Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 26)

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu đề tài đƣợc thu thập từ số liệu thứ cấp tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ thông qua các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết hoạt động cụ thể nhƣ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tài liệu khác có liên quan đƣợc thu thập từ sách, báo, tạp chí, từ mạng internet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt đối và số tƣơng đối qua các năm, qua đó thấy đƣợc sự chênh lệch tăng hay giảm để đánh giá tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

+Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Công thức tính: ∆y= y1 – y0 Trong đó:

Δy: là chênh lệch tăng hay giảm của chỉ tiêu năm sau so với năm trƣớc y1:là số liệu năm phân tích hay năm sau của chỉ tiêu

y0:là số liệu năm gốc hay năm trƣớc của chỉ tiêu

Là phƣơng pháp so sánh một chỉ tiêu nào đó bằng cách lấy số liệu kỳ phân tích trừ đi số liệu kỳ gốc. Kết quả sẽ cho biết sự biến động tăng hay giảm về mặt độ lớn(giá trị) của chỉ tiêu này qua từng năm.

+ Phương pháp so sánh số tương đối

So sánh tƣơng đối là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so vớikỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế:

∆𝑦 =𝑦1 − 𝑦0

𝑦0 × 100%

Trong đó:

y0 : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các năm và tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu.

16

Tổng kết các vấn đề đã phân tích và dựa vào các kết quả của các mục tiêu trên để đề ra giải pháp hợp lý nhầm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Maritime Bank chi nhánh Cần Thơ.

17

CHƢƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

-Tên đầy đủ: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam. -Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Join Stock Bank. -Tên viết tắt: Maritime Bank – MSB.

-website:www.msb.com.vn

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động tại Thành Phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thƣơng mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chƣa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có đƣợc từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

3.1.1.2 Chức năng

Cũng giống nhƣ các Ngân hàng Thƣơng mại khác Maritime Bank cũng có các nghiệp vụ:

-Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn. -Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tƣ và phát triển. -Cho vay ngắn, trung và dài hạn.

-Chiết khấu chứng từ có giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Góp vốn tham gia vào các tổ chức kinh tế.

-Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc. -Kinh doanh ngoại hối.

18 -Các dịch vụ Ngân hàng khác.

3.1.1.3 Sự phát triển của ngân hàng

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn nhƣ Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP.HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đƣờng phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hƣớng kinh doanh, hình ảnh thƣơng hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phƣơng thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang đƣợc nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đƣờng hƣớng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ nhánh Cần Thơ

-Tên chi nhánh: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Cần

Thơ.

-Tên viết tắt: MSB Cần Thơ.

-Địa chỉ: Số 40 – đƣờng Phan Đình Phùng – quận Ninh Kiều – TP. Cần Thơ.

-Điện thoại: 07103.820.s792 – Fax: 07103.820.279

-MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. MSB Cần Thơ đƣợc thành lập vào ngày 15/11/1993, nằm ở vị trí đô thị trung tâm của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL), ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có nhiều thuận lợi và thế mạnh trong việc phát triển các nghiệp vụ tài chính của

19

ngân hàng. Hiện nay, MSB Cần Thơ đang cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của hệ thống ngân hàng Hàng Hải nhƣ: nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, thanh toán quốc tế / tài trợ thƣơng mại (mở thông báo L/C, nhờ thu, bảo lãnh, chiết khấu,…). MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của MSB, đóng góp vào sự lớn mạnh chung của MSB, giúp MSB đứng vững và phát triển đƣợc trong nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập hiện nay.

3.2 CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

H

Hình 3.1Sơ đồ bộ máy tổ chức của MSB Cần Thơ

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

3.2.2.1 Ban Giác Đốc

- Giám Đốc chi nhánh: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và điều hành chung mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp phụ trách:

+ Các bộ phận nghiệp vụ thuộc các khối kinh doanh tại chi nhánh, bao gồm phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng Cá nhân và các tổ chức nghiệp vụ khác thuộc các khối kinh doanh MSB đặt tại chi nhánh (nếu có).

+ Tổ chức nhân sự và quản lý tài chính của chi nhánh.

