Đổi mới chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 78 - 80)

I Đ hướng phân bổ theo ngành 30000-32000

3.3.2.Đổi mới chính sách chuyển dịch cơ cấu đầu tư phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.

Trong giai đoạn 2006-2010, Nghệ An cần tập trung vào việc xác định chiến lược sản phẩm. Trong chiến lược này cần xác định rõ sản phẩm nào sản xuất để xuất khẩu, sản phẩm nào sản xuất để tiêu dùng trong nước và loại sản phẩm nào nên nhập khẩu, chiến lược sản phẩm sẽ là căn cứ phát triển các ngành nghề tương xứng.

Như vậy xuất phát trên không phải là chọn ngành nghề mà là chọn sản phẩm mũi nhọn, từ đó chọn ngành tạo ra sản phẩm mũi nhọn. Tuy nhiên cũng phải xuất phát từ những lợi thế so sánh của Tỉnh nhằm với giảm thiểu các chi phí trong quá trình sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế phải đảm bảo theo hướng:

Thứ nhất: Thực tế cho thấy rằng các lợi thế về cạnh tranh về sức lao động rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào cơ chế quản lý, môi trường, pháp luật thông thoáng v.v… chỉ mang tính chất tạm thời ngắn hạn. Sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật số làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắn lại do đó lợi thế so sánh của từng quốc gia, từng địa phương đối với việc sản xuất sản phẩm cũng nhanh chóng mất đi. Trong điều kiện đó chỉ có con người với đầy đủ phẩm chất, trình độ khả năng của nó là yếu tố có lợi thế so sánh tiềm tàng ổn định và khó cạnh tranh giữa các địa phương và các quốc gia. Vì vậy chính sách đầu tư để phát triển con người mới là mục đích cuối cùng của mọi sự phát triển và duy trì lâu bền lợi thế so sánh của quốc

gia, của dân tộc, của mỗi địa phương, đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển năng động và lâu dài.

Trong giai đoạn 2006 - 2010 Nghệ An đặc biệt chú trọng đào tạo lại, bồi dưỡng và sử dụng tốt nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời phải đặc biệt chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật, các nhà doanh nghiệp và đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề cao gắn với nội dung phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Phát triển các trung tâm dạy nghề ở các huyện, thành thị. Đề xuất với Chính phủ cho Nghệ An mở thêm một trường đại học để đạo tạo đội ngũ khoa học kỹ thuật cho Nghệ An và cho cả vùng miền trung. Tỉnh cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa ngoài những chính sách mà tỉnh đã có để thu hút những người có trình độ lao động cao về Nghệ An làm việc. Tìm những giải pháp tích cực để dịch chuyển lao động trong Nông nghiệp sang các lĩnh vực sản xuất Công nghiệp và dịch vụ theo xu hướng tăng lao động có tay nghề kỹ thuật có đào tạo, giảm lao động giản đơn.

Thứ hai: Chú trọng đầu tư vào việc chế biến các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Đây là những sản phẩm mà Nghệ An có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên trình độ lao động giản đơn, giá rẻ, suất đầu tư thấp, hàm lượng giá trị gia tăng lớn. Những sản phẩm này có ưu thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên sẽ là sản phẩm xuất khẩu có giá trị, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Việc đầu tư phát triển những sản phẩm chế biến xuất khẩu ngành thuỷ sản tạo thành ngành mũi nhọn. Để tạo ra các sản phẩm chế biến có sức cạnh tranh cao phải chú trọng đến đầu tư để xây dựng các cơ sở chế biến, tinh chế sản phẩm Nông, Lâm, Thuỷ sản, phát triển giao lưu kinh tế các dịch vụ cần thiết phục vụ cho khai thác chế biến và lưu thông các loại sản phẩm này. Không để tỷ trọng đầu tư trong lĩnh vực này thấp, bất hợp lý.

Thứ ba: Ưu tiên cho đầu tư đổi mới thiết bị và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất các ngành công nghiệp mũi nhọn đã được xác định trên địa bàn, các thiết bị máy móc phải đồng bộ đảm bảo mức độ tiên tiến trong khu vực. Ngăn cấm du nhập các thiết bị cũ tân trang lại, các thiết bị công nghệ gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường liên doanh liên kết với các Trung tâm khoa học, các Viện nghiên cứu, và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm.

Thứ tư: Đẩy nhanh việc ứng dụng các công nghệ tin học vào sản xuất và quản lý. Tin học hoá công tác quản lý ở các cơ quan cấp tỉnh, thực hiện nối mạng thông tin.

Ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học chủ yếu là giống cây, giống con vào sản xuất để đạt năng suất, sản lượng cao và chất lượng tốt.

Thứ năm: Tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, sân bay Vinh, cảng Cửa lò, cảng cá, nâng cấp cửa khẩu Nậm Cắn, mở cửa khẩu Thanh Thuỷ, các dự án du lịch, văn hoá thể thao: Xây dựng Tượng Đài Bác Hồ, Quảng trường Hồ Chí Minh, khu du lịch Kim Liên - Nam Đàn. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và các cơ sở kinh tế cho Thành phố Vinh và Thị xã Cửa Lò mà chủ yếu là khu Công nghiệp Bắc Vinh và khu Công nghiệp Cửa Lò để tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như vốn đầu tư ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 78 - 80)