về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ Ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát trong nước và ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của các Ngân hàng Hội viên. Bên cạnh đó, HHNH có thể hợp tác với các Học viện, Viện nghiên cứu, Trường Đại học và trung học chuyên nghiệp, Trung tâm Đào tạo trong nước, ngoài nước trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ Ngân hàng, tiếp nhận các chương trình dự án tài trợ trong lĩnh vực đào tạo và thực hiện các chương trình dự án đó từ các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan đến quản trị nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức cho các Ngân hàng hội viên
KẾT LUẬN
Quản trị nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng nhằm làm tăng chất lượng các khoản vay, giảm chi phí hoạt động, tăng thu nhập, nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng trong điều kiện ngành Ngân hàng cũng như nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa có điểm dừng, quản trị nợ xấu lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, và hiện đang trở thành vấn đề quan trọng, xuyên suốt trong cương lĩnh hoạt động của các Ngân hàng.
Việc hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM sẽ giúp NHTM thể hiện tốt vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế, giúp cho các tổ chức và các thành phần kinh tế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi các NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động và năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập với kinh tế Thế giới…
Qua nghiên cứu lý luận và thực tế quản trị nợ xấu tại NHTMCP ACB – chi nhánh Hà Thành, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt đạt được và hạn chế trong quản trị nợ xấu tại NHTMCP ACB – chi nhánh Hà Thành, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn hoạt động này ngày càng được phát triển tại NHTMCP ACB – chi nhánh Hà Thành.
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng do thời gian và trình độ có hạn, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những góp ý của thầy cô giáo để bài viết hoàn thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thùy Duyên (02/03/2010), Nợ xấu Ngân hàng sẽ phản ánh chính xác hơn, http://vneconomy.vn/20100302055554838p0c6/no-xau-ngan-hang-se-phan-anh- chinh-xac-hon.htm
2. PGS.TS Phan Thị Cúc (2008), Giáo Trình Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản Thống kê
3. TS. Đoàn Thanh Hà, TS.Lý Hoàng Ánh (2006), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
4. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê.
5. Trương Thị Hà (1996), Chuyên đề quản lý tiền tệ và tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
6. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, (2009), Quản lý nợ xấu tại Việt Nam, kinh
nghiệm quốc tế và chiến lược tối đa hoá, http://www.vnbaorg.info/index.php? option=com_content&task=view&id=16&Itemid=54
7. PGS. TS Lưu Thị Hương; PGS. TS Vũ Duy Hào- Giáo trình Tài chính
doanh nghiệp- Đại học Kinh tế quốc dân.
8. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định Tín dụng Ngân
hàng, Nhà xuất bản Tài chính
9. Nguyễn Văn Lâm (số 20 ngày 15/10/2007), Phòng ngừa rủi ro và nâng cao
chất lượng tín dụng ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, trang số 18.
10. Ngân hàng TMCP ACB –chi nhánh Hà Thành(2009 - 2014), Báo cáo tình
hình hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2009 - 2014.
11. Nguyễn Ngọc Quả (1990), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 12. Website: http://acb.com.vn/wps/portal