưa vào thị trường Việt Nam các loại hàng hóa phù hợp với mức sống còn chưa cao của đại đa số người dân ở nông thôn/ giá rẻ và chất lượng trung bình không cần dùng lâu bền, dễ thay đổi... Còn hàng dệt - may của ta
một số khá lớn không bán được ở thị trường thành phố vì lỗi mốt hoặc chất lượng không cao, nhưng cũng không tiêu thụ được ở nông thôn vì giá đắt...
Một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là hầu hết các loại chi phí cho đơn vị sản phẩm của ta đều cao hơn so với các nước trong khu vực.
- Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước ASEAN. Một điều dễ nhận thấy là, có sự chênh lệch lớn về kỹ năng của lao động giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh (khu vực trong nước).
- Các chi phí về nguyên liệu (bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm) đều ca do thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu nên mức tiêu hao lớn, đồng thời còn do hệ thống cung cấp đầu vào không được kiểm soát chặt chẽ (cả về số lượng và chất lượng).
Ngoài ra, cơ cấu vốn không hợp lý cùng với lãi suất ngân hàng và mức thuế động viên vào ngân sách còn quá lớn đã không khuyến khích sản xuất, làm cho các chi phí gián tiếp tăng cao. Đã có rất nhiều doanh nghiệp do bị các nguồn vốn trung và dài hạn đã phải dùng các nguồn vay ngắn hạn để đầu tư. Lãi suất cao, thời gian vay ngắn đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất.
Đây có thể coi là nguyên nhân cơ bản nhất làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dệt - may Việt Nam trên thị trường nội địa.
Một nguyên nhân nữa cũng cần phân tích ở đây là khả năng sáng tạo mẫu mốt của ta kém. Một sản phẩm, sau khi được đưa ra thị trường lại được duy trì trên thị trường trong một thời gian khá lâu. Chỉ khi nào thấy người tiêu dùng đã chán sản phẩm đó, doanh nghiệp mới thôi không sản xuất nữa. Điều này có tác hại rất lớn là, mặc dầu khi doanh nghiệp phát hiện ra sự đi xuống trong kỳ sống của sản phẩm và dừng lại không sản xuất nữa nhưng thực ra, trên thị trường, vẫn tồn đọng một khối lượng sản phẩm chưa tiêu thụ được. Khác với chúng ta, các doanh nghiệp nước ngoài biết kết thúc sản xuất ngay từ khi sản phẩm đang ở đỉnh cao của chu kỳ sống và đưa ra ngay sản phẩm mới khác. Với cách làm này, nhu cầu của người tiêu dùng - như ta thường nói - vẫn đang trong trạng thái "thèm thuồng" (do sản phẩm cũ đã thôi không được sản xuất) thì lại được mời chào
bằng các sản phẩm khác đẹp hơn, lạ hơn (thực ra, theo các chuyên gia công nghệ đánh giá, về kết cấu mặt hàng, không có sự thay đổi nhiều).
b) Đối với thị trường xuất khẩu:
- ở các thị trường không hạn ngạch, mà trước hết là thị trường Mỹ: Khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt - may sang Mỹ là phải chịu thuế suất cao, do chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) do hầu hết nguyên, phụ liệu cho sản xuất, Việt Nam đều phải nhập khẩu và Hiệp định Thương mại song phương chưa được Quốc hội hai nước phê chuẩn.
Thị trường Mỹ thường ưu nhập khẩu hàng dệt - may theo hình thức FOB (bán thẳng). Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam lại thiên về phương thức gia công, nên khả năng thâm nhập thị trường Mỹ còn khó khăn.
Nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam:6 tháng đầu năm 2001 kim ngạch chỉ đạt 931 triệu USD, tăng 12,7% so với năm 2000. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu cả năm không những không đạt kế hoạch đề ra 2,2 tỷ USD mà rất nhiều khả năng tăng trưởng âm, tức không bằng 1,9 tỷ USD năm 2000. Điều đáng lo ngại là ở cả 3 thị trường lớn là EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ chúng ta đang mất dần lợi thế cạnh tranh và thị phần. Giá trị hợp đồng xuất khẩu vào EU trong 6 tháng đầu năm giảm 26% so với cùng kỳ năm trước; thị trường Nhật Bản đã chuyển đơn hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc; thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu trên 50 tỷ USD dệt - may mỗi năm mà 6 tháng qua chỉ nhập của Việt Nam 22 triệu USD. Tính tổng cộng có tới 16/40 thị trường dệt - may giảm sút, trong đó có những thị trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu của ta khá lớn như CHLB Đức (chiếm 46,9% tổng lượng hàng nhập khẩu toàn EU từ Việt Nam), Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Ô-xtrây-lia, Xin- ga-po, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Thụy Điển.
Cơ hội là: vì thị trường mở rộng, không có bất cứ cản trở nào, nhưng thách thức sẽ rất gay gắt vì những yếu kém vốn có hiện nay của ngành Dệt may nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tuy tăng nhanh, nhưng hiệu quả còn thấp, do ngành Dệt phát triển kém, không đáp ứng yêu cầu về số lượng.
Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu:
Việt Nam nằm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại quốc tế nói chung và buôn bán hàng may nói riêng. Có hơn 1300 km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ, đường sắt xuyên á của ADB giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo phù hợp với ngành dệt may, giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn thu hút được nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự chuyển dịch ngành dệt may từ các nước phát triển và các nước NICs. Tuy vậy, giá lao động rẻ chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh. Khi khoa học kỹ thuật phát triển cao thì nhân công rẻ mạt không còn là yếu tố hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài nữa.
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều là lợi thế để phát triển nghề trồng bông, trồng đay. Nhờ vậy, ngành dệt may nước ta có ưu thế lớn về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định. Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Ngành dệt may với đặc điểm có hàm lượng lao động lớn, yêucầu về công nghệ không quá hiện đại và có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn được đánh giá là có tính phù hợp cao trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngành công nghiệp mới này như miễn thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, quy định mức thuế 0% để được hoàn thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nước cũng thực hiện cho vay ưu đãi đối với một số doanh nghiệp dệt may để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù có nhiều lợi thế song do hạn chế về kỹ thuật, thông tin thị trường, tay nghề nên cho đến nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn chưa có chỗ
45%3% 3% 4% 1% 5% 42%
đứng ổn định trên thị trường. Về cơ bản, hàng dệt may xuất khẩu của ta mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng bình thường nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
CChhưươơnnggIIIIII ChhưươơnnggIIIIII G Giiảảiipphhááppvvààkkiiếếnnnngghhịịcchhủủyyếếuuđđẩẩyymmạạnnhh h hooạạttđđộộnnggxxuuấấttkkhhẩẩuuhhàànnggddệệttmmaayyVViiệệttNNaammssaannggMMỹỹ