5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH
ty TNHH Phúc Toàn Lương
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
Công tác hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Mặt khác, đặc điểm sản xuất cũng như điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp là không giống nhau, do vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự lựa chọn cho mình một mô hình kế toán phù hợp nhất nhằm phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán kết quả kinh doanh nói riêng cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán hiện hành và phù hợp với thông tư, nghị định của Nhà nước, tạo điều kiện cho việc quản lý doanh nghiệp cũng như việc thực hiện vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế. Việc tổ chức công tác kế toán ở mỗi đơn vị phải được vận dụng phù hợp với tình hình của đơn vị để công tác kế toán mang lại hiệu quả cao nhất, chính xác trong khuôn khổ của luật và chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành. Đây là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong nền kinh tế nói chung cũng như ngành thương mại nói riêng.
- Hoàn thiện phù hợp với yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và quy mô mà doanh nghiệp áp dụng theo chế độ, quyết định phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất. Hoàn thiện phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp, đặc biệt là phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ nhân vien phòng kế toán.
- Hoàn thiện kế toán kết quả kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng thông tinn chính xác, trung thực và kịp thời cho người có nhu cầu sử dụng góp phần làm tăng hiệu quả cho công tác quản lý doanh nghiệp. Các thông tin kế toán nội bộ càng chính xác kịp thời thì các quyết định của nhà quản trị lại càng khả thi. Hơn nữa, trong điều iện nền kinh tế với sự bùng nổ của thông tin và sự cạnh tranh gay gắt thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng.
- Hoàn thiện phải đảm bảo tính khả thi trên cơ sở tiết kiệm mà hiệu quả. Với mỗi doanh nghiệp, khi bỏ vốn ra đều mong muốn mang lại lợi nhuận cao nhất bằng việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm nhất. Tiết kiệm là làm sao để chi phí bỏ
ra là thấp nhất mà hiệu quả thu được cao thì khi đó việc hoàn thiện mới thực sự có kết quả tốt. Ngược lại, để hoàn thiện công tác kế toán mà chi phí bỏ ra quá lớn so với lợi ích thu được là không khả thi
3.2.2. Đề xuất hoàn thiện
Với những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán kết quả kinh doanh như đã phân tích ở trên, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Phúc Toàn Lương:
• Về chứng từ sử dụng
Tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, luân chuyển, xử lý chứng từ là một khâu quan trọng, quyết định đến thông tin kế toán. Do vậy, việc tổ chức luân chuyển chứng từ trong các đơn vị phải nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng, tránh chồng chéo là điểu rất cần thiết. Hiện nay, mặc dù công ty đã có những quy định rõ ràng về định kỳ luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán nhưng vẫn xảy ra hiện tượng chứng từ được luân chuyển lên phòng kế toán rất chậm dẫn đến khối lượng công việc kế toán cuối kỳ rất nhiều nên việc hạch toán KQKD không kịp thời và chính xác. Chứng từ luân chuyển trong công ty chậm do nhiều nguyên nhân, nhưng phần nhiều là do nhân viên kế toán trong công ty. Theo em công ty nên có những biện pháp đôn đốc việc luân chuyển chứng từ từ phía nhân viên kế toán, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc luân chuyển chứng từ đối với nhân viên kế toán. Nhận thức về việc luân chuyển chứng từ của nhân viên kế toán chưa sâu sắc vì thế mà trong các cuộc họp của công ty, ban giám đốc, kế toán trưởng cần có sự trao đổi về sự cần thiết của việc luân chuyển chứng từ, đồng thời quy định trách nhiệm rõ ràng về trách nhiệm của nhân viên về công tác luân chuyển chứng từ và quy định mức phạt cần thiết với những trường hợp luân chuyển chứng từ chậm chạp làm ảnh hưởng tới kế toán kết quả kinh doanh của công ty.