- Phó Giám Đốc chi nhánh là ngƣời thay Giám Đốc chi nhánh thực hiện điều hành công việc tại chi nhánh trong phạm vi phân cấp, ủy quyền của Giám Đốc chi nhánh và trong trƣờng hợp Giám Đốc chi nhánh không có mặt tại nhiệm sở. BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG GIAO DỊCH

20

3.2.2.2 Các phòng ban

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau: + Huy động vốn doanh nghiệp (không bao gồm các định chế tài chính), quản lý vốn tiền gửi của các định chế tài chính theo sự ủy thác của khối nguồn vốn.

+ Cấp tín dụng doanh nghiệp. + Tài trợ thƣơng mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các dịch vụ khác dành cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN) và bán chéo các sản phẩm dịch vụ thuộc các khối nghiệp vụ khác liên quan tới KHDN.

- Phòng khách hàng cá nhân: quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau: + Huy động vốn dân cƣ, các hộ kinh doanh cá thể.

+ Cấp tín dụng cá nhân (các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác).

+ Các dịch vụ khác dành cho khách hàng cá nhân (không bao gồm dịch vụ thẻ, dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoại tệ, mua bán vàng do khối khách hàng cá nhân ủy thác cho phòng dịch vụ khách hàng đảm nhận).

- Phòng dịch vụ khách hàng: quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau: + Dịch vụ tài khoản.

+ Dịch vụ ngân quỹ.

+ Dịch vụ thanh toán trong nƣớc và dịch vụ thanh toán quốc tế theo phân cấp của trụ sở chính.

+ Dịch vụ thu hộ, chi hộ.

+ Dịch vụ thẻ, thu đổi ngoại tệ, kiều hối, mua bán vàng. + Các loại dịch vụ ngân hàng khác.

- Phòng kế toán: quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau:

+ Quản lý các tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà Nƣớc và các tổ chức tín dụng trong nƣớc.

+ Quản lý chế độ hạch toán kế toán tại chi nhánh đảm bảo tuân thủ theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành của Nhà Nƣớc và MSB.

+ Quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ của MSB tại chi nhánh. + Quản lý việc triển khai các kế hoạch tài chính tại chi nhánh.

21

+ Thực hiện cơ chế cân đối và điều hòa vốn (bao gồm cả chuyển khoản và tiền mặt), duy trì khả năng thanh toán và chi trả tiền mặt của chi nhánh.

+ Kiểm soát thực hiện chế độ chứng từ kế toán, lƣu trữ chứng từ kế toán. + Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê theo quy định.

- Phòng hành chính:

+ Quản lý các hoạt động nghiệp vụ hành chính tổng hợp tại chi nhánh. + Quản lý và thực hiện công việc quản ký nhân sự, hành chính, văn thƣ, lễ tân và bảo vệ an ninh tại chi nhánh theo quy định của pháp luật và của MSB.

- Phòng giao dịch:

+ Cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng theo quy định của MSB và pháp luật.

+ Triển khai các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh trong phạm vi thẩm quyền giao dịch của phòng giao dịch theo quy định của pháp luật và của MSB.

3.3 QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MSB CẦN THƠ

a) Mục đích vay vốn

♦ Các mục đích vay vốn tiêu dùng bao gồm: - Mua/xây/sửa nhà để ở;

- Du học: bao gồm mục đích chứng minh tài chính, chi trả học phí, sinh hoạt phí và chi phí khác;

- Du lịch; -Cƣới hỏi;

- Khám chữa bệnh;

- Mua ô tô, xe máy hoặc các phƣơng tiện vận tải khác phục vụ mục đích tiêu dùng;

- Sinh hoạt tiêu dùng: mua sắm trang thiết bị, nội thất, đồ gia dụng và các vật dụng khác trong gia đình;

- Các mục đích tiêu dùng khác phù hợp với quy định của MSB và quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22

♦ Các mục đích vay vốn tiêu dùng nêu trên áp dụng cho khách hàng vay vốn hoặc bên thứ 3 là bố mẹ ruột hoặc bố mẹ vợ/chồng hoặc anh chị em ruột của vợ/chồng hoặc con ruột của khách hàng.

