2.1.1. Khái quát về tỉnh Nam Định
Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực - thực phẩm của đồng bằng Bắc bộ không những đủ cho tiêu dùng trong tỉnh mà còn xuất khẩu. Đồng thời, nơi đây còn có sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt - May là một trong những trung tâm dệt may của cả nước.
Tỉnh có rất nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú với nhiều di tích lịch sử, văn hoá; nhiều điểm tham quan du lịch.
Nam Định là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hoá, nơi phát tích của vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: khu di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Dày...Nam Định còn là quê hương của các bậc võ tướng anh hùng, đồng thời cũng là quê hương của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Trần Tế Xương (Tú Xương), Nguyễn Bính...
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Nam Định có bề dày văn hoá truyền thống. Kho tàng văn hoá này bắt nguồn từ đời sống của cư dân, được lưu truyền và phát triển dưới nhiều hình thức, sinh hoạt đa dạng như loại hình hát chèo, hát văn, rối nước, hát xẩm...nhiều lễ hội cổ truyền, nhiều trò vui dân gian như bơi thuyền, hầu bóng...[14]
Kinh tế tỉnh Nam Định trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đang trên đà phục hồi và phát triển. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 9/3/2011 về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và chỉ đạo triển khai nghiêm túc, quyết liệt. Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, tình hình kinh tế - xã
39
hội 7 tháng đầu năm 2011 của tỉnh ổn định và tiếp tục có bước phát triển tốt hơn so cùng kỳ.[1]
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản Tỉnh Nam Định Chỉ tiêu Đ/vị tính Năm 2011
1/ Giá trị SX Công nghiệp Tỷ đồng 12.230
2/ SX nông nghiệp, lương thực Ngàn Tấn 537,2
3/ Xuất khẩu Triệu USD 322,4
4/ Thương mại Tỷ đồng 8.169
5/ Du lịch Tỷ đồng 26
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2011
Trên địa bàn thành phố Nam Định trong các năm lại đây các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch phát triển khá mạnh, cụ thể:
Ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân 21.5%/năm. Ngành xuất khẩu tốc độ tăng trưởng bình quân 26,4%/năm. Ngành thương mại-du lịch tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm, ngành nông nghiệp sản xuất lương thực năng suất bình quân 68,78 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha so vụ xuân 2010), sản lượng thóc đạt 537,2 ngàn tấn. Sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân đạt 553,8 ngàn tấn, tăng 0,9%.
2.1.2. Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định
2.1.2.1. Sơ lƣợc về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định
Nhằm tăng cường khai thác thị trường Nam Định và các vùng lân cận, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Nam Định thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 18/3/1997 tại Quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, là Ngân hàng cấp I, loại I, trực thuộc Trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và các quy định của NHNN Việt Nam.
NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định là một trong hơn 2.400 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Có vai trò trong việc tạo lập nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn
40
tỉnh Nam Định, cung cấp các hình thức dịch vụ ngân hàng... góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định.
NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 45 Bạch Đằng, Nam Định. Kể từ khi thành lập đến nay, với thời gian hoạt động là 15 năm NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã và đang hoạt động kinh doanh trên cơ sở tự kinh doanh, tự bù đắp có lãi, là đơn vị kinh doanh hiệu quả trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định được thành lập nhằm khai thác thị trường Nam Định do vậy hoạt động kinh doanh chủ yếu là: kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định. Hiện nay, Chi nhánh hoạt động theo mô hình kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại.
Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn chi nhánh tính đến 31/12/2011 là 434 cán bộ. Bộ máy tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định tại Văn phòng bao gồm Ban Giám đốc và 07 phòng nghiệp vụ cụ thể như sau:
- Ban Giám đốc: bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc - Phòng Tín dụng;
- Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn; - Phòng Kế toán – Ngân quỹ; - Phòng Thanh toán quốc tế; - Phòng Maketting;
- Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ; - Phòng Điện toán;
- Phòng Hành chính nhân sự.
41
còn có mạng lưới dịch vụ trên địa bàn gồm các huyện, thành như: Chi nhánh Huyện Nam trực, Chi nhánh Huyện Hải Hậu, Chi nhánh thành phố...
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Nam Định
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định
Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ NHNo&PTNT Việt Nam
2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định trong những năm qua
Nam Định một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác phát triển kinh tế của Miền Bắc, hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu, nên mang lại lợi thế lớn hơn cho NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định so với các ngân hàng khác.