• Về việc vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty nên mở chi tiết tài khoản cấp II, cấp III cho các tài khoản ngoài tài khoản doanh thu, giá vốn, chi phí để tiện cho việc hạch toán và theo dõi quá trình tiêu thụ hàng hóa. Đặc biệt hơn nữa, kế toán nên thay đổi hệ thống tài khoản cấp III cho TK 5111, TK 5112, TK 6321,TK 6322, TK 6422. Công ty nên thay đổi hệ
thống tài khoản chi tiết không nên mở chi tiết tài khoản doanh thu, chi phí cho những khách hàng quan trọng nữa mà chi tiết theo từng nhóm sản phẩm để kế toán có thể theo dõi một cách tốt hơn mặt hàng nào đang bán chạy, mặt hàng nào tiêu thụ chậm, mặt hàng nào cần tư vấn cho ban quan trị nên sản xuất thêm, hay nên ngừng sản xuất để nhà quản trị đưa ra phương án kinh doanh hiệu quả nhất. Việc thay đổi hệ thống tài khoản cấp III này cũng giúp ích nhiều cho kế toán quản trị trong việc lập báo cáo thời điểm.
VD: TK 5111 XM – Doanh thu bán hàng hóa - xi măng TK 6321 Gạch – Giá vốn – gạch
Công ty nên tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để đảm bảo cho việc doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục trong tương lai mà không gặp phải rủi ro lớn nào.
TK sử dụng TK 159 – các khoản dự phòng sử dụng hai tài khoản cấp 2 như sau:
• TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi Kết cấu tài khoản 1592:
Bên Nợ :
+ Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi + Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có :
Số dự phòng nợ phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
• TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn: TK này phản ánh việc trích lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cầu TK 1593:
Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán
Bên Có: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cuối niên độ
Số dư bên Có: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn
Trong những năm gần đây, nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hoạt động kinh doanh khó khăn nên số lượng hàng hóa tồn kho của công ty cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy công ty nên trích lập những khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với lượng hàng hóa tồn đọng lâu và lượng hàng hóa bị giảm giá trị để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty.
Đối tượng lập dự phòng: Bao gồm, nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điểu kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định, các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho
- Là những vật tư, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thời điểm lập báo cáo tài chính.
Thời điểm trích lập dự phòng: Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi khóa sổ để lập báo cào tài chính
Xác định mức dự phòng cần trích lập:
Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa
=
Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập BCTC x Giá gốc HTK theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại HTK bị giảm giá
Xử lý dự phòng:
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá HTK, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phần chênh lệch
- Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập nhỏ hơn số dư dự phòng giảm giá HTK, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch bằng việc ghi giảm chi phí kinh doanh trong kỳ
- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng và khả năng giảm giá của từng số hàng tồn kho để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí.
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng tồn kho
Có TK 1593– Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau, tiếp tục tính toán mức cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo. Sau đó sẽ so sánh với số dự phòng đã lập cuối kì kế toán của năm trước.
+ Nếu có số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng tồn kho
Có TK 1593 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập.
Nợ TK 1593 – dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – giá vốn hàng tồn kho
Việc trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi
Để lập dự phòng phải thu khó đòi, số tiền phải thu khó đòi phải được theo dõi cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.
Các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác
- Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các cam kết nợ khác.
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, đang thi hành án hoặc đã chết
Mức trích lập dự phòng
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: - 30% với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng tới dưới 1 năm
- 50% giá trị khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm tới dưới 2 năm - 70% giá trị khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm tới dưới 3 năm - 100% giá trị khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên
- Cuối niên độ kế toán hay cuối kỳ kế toán, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có, doanh nghiệp lập thêm dự phòng nợ phải thu khó đồi bằng khoản chênh lệch.
Nợ TK 642 – chi phí quản lý kinh doanh Có TK 1592 – dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần phải trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi hiện có, doanh nghiệp phải tiến hành hoàn nhập dự phòng, giảm chi phí quản lý kinh doanh.
