Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nợ phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

Một phần của tài liệu Kế toán công nợ phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương đầu tư thương mại dịch vụ thăng long (Trang 49 - 54)

theo lương

3.2.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nợ phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

3.2.1. Sự cần thiết của công tác kế toán nợ phải thu tại các doanh nghiệp (nói chung) cũng như công tác kế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần đầu tư thương chung) cũng như công tác kế toán nợ phải thu tại Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long (nói riêng).

Nợ phải thu là tài sản của Công ty, là khoản vốn bằng tiền mà người khác chiếm dụng của công ty. Cho nên nó ảnh hưởng mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của công ty.Đã có rất nhiều ví dụ của các công ty trên thị trường trong việc quản lý nợ phải thu không tốt đã dẫn đến tình trạng phải thu hẹp phạm vi kinh doanh. Nguyên nhân, do công ty vẫn có lãi, doanh thu tăng cao tuy nhiên lại không thu được tiền nên không có tiền để thanh toán nợ dẫn đến phải bán tài sản để thanh toán nợ. Do đó, mỗi công ty cần phải tổ chức một bộ phận thực hiện công tác kế toán nợ phải thu nhằm quản lý có hiệu quả và tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu, tránh thất thoát vốn của Công ty.

Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long có số dư nợ phải thu khách hàng là khá lớn, năm 2013, công nợ phải thu chiếm 35,58% trong tổng tài sản. Do đó, nhận thấy nợ phải thu khách hàng có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng thanh toán của Công ty, và ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Cho nên, công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác kế toán nợ phải thu.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nợ phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long. công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Thăng Long.

Giải pháp 1: Hoàn thiện tổ chức chứng từ

Để tránh làm gián đoạn quá trình luân chuyển chứng từ giữa bộ phận kế toán và thủ kho, công ty nên có nhân viên kế toán bán hàng tại kho của công ty, nhân viên đó có sự ủy quyền để có thể làm các thủ tục cho việc xuất bán, viết hóa đơn cũng như cập nhật chứng từ vào sổ đúng thời điểm. Nhưng cũng cần phải có sự giám sát chặt chẽ nhằm tránh việc thủ kho và kế toán hợp tác với nhau, báo cáo gian lận tình hình thực tế của hàng hóa gây tổn thất cho công ty. Việc lập bảng kê cho mỗi phiếu xuất kho cũng sẽ giúp kế toán kiểm tra được tình hình từng mặt hàng được chính xác và theo dõi chi tiết, cập nhật đầy đủ hơn.

Kế toán bán hàng và thủ kho phải thường xuyên có sự liên hệ, kiểm kê, đối chiếu số liệu mặt hàng thực tế và sổ sách để có thể quản lý tốt và xác định nguyên nhân sai lệch từ đó có những xử lý kịp thời tránh gây thiệt hại chi phí cho công ty

Giải pháp 2: Hoàn thiện quy trình xét duyệt bán hàng trả chậm , thắt chặt chính sách tín dụng (nếu cần) và thực hiện đối chiếu công nợ đầy đủ.

- Công ty cần phải hoàn thiện chính sách bán chịu hợp lý, quy trình bán hàng và xét duyệt bán hàng trả chậm quy định thời hạn thanh toán chặt chẽ, phải thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng.Cần có sự xét duyệt khách hàng mới cho nhận nợ. Đối với các khách hàng mới, mua hàng với giá trị đơn hàng lớn, những khách hàng ít phát sinh mua hàng, thời hạn nhận nợ dài, thường xuyên quá hạn không thanh toán, hoặc thanh toán không đầy đủ, khi đặt hàng Công ty có thể yêu cầu khách hàng thanh toán hoặc đặt cọc trước một phần tiền hàng hoặc chỉ cho nhận nợ khi đã thanh toán hết các khoản nợ trước đó.

- Hàng tháng, hàng quý, Công ty cần thực hiện đối chiếu công nợ đầy đủ, nếu công ty gửi giấy xác nhận công nợ lần thứ nhất nhưng không nhận được có thể gửi lần thứ hai hoặc fax cho khách hàng yêu cầu xác nhận.

- Khi đến hạn thanh toán, Công ty cần gửi giấy đề nghị thanh toán cho khách hàng, yêu cầu khách hàng thanh toán tiền hàng đúng thời han, nếu khách hàng không thanh toán đúng thời hạn có thể phạt chậm nộp và tính lãi.

Giải pháp 3: Hoàn thiện sổ sách kế toán

- Về sổ sách kế toán: theo Thông tư 200/2014/TT-BTC áp dụng cho năm tài chính 2015, Các doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình. Vì vậy, công ty nên thiết kế lại sổ sách nhằm thể hiện được tất cả các nội dung: nội dung kinh tế, thời hạn cho nợ, thời hạn thanh toán,... nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý nợ.

Đề xuất mẫu Bảng theo dõi tuổi nợ công nợ phải thu khách hàng theo đối tượng (Phụ lục 11)

Khi ghi sổ khoản công nợ kế toán căn cứ vào hợp đồng đã ký về điều khoản thanh toán phản ánh thời hạn thanh toán của từng hoá đơn. Việc theo dõi thời hạn nợ của khách hàng giúp công ty quản lý được tốt hơn những khoản nợ của khách, nhận biết những khoản nợ khó thu hồi hoặc không có khả năng thanh toán để chủ động trích lập dự phòng hay có những biện pháp giải quyết thích hợp.

Giải pháp 4: : Tiến hành trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dựa vào Bảng phân tích tuổi nợ và đánh giá khả năng thu hồi nợ, kế toán có thể đề nghị Ban Giám đốc thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp thì theo đó, bỏ các tài khoản dự phòng đã sử dụng trước đây theo quyết định 15/2006 ban hành ngày 20/03/2006 như tài khoản 139- dự phòng phải thu khó đòi, tài khoản 159- dự phòng giảm giá hàng tồn kho, mà thay vào đó sẽ tiến hành các khoản dự phòng trên tài khoản 229.

Ngoài ra, Công ty có thể tham khảo thêm một số giải pháp sau:

- Đào tạo nhân viên mới vào về các kỹ năng nghiệp vụ và bản chất hoạt động của công ty.

- Tuyển thêm nhân viên kế toán cho bộ phận kế toán nếu cần thiết và tùy thuộc vào tình hình hoạt đông kinh doanh của Công ty.

KẾT LUẬN

Nước ta đang bước vào thời kì toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp nước ngoài gia nhập vào thị trường nước ta. Để tăng khả năng cạnh tranh và giữ chân khách hàng đồng thời lôi kéo thêm các khách hàng tiềm năng, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chính sách bán hàng: giảm giá, khuyến mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, ... đặc biệt là chính sách bán hàng trả chậm, chính sách cho khách hàng nợ. Tuy nhiên, doanh nghiệp vừa là người bán đồng thời cũng là người mua, nên các doanh nghiệp cũng đòi hỏi chính sách tương tự từ nhà cung cấp.

Hiện nay, tình trạng nền kinh tế đang trong thời kỳ sau khủng hoảng, còn nhiều bất ổn, thì đối với doanh nghiệp công tác kế toán công nợ cũng rất quan trọng vì một doanh nghiệp ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ cho khách hàng nhằm để có được chữ tín với khách hàng ra còn phải thu hồi được các khỏan nợ để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra việc thanh toán cũng giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Do đó Công ty cần chú trọng về kế toán công nợ phải thu.

Một phần của tài liệu Kế toán công nợ phải thu tại công ty cổ phần đầu tư thương đầu tư thương mại dịch vụ thăng long (Trang 49 - 54)