b) Điền kiện chung đối với khách hàng và người đồng trả nợ

♦ Điều kiện chung đối với khách hàng:

- Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Không thuộc trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng hoặc hạn chế tín dụng theo quy định của pháp luật và của MSB;

- Từ 20-60 tuổi, tại thời điểm tất toán khoản vay khách hàng không quá 65 tuổi;

- Có hộ khẩu hoặc tạm trú trong tỉnh/Thành phố có đơn vị kinh doanh của MSB;

- Có khả năng tài chính để trả nợ vay;

- Có tài sản đảm bảo cho khoản vay đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định của MSB về bảo đảm tiền vay;

- Không nằm trong danh sách đen (Black-list) của MSB;

- Không có nợ loại 2 trở lên tại thời điểm vay vốn. Không có nợ loại 3,4,5 trong 02 năm gần nhất;

- Đối với khách hàng là ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam: phải có thời gian lƣu trú còn lại dài hơn thời hạn vay vốn ít nhất 1 tháng, đáp ứng đủ các điều kiện của luật pháp và MSB.

♦ Điều kiện chung đối với ngƣời đồng trả nợ (nếu có):

Ngƣời đồng trả nợ là: vợ/chồng hoặc bố mẹ ruột hoặc bố mẹ vợ/chồng hoặc anh chị em ruột hoặc anh chị em ruột của vợ/chồng hoặc con ruột của khách hàng.

c) Điều kiện về thu nhập

- Thu nhập tối thiểu tại quận nội thành Hà Nội (không tính Hà Tây cũ), Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng: 10 triệu đồng/tháng.

- Thu nhập tối thiểu tại các huyện ngoại thành Hà Nội (Hà Tây cũ), hoặc các huyện ngoại thành Thành Phố Hồ Chí Minh hoặc Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Bình Dƣơng: 7 triệu đồng/tháng.

- Thu nhập tối thiểu tại các tỉnh/thành phố khác: 5 triệu đồng/tháng.

23

- Mức cho vay đối với từng khoản vay cụ thể đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu, khả năng trả nợ thực tế và giá trị tài sản bảo đảm với tỷ lệ 100% phƣơng án vay vốn nhƣng không quá 70% giá trị định giá của tài sản bảo đảm. - Hạn mức cho vay tối thiểu 100 triệu đồng và tối da 10 tỷ đồng (trừ trƣờng hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền phê duyệt).

e) Thời hạn cho vay

- Xây/sửa nhà: từ 3 đến 120 tháng.

- Mục đích tiêu dùng khác: từ 3 đến 36 tháng.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 TỚI QUÍ II NĂM 2014

3.4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ từ năm 2011 đến năm 2013 đến năm 2013

Đối với mọi ngân hàng thƣơng mại lợi nhuận từ hoạt động kinh là thƣớc đo sự thành công của việc kinh doanh của mình. Vấn đề là làm thế nào để có đƣợc lợi nhuận cao nhất trong khi phải hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể để đạt đƣợc các mục tiêu đã đặt ra.Từ năm 2011 đến nay đã đi qua với rất nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá, vàng đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói chung. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nƣớc ngoài về tiềm năng vốn và trình độ công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, về con ngƣời đã tạo nên sức ép đối với các ngân hàng trong nƣớc làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nƣớc không đƣợc nhƣ mong muốn.

 Tổng thu nhập

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy thu nhập của Maritime Cần Thơ đều giảm qua các năm. Nếu nhƣ năm 2012 thu nhập giảm 60.474 triệu đồng tƣơng đƣơng 23,99% so với năm 2011 thì đến năm 2013 con số này tiếp tục giảm xuống 29.717 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,51% so với năm 2012. Cũng giống nhƣ các ngân hàng khác, nguồn thu chủ yếu của MSB Cần Thơ là nhờ vào thu nhập từ lãi cho vay và đây cũng là khoản thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Năm 2011 thu nhập từ lãi của MSB Cần Thơ là 239.226 triệu đồng sang năm 2012 con số này đã giảm xuống còn 178.771 triệu đồng giảm 60.455 triệu đồng (giảm 25,27%) so với

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 26)