Nợ TK 1592 – dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 – chi phí quản lý kinh doanh
- Với những khoản nợ khó đòi không thể thu hồi được, doanh nghiệp quyết định xóa nợ
Nợ TK 1592 – Dự phòng phải thu khó đòi Nợ TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 131 – phải thu khách hàng Có TK 138 – phải thu khác
Đồng thời ghi
Nợ TK 004 – nợ khó đòi đã xử lý
- Khi thu hồi được những khoản nợ khó đòi đã xử lý Nợ TK 111, 112
Có TK 711 – thu nhập khác Đồng thời ghi
Có TK 004 – Nợ khó đòi đã xử lý
• Về việc hoàn thiện sổ kế toán
Kế toán nên phân loại một số nhóm mặt hàng chính, dịch vụ và mở sổ chi tiết cho các tài khoản, tài khoản doanh thu, giá vốn bán dịch vụ và bán sản phẩm phải được mở sổ chi tiết về từng sản phẩm như gạch, đá, xi măng,… hay nhóm dịch vụ: xây lắp, chống mối mọt, bảo trì các công trình,… Để từ đó có thể tổng hợp những báo cáo kịp thời phục vụ yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, tương tự tài khoản giá vốn háng bán cũng phải được mở sổ chi tiết theo từng nhóm sản phẩm, dịch vụ
+ Công ty nên mở sổ chi tiết về doanh thu cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như sổ chi tiết:
- TK 51111 – doanh thu bán đá - TK 51112- doanh thu bán gạch
- TK 51121 – doanh thu dịch vụ bảo trì công trình - TK 51121- doanh thu dịch vụ chống mối mọt,…
+ Công ty nên mở chi tiết về giá vốn cho từng loại hàng hóa, dịch vụ
• TK 63211 – Giá vốn loại hàng đã
• TK 63212 – Giá vốn mặt hàng gạch
• TK 63221 – Giá vốn dịch vụ bảo trì công trình,…
Bên cạnh đó, công ty cũng nên mở sổ chi tiết TK 911 theo từng hoạt động bán hàng và cung cáp dịch vụ. Trong hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại mở chi tiết cho từng loại hàng hóa và dịch vụ như sổ chi tiết TK 9111XM – xác định kết quả kinh doanh xi măng, sổ chi tiết TK 9112 CMM – xác định kết quả dịch vụ chống mối mọt,… Qua đó, cũng giúp công ty tính lợi nhuận gộp theo từng hoạt động một cách thuận tiện nhất.
Bộ, Sở : …….…. Mẫu sổ : S51 -H
Đơn vị : ………… (Ban hành theo quy định số: 999 - TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ tài chính)
SỔ CHI TIẾT DOANH THU ( CÁC KHOẢN THU DO BÁN HÀNG )
Loại hoạt động :……….……….. Tên sản phẩm ( hàng hoá dịch vụ ) :..……... Đơn vị tính……. Ngày tháng ghi sổ
CHỨNG TỪ DIỄN GIẢI DOANH THU BÁN
HÀNG GHI CHÚ Số hiệu Ngày tháng Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8
- Sổ này có ……trang, đánh số từ trang 01 đến trang….. - Ngày mở sổ :………
Ngày … tháng … năm …
Người ghi sổ Phụ trách kế toán Thủ trưởng đơn vị
Cách ghi sổ:
Căn cứ hóa đơn GTGT kế toán tiên hành ghi sổ chi tiết TK 511 của từng loại hàng hóa ( xi măng, thép, gạch,…). Cuối kỳ thực hiện kết chuyển sang sổ chi tiết TK 911 của loại hàng đó để xác định kết quả kinh doanh
Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 632 cho từng loại hàng hóa. Cuối kỳ thực hiện kết chuyển sang sổ chi tiết TK 911 của hàng hóa đó để xác định kết quả kinh doanh.
Mở sổ chi tiết như trên không những quản lý nhanh chóng, chính xác hàng bán và dịch vụ cung cấp trong kỳ mà còn giúp cho nhà quản trị biết được mặt hàng, hay dịch vụ nào tạo ra doanh thu chủ yếu cho công ty để từ đó có phương hướng đầu tư,