MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ –XDCB CÓ HIỆU QUẢ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 33 - 38)

GIỚI VỀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ –XDCB CÓ HIỆU QUẢ.

Với nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ tư nhân hoá cao, các nước phát triển và đang phát triển dành vốn ĐT - XDCB vào phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở kinh tế lớn mà tư nhân không thể đầu tư được và dùng chính sách hỗ trợ cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua con đường tín dụng Nhà nước. Đầu tư vào các cơ sở sản xuất chủ yếu là các nhà Doanh nghiệp tư nhân các tập đoàn kinh doanh. Gần chúng ta hơn là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan v.v, là những nước sử dụng có hiệu quả vốn ĐT-XDCB hơn so với các nước trong khu vực với hệ số ICOR thấp từ 3-4 lần.

Trung Quốc:

Tập trung xây dựng tuyến đường sắt dài 10.900km xuyên qua Trung Á đến Cảng Rosterdam (Hà Lan) để vận chuyển hàng hoá xuất khẩu đến thị trường Trung Á và Tây Âu.

Thẩm Quyến là một trung tâm kinh tế tài chính phát triển của Trung Quốc. Khi đưa ra chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế này Trung quốc đã thực hiện khẩu hiệu: Thông xe, thông nước thông biển, thông tin, …. Vì vậy cơ sở hạ tầng đô thị Thẩm quyến phát triển tương đối nhanh, với một thời gian ngắn tại Thẩm Quyến đã xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại thu hút hàng triệu khách đến du lịch hàng năm. Cùng với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh hiện đại: đường sắt, đường bộ, hệ thống thông tin liên lạc.v,v… và thủ tục thuận lợi đã nhanh chóng thu hút tiền vốn, công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nước ngoài đầu tư vào Thẩm Quyến khá nhanh. "Mỗi ngày một cao ốc, 3 ngày một đại lộ" là khẩu hiệu nổi tiếng của Thâm Quyến cuối thập kỷ 90. Đến

năm 1993 vốn đầu tư vào đặc khu Thẩm Quyến đã lên tới 60 tỷ $.

Nhật Bản:

Nền kinh tế Nhật Bản đầu phát triển từ những năm 1960-1961, để thúc đẩy kinh tế phát triển, chính phủ đã tập trung vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thời kỳ 1967-1971 Chính phủ Nhật bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng gấp 2 lần so với giai đoạn 1964-1965 đặc biệt dành cho các đô thị lớn. Nhật Bản dùng vốn ngân sách Nhà nước để tập trung đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải, giao thông đô thị, hệ thống thông tin, nhà ở đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện…

Các chính sách về DNVVN được hình thành từ những năm 50, trong đó dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNVVN tháo gỡ những khó khăn về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay….Các biện pháp hỗ trợ này được thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNVVN. Hệ thống hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Đó là: Công ty tài chính DNVVN, công ty tài chính Nhân dân, và ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNVVN để đổi mới máy móc thiệt bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh .

Singgapore:

Chính phủ Singgapore đã dành một lượng vốn đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cho ra đời nhiều khu công nghiệp tập trung tạo ra những tiền đề vật chất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Từ những năm 1970 nền kinh tế Singgapore đã đạt được những thành tựu đáng kể, từ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sang lĩnh vực đào tạo lực lượng lao động, hiện đại hoá ngành vận chuyển quốc tế, nâng cấp hệ thống viễn thông.

Nhà nước Singgapore rất quan tâm đến viẹc quy hoạch đô thị và quản lý đất đai vì quỹ đất xây dựng quá ít, nên việc sử dụng đất hết sức tiết kiệm và phải được tối ưu hoá. Vào những năm 1960, chính phủ đã thực hiện chính sách trưng thu đất nằm trong diện quy hoạch dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường cho chủ đất theo giá thị trường.

Ngày nay Singgapore là một trong những nước có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại nhất thế giới. Cảng biển Singgapore đã trở thành cảng lớn thứ 2 sau cảng Rosterdam (Hà Lan). Sân bay quốc tế của Singgapore được xếp vào hàng sân bay tốt nhất của thế giới cả về phương tiện và thái độ phục vụ. Hệ thống giao thông đường cao tốc đi lại voo cùng thuận tiện. Dịch vụ viễn thông Singgapore rất hiện đại với cước phí rẻ, nhiều công ty trên thế giới đã chọn Singgapore làm trụ sở của họ để thiết lập các đầu mối thông tin và dữ liệu cho hoạt động kinh doanh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ma-lai-xi-a:

Kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ 2 (1991-2000) đã khẳng định rõ vai trò của các DNVVN trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy, trong thời kỳ này, chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển DNVVN như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay

ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin,… Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các DNVVN có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngành sản xuất phụ tùng ô tô, linh kiện điện, điện tử, máy móc, nhựa, dệt, đồ gỗ, lương thực, thực phẩm,… Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Ma-lai-xi-a thông qua Quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNVVN thuộc các lĩnh vực ưu tiên nói trên.

Đức:

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn một nửa doanh thu chịu thuế của các DN, cung cấp các loại hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Để đạt được những thành tựu đó nước Đức đã áp dụng hàng loạt chính sách và chương trình thúc đầy DNVVN trong việc huy động các nguồn vốn.

Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình hỗ trợ này là thông qua các khoản tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Các khoản tín dụng này được phân bổ ưu tiên đặc biệt cho các dự án đầu tư thành lập DN, đổi mới công nghệ và những khu vực kém phát triển trong nước. Do phần lớn các DNVVN không đủ tài sản thế chấp để nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh các khoản tín dụng ưu đãi Đức còn phát triển khá phổ biến các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Những tổ chức này được thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 50 và bắt đầu hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội DN, ngân hàng và chính quyền liên bang. Nguyên tắc hoạt động cơ bản là vì khách hàng, DNVVN nhận được khoản vay từ ngân hàng với sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng. Nếu DN làm ăn thua lỗ, tổ chức này sẽ có trách nhiệm hoàn trả khoản vay cho ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này

có thể được chính phủ tái bảo lãnh. Với các cơ chế và chính sách hỗ trợ như vậy, các DNVVN ở Đức đã khắc phục được nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn.

Qua nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm của các nước:

- Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư các dịch vụ công cộng.

- Với phương châm cần phải tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐT-XDCB, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN NSNNTRONG LĨNH VỰC ĐT-XDCB Ở TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ĐTXDCB bằng NSNN tại Nghệ An (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w