P.Kiểm soát nội bộ P.Hành chính nhân sự Ban Giám đốc Phòng Marketting Phòng Điện toán Phòng Tín dụng Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán ngân quỹ P.Thanh toán quốc tế Giám đốc Phó Giám đốc Phụ trách kế toán–ngân quỹ Phó Giám đốc Phụ trách kinh doanh Phòng Kiểm soát nội bộ P.Hành chính nhân sự
42
Trong những năm qua NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tin tưởng của lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam,của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh xuống cơ sở, sự phối hợp hiệu quả của các ngành, đoàn thể quần chúng tại địa phương, sự đồng thuận chia sẻ của khách hàng.
Bên cạnh các thuận lợi trên, Chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn.
Cuộc khủng hoảng tài chính từ cuối năm 2008 đến năm 2010 đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế của hầu hết các nước trên toàn thế giới. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp (trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu chịu tác động lớn nhất) khiến cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sản xuất của nông dân bị ảnh hưởng, khó khăn, từ đó kéo theo tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thu nhập người dân giảm mạnh. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng này. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó khó khăn mà tất cả các ngân hàng đều gặp phải đó là công tác huy động và cho vay của chi nhánh.
Nền kinh tế đang trong thời kỳ phục hồi vì vậy nhu cầu về thu hút vốn đầu tư qua nhiều kênh khác nhau tăng lên, người gửi tiền có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, điều này làm giảm tỉ trọng hộ dân sử dụng dịch vụ của Chi nhánh.
Lãi suất, tỷ giá trên thị trường diễn biến phức tạp, khó lường tác động đến tâm lý người dân làm cho công tác huy động vốn gặp khó khăn, việc huy động vốn trung và dài hạn gặp khó khăn do có xu hướng gửi tiền ngắn hạn.
Trên cùng địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng huy động vốn tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt.
Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng đến doanh số huy động cũng như doanh số cho vay của Chi nhánh.
Bên cạnh đó việc tách NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định thành 02 chi nhánh vào cuối năm 2009 khiến cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Một phần các khách hàng lớn được chuyển sang chi
43
nhánh Bắc Nam Định quản lý nên khách hàng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, Chi nhánh Nam Định đã nhanh chóng ổn định tổ chức, phát động phong trào thi đua lao động sáng tạo. Với nỗ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên, NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Bảng 2.2. Kết quả thu chi tài chính
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Số tiền Tăng giảm so với 2009 (%) Số tiền Tăng giảm so với 2010 (%) 1. Tổng thu 571 785 37,48% 1151 46,62% 2. Tổng chi 489 680 39,06% 936 37,65% 3. Chênh lệch thu chi 82 105 215
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định năm 2009-2011
Trong thời gian qua cùng với sự cố gắng nố lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh và chiến lược kinh doanh hợp lý ngân hàng đã đạt được kết quả khá khả quan. Cụ thể, tổng thu năm 2009 đạt 571 tỷ đồng, tổng chi năm 2009 đạt 489 tỷ chênh lêch thu chi năm 2009 đạt 82 tỷ đồng.
Sang đến năm 2010 dưới tác động của khủng hoảng tài chính thế giới khiến cho hoạt động của Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó có sự chia tách chi nhánh cũng làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của chi nhánh, tuy nhiên tổng thu, tổng chi vẫn đạt kết quả cao hơn năm 2009, chứng tỏ sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ nhân viên, sự chỉ đạo sáng suốt của ban lãnh đạo chi nhánh. Cụ thể năm 2010 tổng thu đạt 785 tỷ đồng, tăng 37,48%; tổng chi đạt 680 tỷ đồng, tăng 39,06% so
44
với năm 2009. Từ đó kéo theo chênh lệch thu chi từ 82 tỷ đồng năm 2009 lên thành 105 tỷ đồng năm 2010.
Sang đến năm 2011, khi nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Nam Định nói riêng đã bắt đầu đi vào ổn định và phát triển thì tình hình kinh doanh của Chi nhánh cũng tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Tổng thu so với năm 2010 đã tăng 46,62 % đạt 1151 tỷ đồng; tổng chi tăng 37,65% đạt 936 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi tăng mạnh lên 215 tỷ đồng, vượt 37,8 % so với kế hoạch Trung ương giao là 156 tỷ đồng.
Với kết quả tài chính như trên thì hệ số lương của Chi nhánh luôn được đảm bảo và tăng đều qua các năm.
