Thực trạng xử lýnợ xấu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng ACB – chi nhánh hà thành (Trang 48 - 51)

Khách hàng

2.3.4. Thực trạng xử lýnợ xấu

Trước đây các Ngân hàng chỉ có bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu tại trụ sở chính còn tại các chi nhánh, cán bộ xử lý nợ là cán bộ tín dụng kiêm nhiệm không chuyên trách. Bộ phận xử lý nợ chủ yếu làm nhiệm vụ giải quyết hậu quả của việc cho vay không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lai đây, tất cả các chi nhánh của Ngân hàng ACB đã có bộ phận quản lý rủi to/nợ có vấn đề chuyên trách. Bộ phần quản lý rủi ro/nợ có vấn đề định kỳ báo cáo, phân tích các khoản nợ có vấn đề để cùng bộ phận tín dụng tìm hướng xử lý.

Khi phát hiện khoản nợ xấu, cán bộ tín dụng theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, đôn đốc khách hàng trả nợ như đã thỏa thuận. Đồng thời, tùy thuộc vào sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình trạng TSĐB, ngân hàng phân tích khả năng thu nợ để lựa chọn biện pháp xử lý nợ thích hợp trình cấp có thẩm quyền.

Trong các năm qua, Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành đã cố gắng nỗ lực áp dụng mọi biện pháp để thu nợ, giảm nợ nhằm tiến tới cổ phần hóa và hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Các biện pháp được ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành áp dụng trong việc xử lý nợ xấu được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5: Tỷ lệ các biện pháp xử lý, thu nợ áp dụng tại Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành (2009 – 2014)

Đơn vị: %

STT Các biện pháp xử lý Tỷ lệ

Tổng số 100

1 Phát mại tài sản đảm bảo 17,9

2 Tiếp tục cấp tín dụng 6,1

3 Xử lý bằng quỹ đề phòng rủi ro 40,1

4 Cơ cấu lại nợ 5,4

5 Miễn giảm lãi 9,1

6 Bán nợ 8,9

7 Khởi kiện khách hàng 2,2

8 Nhận tài sản đảm bảo cấn trừ nợ cho khách hàng 1,2 9 Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay 4,4

10 Các biện pháp khác 4,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành 2009 -2014)

Tại Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành biện pháp xử lý nợ xấu được sử dụng nhiều nhất cũng là xử lý bằng quỹ DPRR. Biện pháp này chiếm tới 40,1%. Tại Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành, biện pháp phát mại TSĐB chiếm tỷ lệ tới 17,9% trong tổng số các biện pháp mà ngân hàng áp dụng và trở thành biện pháp chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Tiếp đó là đến các biện pháp như miễn giảm lãu hay bán nợ (9%). Các biện pháp xử lý chiếm tỷ lệ nhỏ là khởi kiện khách hàng.

Trong phạm vi luận án, tác giả đi sâu nghiên cứu vào thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành bằng quỹ DPRR:

DPRR là khoản tiền được tính theo dư nợ gốc, trích và hạch toán vào chi phí để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ trích DPRR cụ thể đối với

nợ xấu bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất lần lượt là 20%, 50% và 100%. Tuy nhiên, số tiền DPRR của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành luôn rất nhỏ so với số nợ xấu phải đòi và phụ thuộc phần lớn vào ý muốn của ngân hàng.

Việc trích lập và sử dụng quỹ DPRR của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng tại Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành Đơn vị: Tỷ đồng Năm DP cụ thể trích lập DP cụ thể đã dùng DP cụ thể còn lại DP cụ thể đã dùng/DP cụ thể trích lập 2011 576.11 227.86 348,25 39,5% 2012 616.56 117.32 499.24 19% 2013 835.38 121.28 714.1 14,5% 2014 935.22 22.04 913.18 2,35%

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành 2011- 2014)

Như vậy, có thể thấy, hiện nay, nguồn DPRR của ngân hàng còn rất thấp so với số nợ xấu phải thu hồi. Thực tế, số tiền trích lập DPRR hàng năm thường chỉ khoảng 30% số dư nợ xấu và từ năm 2011 trở lại đây, mỗi năm ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành phải dùng DPRR xử lý nợ xấu trên dưới 1.000 tỷ đồng.

Sau khi xử lý nợ xấu bằng cách dùng quỹ DPRR, những khoản nợ này sẽ được đưa ra ngoại bảng, tiếp tục được theo dõi và xử lý tiếp. Hiện nay, số dư nợ đang tồn

đọng tại sổ sách ngoại bảng của Ngân hàng ACB – chi nhánh Hà Thành là dưới 10.000 tỉ đồng.Số lượng nợ xấu được xử lý chưa cao phản ánh tính kém hiệu quả trong công tác xử lý nợ. Để xử lý dứt điểm nợ ngoại bảng rất khó khăn do TPĐB cho các khoản nợ này có giá trị bằng một nửa số nợ chưa xử lý được nên chưa thể xuất toán.

Sau khi nợ xấu được đưa ra ngoại bảng, bán nợ cho các tổ chức có chắc năng mua – bán nợ chuyên nghiệp là phương án xử lý nơ xấu nhanh nhất. Nhưng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu hình thành và còn khác nhiều bất cập, khiến hoạt động mua bán, xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói riêng, của các doanh nghiệp nói chung chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng ACB – chi nhánh hà thành (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w