Mục tiêu KT-XH của tỉnh Nghệ An thời gian tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 67 - 71)

b) Chưa thực hiện tốt quy trình quản lý và thực hiện dự án đầu tư:

3.1.1. Mục tiêu KT-XH của tỉnh Nghệ An thời gian tớ

Trong nhiệm kỳ 2006 - 2010 Đảng bộ Nghệ An phải khắc phục cho được các trở lực về tư tưởng, tổ chức và cán bộ, phát huy truyền thống cách mạng, ý chí tiến công trên cơ sở quán triệt sâu sắc và thực hiện thật tốt yêu cầu “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, làm cho kinh tế tỉnh Nghệ An tăng trưởng với tốc độ cao, quốc phòng an ninh được giữ vững, các lĩnh vực xã hội có nhiều thành tựu, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động nội lực, thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước và đầu tư từ nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ và nông nghiệp; chăm lo xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc nhất là việc làm, tệ nạn xã hội; xây dựng Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ngày càng vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội; phấn đấu đến năm 2010 đưa Nghệ An thoát khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, đến năm 2020 đưa Nghệ An trở thành một tỉnh khá của cả nước.

-Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 – 2010

- Nhịp độ phát triển kinh tế bình quân giai đoạn 2006 - 2010: 11 - 12%/năm. GDP toàn tỉnh năm 2010 tăng 2,6 - 2,7 lần so với năm 2000; gấp 1,7 - 1,8 lần so với năm 2005.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quõn 5,3 - 5,6%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 17,5-18%; dịch vụ tăng 10,5-11%.

- Thu ngân sách đạt 3.300 - 3.500 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,5 - 12% GDP - Tổng đầu tư toàn xã hội dự kiến 40.000 - 41.000 tỷ đồng.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 phấn đấu đạt 9,5 - 10 triệu đồng/người

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 280 - 300 triệu USD.

- Dự kiến chi ngân sách năm 2010 là 4.000 tỉ đồng, tốc độ tăng chi bình quân hàng năm 6%, trong đó chi cho đầu tư phát triển là 1.200 - 1.500 tỷ đồng/năm. Theo phương án này, đến năm 2010 thu ngân sách của tỉnh đảm bảo phần lớn chi thường xuyên và có dành cho đầu tư phát triển.

- Cơ cấu kinh tế: dự kiến đến năm 2010, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 27 - 28%; công nghiệp - xây dựng chiếm 36 - 37% và dịch vụ chiếm khoảng 37 - 38%.

+ Các chỉ tiêu xã hội

- Tốc độ tăng dân số năm 2010 dưới 1%. Quy mô dân số đến năm 2010 là 3.250.000 người.

- Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản các xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hoá, thông tin, thể thao đồng bộ; 90% gia đình đạt chuẩn văn hoá.

- Các xã, phường có trường mầm non đủ tiêu chuẩn, trên 50% số trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia năm 2008. Lao động qua đào tạo chiếm 35%.

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2010 còn 20%. - Thực hiện tốt công tác định canh, định cư ở các huyện miền núi, phấn đấu giảm đến mức thấp nhất số hộ du canh, du cư và dịch cư tự do qua biên giới Việt - Lào.

- Xoá hộ đói, giảm hộ nghèo dưới 4% năm 2010. Tạo việc làm và thu hút lao động bình quân hàng năm từ 2,8 - 3,0 vạn người. Trong đó tạo việc làm tập trung 25 - 28 vạn người.

- Tỷ lệ dân số dùng nước sạch đạt 85% vào năm 2010. - 100% số hộ được dùng điện từ các nguồn vào năm 2010.

- 100% số xã được phủ sóng phát thanh truyền hình và thông tin liên lạc bằng điện thoại.

- 100% số xã có đường ô tô đạt tiêu chuẩn đến trung tâm xã.

Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, nghị quyết tỉnh đảng bộ Nghệ An lần thứ XV cũng đã nêu rõ là đầu tư cao cho nông nghiệp và nông thôn nhằm chuyển đổi mạnh cơ cấu mỗi ngành, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ sinh học để thâm canh, tăng năng suất và tăng giá trị trên đơn vị diện tích. Lựa chọn hướng ưu tiên phát triển nhanh các ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Tiếp tục đầu tư đồng bộ và khai thác có hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có, đầu tư chiều sâu nâng cấp và mở rộng các xí nghiệp chế biến chè, xí nghiệp chế biến hải sản. Xây dựng mới một số cơ sở sản xuất có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, nguyên liệu và lao động.Tạo điều kiện ưu đãi khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực: Chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất đồ gia dụng, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em, đồ điện, cơ khí, điện tử, hoá chất .v.v..

Tiếp tục phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, đường, trường, trạm Y tế, chợ bán buôn, bán lẻ, chợ chuyên doanh ... ).

Phối hợp với các ngành Trung ương xây dựng đường Hồ Chí Minh qua địa phận Nghệ An. Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò để tàu 1 - 1,5 vạn tấn có thể ra vào thuận lợi. Nâng cấp bước 2 sân bay Vinh.

Xây dựng đường dây và trạm biến áp 110KV cho các huyện, hoàn thành việc cải tạo lưới điện thành phố Vinh và các đường dây 35KV cho các huyện. Hoàn thành xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho các vùng chuyên canh rau màu và cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá kênh mương trên các vùng chuyên canh sản xuất lương thực. Nâng cấp cửa khẩu Nậm Cắn, mở cửa khẩu Thanh Thuỷ đẩy mạnh trao đổi hàng hoá với nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái lan. Xác lập thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu của Tỉnh: Chè, cà phê, dứa, lạc, vừng, thuỷ sản, súc sản và các loại thuộc hàng điện máy, hàng da dày, khoáng sản, đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 120 triệu USD. Tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng hàng năm 12 - 15%.

Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Trên cơ sở đó mà tăng nguồn thu cho tỉnh.

Trong những chính sách và giải pháp lớn văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV cũng đã nêu rõ về chính sách huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tạo thuận lợi tối đa cho nhân dân, các doanh nghiệp địa phương và trung ương, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư lập cơ sở kinh doanh ở Nghệ An (kể cả đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao - khai thác (BTO), xây dựng - khai thác - chuyển giao (BTO), xây dựng - chuyển giao (BT).

Thực hiện nghiêm ngặt chế độ tiết kiệm trong xây dựng cơ bản trong chi tiêu hành chính, sử dụng phương tiện, điện nước ở các cơ quan, đơn vị, tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên mọi mặt cần mạnh dạn sử dụng vốn vay nếu dự án đầu tư bảo đảm hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w