Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định luận văn ths ki (Trang 46 - 51)

2.1.2.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định

Nhằm tăng cường khai thác thị trường Nam Định và các vùng lân cận, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Định thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 18/3/1997 tại Quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, là Ngân hàng cấp I, loại I, trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định của NHNN Việt Nam.

NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định là một trong hơn 2.400 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn

40

tỉnh Nam Định, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.

NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 45 Bạch Đằng, Nam Định. Kể từ khi thành lập đến nay, với thời gian hoạt động là 15 năm NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp có lãi, là đơn vị kinh doanh hiệu quả trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh

NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định được thành lập nhằm khai thác thị trường Nam Định do vậy hoạt động kinh doanh chủ yếu là: kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hiện nay, Chi nhánh hoạt động theo mô hình kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại.

Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh tính đến 31/12/2011 là 434 cán bộ. Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định tại Văn phòng bao gồm Ban Giám đốc và 07 phòng nghiệp vụ cụ thể như sau:

- Ban Giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Phòng Tín dụng;

- Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn; - Phòng Kế toán – Ngân quỹ; - Phòng Thanh toán quốc tế; - Phòng Maketting;

- Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ; - Phòng Điện toán;

- Phòng Hành chính nhân sự.

41

còn có mạng lưới dịch vụ trên địa bàn gồm các huyện, thành như: Chi nhánh Huyện Nam trực, Chi nhánh Huyện Hải Hậu, Chi nhánh thành phố...

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định

Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam

2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định trong những năm qua

Nam Định một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác phát triển kinh tế của Miền Bắc, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu, nên mang lại lợi thế lớn hơn cho NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định so với các ngân hàng khác.

P.Kiểm soát nội bộ P.Hành chính nhân sự Ban Giám đốc Phòng Marketting Phòng Điện toán Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán ngân quỹ P.Thanh toán quốc tế Giám đốc Phó Giám đốc Phụ trách kế toán–ngân quỹ Phó Giám đốc Phụ trách kinh doanh Phòng Kiểm soát nội bộ P.Hành chính nhân sự

42

Trong những năm qua NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tin tưởng của lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam,của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống cơ sở, sự phối hợp hiệu quả của các ngành, đoàn thể quần chúng tại địa phương, sự đồng thuận chia sẻ của khách hàng.

Bên cạnh các thuận lợi trên, Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn.

Cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008 đến năm 2010 đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của hầu hết các nước trên toàn thế giới. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp (trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất) khiến cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng, khó khăn, từ đó kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập người dân giảm mạnh. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn mà tất cả các ngân hàng đều gặp phải đó là công tác huy động và cho vay của chi nhánh.

Nền kinh tế đang trong thời kỳ phục hồi vì vậy nhu cầu về thu hút vốn đầu tư qua nhiều kênh khác nhau tăng lên, người gửi tiền có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, điều này làm giảm tỉ trọng hộ dân sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.

Lãi suất, tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp, khó lường tác động đến tâm lý người dân làm cho công tác huy động vốn gặp khó khăn, việc huy động vốn trung và dài hạn gặp khó khăn do có xu hướng gửi tiền ngắn hạn.

Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt.

Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến doanh số huy động cũng như doanh số cho vay của Chi nhánh.

Bên cạnh đó việc tách NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định thành 02 chi nhánh vào cuối năm 2009 khiến cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Một phần các khách hàng lớn được chuyển sang chi

43 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhánh Bắc Nam Định quản lý nên khách hàng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, Chi nhánh Nam Định đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo. Với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên, NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Bảng 2.2. Kết quả thu chi tài chính

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Tăng giảm so với 2009 (%) Số tiền Tăng giảm so với 2010 (%) 1. Tổng thu 571 785 37,48% 1151 46,62% 2. Tổng chi 489 680 39,06% 936 37,65% 3. Chênh lệch thu chi 82 105 215

Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định năm 2009-2011

Trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nố lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh và chiến lược kinh doanh hợp lý ngân hàng đã đạt được kết quả khá khả quan. Cụ thể, tổng thu năm 2009 đạt 571 tỷ đồng, tổng chi năm 2009 đạt 489 tỷ chênh lêch thu chi năm 2009 đạt 82 tỷ đồng.

Sang đến năm 2010 dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho hoạt động của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó có sự chia tách chi nhánh cũng làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của chi nhánh, tuy nhiên tổng thu, tổng chi vẫn đạt kết quả cao hơn năm 2009, chứng tỏ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo chi nhánh. Cụ thể năm 2010 tổng thu đạt 785 tỷ đồng, tăng 37,48%; tổng chi đạt 680 tỷ đồng, tăng 39,06% so

44

với năm 2009. Từ đó kéo theo chênh lệch thu chi từ 82 tỷ đồng năm 2009 lên thành 105 tỷ đồng năm 2010.

Sang đến năm 2011, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đã bắt đầu đi vào ổn định và phát triển thì tình hình kinh doanh của Chi nhánh cũng tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Tổng thu so với năm 2010 đã tăng 46,62 % đạt 1151 tỷ đồng; tổng chi tăng 37,65% đạt 936 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi tăng mạnh lên 215 tỷ đồng, vượt 37,8 % so với kế hoạch Trung ương giao là 156 tỷ đồng.

Với kết quả tài chính như trên thì hệ số lương của Chi nhánh luôn được đảm bảo và tăng đều qua các năm.

Đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định luận văn ths ki (Trang 46 - 51)