Đến nay NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã trở thành một chi nhánh có quy mô hoạt động lớn trong hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam, một tổ chức vững mạnh và có uy tín trên địa bàn tỉnh Nam Định.
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định
Phát huy thế mạnh về màng lưới và thương hiệu trên địa bàn tỉnh Nam Định, chi nhánh đã tập trung chỉ đạo bằng các biện pháp tích cực để thu hút các nguồn vốn lớn, rẻ để đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn theo tinh thần nghị định 41/2010/NĐ-CP. Tăng cường nguồn vốn tại chỗ nhằm mở rộng đầu tư tín dụng. NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã coi trọng công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu nhằm tạo diều kiện cho đầu tư vốn tín dụng.
Lợi nhuận của ngân hàng không chỉ có lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tín dụng mà còn có lợi nhuận thu từ nguồn vốn điều chuyển theo chỉ đạo của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam với mức phí trước đây là 16,5%/tháng, đến nay là 12,5%/tháng tính chung cho tất cả nguồn vốn.
NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã rất chú trọng đến hoạt động huy động vốn thông qua việc sử dụng rất nhiều các hình thức và biện pháp tích cực, chủ động nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và tranh thủ những nguồn vốn khác nên qua các năm ngân hàng luôn có tốc độ tăng trưởng vốn cao và đều đặn. Trong 3
45
năm từ 2009 – 2011, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Nam Định đã không ngừng tăng trưởng với cơ cấu phong phú, hình thức huy động ngày càng đa dạng. Đến 31/12/2011, tổng nguồn vốn huy động đạt 3.996 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010 và tăng 29% so với năm 2009. Kết quả này đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cũng như thị phần hoạt động của ngân hàng.
Thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Thị phần huy động vốn của NHNN&PTNT Chi nhánh Nam Định so với các chi nhánh trên cùng địa bàn từ năm 2009-2011
Đơn vị: Triệu đồng
Danh mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn huy động 3.097.646 3.357.500 3.996.206
Tổng nguồn vốn huy động
trên địa bàn 7.744.115 9.592.857 11.928.973
Thị phần vốn của chi nhánh
trên địa bàn (%) 40% 35% 34%
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định năm 2009-2011
Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định trong các năm gần đây giảm nhẹ. Nguyên nhân là do có sự cạnh tranh rất gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các ngân hàng thương mại với nhau, giữa các NHTM nhà nước với các NHTM cổ phần khác trên địa bàn.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định có tổng số 58 tổ chức tín dụng hoạt động, bao gồm 42 quỹ tín dụng hoạt động trên địa bàn thành phố và các xã, 16 Ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính (NH Công thương tỉnh, NH Công thương Thành phố, NHNo Nam Định, NHNo Chi nhánh Bắc Nam Định,NH Đầu tư phát triển, NH Phát triển, NH chính sách XH, NH Hàng hải, NH VPBank, NHCP
46
kỹ thương Techcombank, NH Á Châu, NH Đông Á, Công ty tài chính dầu khí, NH Quân đội, NH Ngoại thương).
Vì thế, để có thể tiếp tục giữ được vai trò là một trong những ngân hàng tiên phong đứng đầu trong hệ thống NHTM nhà nước trên địa bàn của mình, NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định cần chú trọng hơn nữa tới các biện pháp gia tăng nguồn vốn huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn.
2.2.1. Các hình thức huy động vốn hiện đang áp dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định nhánh Nam Định
Theo quy định của NHNo& PTNT Việt Nam, toàn bộ các sản phẩm huy động sẽ được nghiên cứu và ban hành ở trụ sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam, việc huy động vốn ở các chi nhánh là quá trình tổ chức triển khai thực hiện các sản phẩm do trụ sở chính ban hành. Hệ thống công nghệ chỉ hỗ trợ tự động đối với các sản phẩm này. Với các nhu cầu đặc biệt của khách hàng về sản phẩm tiền gửi, các chi nhánh tự thiết kế trong khuôn khổ các quy định hiện hành và phải thực hiện theo dõi khá thủ công trên hệ thống.
NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định đã tổ chức triển khai kịp thời các sản phẩm do trụ sở chính ban hành, đồng thời thiết kế các sản phẩm đặc thù theo yêu cầu của khách hàng như tiết kiệm dự thưởng giải thưởng bằng vàng hoặc bằng hiện vật.
So với các NHTM mại khác, NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh