Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 63)

Ngoài việc phân tích thực trạng tiêu dùng, để đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng ta còn có thể sử dụng các chỉ số tài chính khác nhƣ: dƣ nợ trên vốn huy động, hệ số thu nợ, rủi ro tín dụng,…

4.2.3.1 Dư nợ tiêu dùng trên vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động đƣợc, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh giá khả năng huy động vốn chƣa tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chƣa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt. Năm 2011 dƣ nợ trên vốn huy động là 6,87%, năm 2012 dƣ nợ trên vốn huy động giảm 0,88% còn 5,99%. Tỷ lệ này giảm là do vốn huy động tăng (13,14%) trong khi dƣ nợ tiêu dùng giảm (2,41%). Đến năm 2013 tỷ

53

lệ này tăng lên 1% đạt 6,99%, nguyên nhân là dƣ nợ giảm ít hơn độ giảm của vốn huy động dẫn đến tỷ lệ dƣ nợ trên vốn huy động tăng lên. Tỷ lệ này vào 6 tháng đầu năm 2014 là 7,56% cao hơn 0,53% so với 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ lệ này tăng lên là do dƣ nợ vào năm 2013 chuyển sang và vốn huy động giảm. Nhƣ vậy có thể thấy công tác huy động vốn của ngân hàng rất tốt nhƣng nghiệp vụ cho vay lại chƣa tốt. Ngân hàng cần phải cải thiện hình ảnh của mình, có những hình thức khuyến mãi, quà tặng trong huy động vốn lẫn cho vay để nguồn vốn huy động đƣợc có thể liên tục đƣợc cho vay.

4.2.3.2 Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng có hiệu quả. Năm 2011 hệ số thu nợ đã vƣợt 100% đạt 101,4%, đến năm 2012 hệ số này tăng lên 1,74% đạt 103,14%. Sang năm 2013 tỷ lệ này đạt rất cao đến mức 117,98%. Điều này cho thấy trong tình hình kinh tế khó khă ngân hàng đã hạn chế cho vay lại và chú trọng vào công tác thu hồi nợ. Mục tiêu đặt ra của ngân hàng là chú trọng chất lƣợng hơn số lƣợng nên việc thu hồi nợ đã hoạt động rất tốt. Nhƣng nếu so sánh vào 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 thì hoàn toàn ngƣợc lại. Vào 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ đạt rất cao là 126,42% thì đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số này chỉ còn 70,97%. Nguyên nhân là các khoản vay đã đƣợc tất toán vào năm 2013 nhiều và vào năm 2014 kinh tế đang dần phục hồi, mức sống của ngƣời dân càng cao, ngân hàng đẩy mạnh công tác cho vay nên doanh số cho vay vào 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn doanh số thu nợ.

4.2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng

Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm trong một kỳ kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng nhanh. Năm 2011 vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng của MSB Cần Thơ là 0,67 vòng, đến năm 2012 vòng quay này giảm còn 0,45 vòng và sang đến năm 2013 vòng quay tín dụng giảm chỉ còn 0,22 vòng. Nguyên nhân là do doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng liên tục giảm từ năm 2011 đến năm 2013 nhƣng dƣ nợ cho vay tiêu dùng vẫn ở mức cao. Đến 6 tháng đầu năm 2014 vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng chỉ có 0,05 vòng so với 0,11 vòng ở 6 tháng đầu năm 2013. Vào 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ của ngân hàng chỉ đạt 3.483 triệu đồng giảm rất nhiều so với 6 tháng đầu 2013, chính vì điều này đã làm cho vòng quay vốn tín dụng thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ trƣớc đó. Vì vậy ngân hàng cần phải điều chỉnh chính sách thu hồi nợ một cách hợp lý.

54

Bảng 4.13 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tiêu dùng của MSB Cần Thơ từ năm 2011 tới 6 tháng đầu năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013

6 tháng đầu năm 2014 Vốn huy động Triệu đồng 989.020 1.118.984 926.473 931.363 874.620 Doanh số cho vay

tiêu dùng Triệu đồng 44.774 29.523 12.534 5.829 4.908 Doanh số thu nợ CVTD Triệu đồng 45.403 30.451 14.788 7.369 3.483 Dƣ nợ CVTD Triệu đồng 67.917 66.988 64.734 65.448 66.159 Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 68.103 67.453 65.861 66.218 65.447 Nợ xấu CVTD Triệu đồng 551 687 270 236 201 Dƣ nợ CVTD/Vốn huy động % 6,87 5,99 6,99 7,03 7,56 Hệ số thu nợ CVTD % 101,4 103,14 117,98 126,42 70,97 Vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng Vòng 0,67 0,45 0,22 0,11 0,05 Nợ xấu CVTD/dƣ nợ CVTD % 1,93 2,54 0,83 0,99 0,9

55

4.2.3.4 Nợ xấu trên dư nợ tiêu dùng

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng càng cao và ngƣợc lại. Vào năm 2011 tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ cho vay tiêu dùng là 1,93%, sang năm 2012 tỷ lệ này là 2,54% tăng 0,61%. Sự gia tăng này là do trong năm 2012 tình hình kinh tế khủng hoảng, sản xuất, tiêu dùng đều bị giảm khá mạnh. Nhiều công ty thủy sản lớn trên địa bàn bị phá sản đã kéo theo nhiều cá nhân, hộ gia đình nuôi thủy sản khác không có khả năng thanh toán nợ theo. Đến năm 2013 chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,83% giảm đến 1,71% so với năm 2012. Việc giảm tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ tiêu dùng nhiều nhƣ vậy là do dƣ nợ tiêu dùng vào năm 2013 đã giảm rất nhiều so với năm 2012 làm cho nợ xấu cũng từ đó giảm theo. Đây là dấu hiệu tích cực cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ giảm thiểu rủi ro về nợ xấu. Nếu so sánh giữa 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ tiêu dùng vào 6 tháng đầu năm 2014 là 0,9% giảm 0,09% so với cùng kỳ năm trƣớc. Dƣ nợ tăng nhƣng nợ xấu giảm đây cũng chƣa thể nói lên điều gì trong giai đoạn tiếp theo của ngân hàng.

4.2.3.5 Số khách hàng cho vay tiêu dùng

Bảng 4.14 Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tại MSB Cần Thơ từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị: Ngƣời Nhóm sản phẩm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 Mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà 191 106 44 22 20 Mua xe ôtô 149 119 51 21 16 Tiêu dùng khác 31 21 9 6 5 Tổng 371 246 104 49 41

Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ

Chỉ tiêu này đánh giá tình hình khách hàng đến với ngân hàng. Nhìn vào bảng trên ta thấy số lƣợng khách hàng đều giảm qua các năm. Năm 2012 số lƣợng khách hàng vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà là 106 ngƣời giảm đến 85 ngƣời; số khách hàng vay mua xe ôtô là 119 ngƣời giảm 30 ngƣời và tiêu dùng khác là 21 ngƣời giảm 10 ngƣời so với năm 2011. Năm 2013 lƣợng khách hàng đến với ngân hàng lại giảm đi, khoản mục mua nhà, xây dựng, sửa

56

chữa nhà giảm 62 ngƣời; mua xe ôtô giảm 68 ngƣời; tiêu dùng khác giảm 12 ngƣời. Vào 6 tháng đầu năm số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tiếp tục giảm còn 41 ngƣời thấp hơn 8 ngƣời so với 6 tháng đầu năm 2013. Dựa vào số lƣợng khách hàng đến với MSB Cần Thơ nhƣ bảng thống kê trên cho thấy hình ảnh của ngân hàng ngày càng đi xuống, mặc dù ngân hàng đã triển khai nhiều chƣơng trình cho vay ƣu đãi đối với khách hàng. Bên cạnh đó ngân hàng cần đội ngũ cán bộ tín dụng kinh nghiệm, tâm huyết, có trách nhiệm để có thể mang lại nhiều khách hàng cho ngân hàng.

57

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠTĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH

CẦN THƠ

5.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA MSB CẦN THƠ

5.1.1 Những mặt làm đƣợc

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng của MSB Cần Thơ hết sức đƣợc chú trọng và ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng. Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có trình độ chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Ngân hàng có bộ phận chuyên viên tƣ vấn riêng để chăm sóc, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Định kỳ mỗi tháng, ngân hàng luôn điện thoại hỏi thăm, chăm sóc những khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng; bộ phận giao dịch viên, chuyên viên khách hàng đƣợc đào tạo bài bản để phục vụ khách hàng sao cho có sự hài lòng tối đa. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm mới nhƣ ủy thác thanh toán tiền điện nƣớc, dịch vụ ngân hàng điện tử M-banking, miễn phí chuyển chuyển tiền trong và ngoài hệ thống với tài khoản M1,… đã đƣợc nhiều khách hàng đánh giá cao trong thời gian qua, tạo thêm niềm tin trong lòng ngƣời sử dụng.

- MSB Cần Thơ thƣờng xuyên cung cấp các sản phẩm linh hoạt, phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trƣờng, trong đó các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho vay tiêu dùng của từng cá nhân đƣợc ngân hàng đáp ứng với nhiều mục đích cho vay khác nhau: cho vay mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, vay mua xe ô tô, cho vay du học, vay sinh hoạt tiêu dùng, thấu chi cá nhân,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2 Những mặt chƣa làm đƣợc

Quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống MSB, chƣa có văn bản hƣớng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh và quy trình tín dụng còn rƣờm rà, thời gian thẩm định kéo dài.

Ngoài ra còn có những hạn chế nhất định về đối tƣợng cho vay, thời hạn cho vay.Những hạn chế này đã ảnh hƣởng không ít đến quy mô cho vay của ngân hàng.

+Về đối tƣợng cho vay: ngân hàng còn hạn chế đối tƣợng cho vay, chƣa mở rộng nhiều lắm. Thƣờng ngân hàng sẽ cho vay đối với những khách hàng có uy tín và là khách hàng thƣờng xuyên của MSB, cán bộ công nhân viên

58

Nhà nƣớc vì họ là những ngƣời có thu nhập ổn định. Còn những khách hàng không thƣờng xuyên giao dịch với ngân hàng thì đến vay phải có tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập ổn định của mình.

+Về thời hạn cho vay: vì các khoản cho vay thƣờng nhỏ và đơn lẻ khó kiểm soát đƣợc hết nên thời hạn cho vay của MSB Cần Thơ còn chƣa linh hoạt.

+Về dƣ nợ cho vay tối đa: ngân hàng còn rất thận trọng khi cho vay, chi phí thẩm định tốn kém thủ tục rƣờm rà và những khoản thƣờng nhỏ nên mức cho vay của ngân hàng cũng hạn chế.

Ngoài ra, những chƣơng trình khuyến mãi dành cho các món vay đối với cho vay tiêu dùng còn khá hạn chế đã làm giảm sự thúc đẩy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, do sự hạn chế của kinh phí đầu tƣ.

Nguyên nhân

- Sự phân bổ và phát triển mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch còn hạn chế. Điều này làm cho khách hàng tại các khu vực khác khó tiếp cận với sản phẩm cho vay tiêu dùng do khoảng cách địa lí và MSB Cần Thơ cũng không đủ nhân sự để quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

- Thủ tục cho vay tiêu dùng đƣợc MSB Cần Thơ qui định còn chặt chẽ, vì thế gây khó khăn cho khách hàng trong việc đảm bảo đủ điều kiện vay vốn.

- Môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra, lạm phát, giá xăng dầu cũng nhƣ giá cả của các mặt hàng khác biến đổi thất thƣờng. Những yếu tố này tác động đến mức chi tiêu và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân, họ sẽ cân nhắc rất kỹ lƣỡng trƣớc khi đi vay.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại MSB Cần Thơ, ta có thể thấy đƣợc mặt tốt và mặt hạn chế của ngân hàng, để từ đó có thể đƣa ra đƣợc giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ nâng cao hoạt động tín dụng tiêu dùng. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tiêu dùng tại MSB Cần Thơ:

5.2.1 Tăng cƣờng hoạt động marketing cho ngân hàng

MSB Cần Thơ cần tăng cƣờng các phƣơng tiện để quảng bá hình ảnh của ngân hàng nhƣ: qua internet, truyền hình, radio, báo chí, tạp chí ngành... một cách hiệu quả nhất. MSB Cần Thơ cần cung cấp các thông tin khái quát, điểm

59

mạnh của sản phẩm, chất lƣợng và các điều kiện chủ yếu cũng nhƣ những ƣu đãi cho sản phẩm cho vay tiêu dùng... Qua đó khách hàng sẽ có sự hiểu biết nhất định về ngân hàng cũng nhƣ là sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

MSB Cần Thơ cần có những hình thức khuyến mãi, tặng quà lƣu niệm cho khách hàng. Quà tặng có thể là áo mƣa, áo thun, balo... có logo của MSB. Việc tặng quà không chỉ thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày càng tốt hơn mà đây còn là phƣơng thức quảng bá rất hiệu quả hình ảnh của MSB đến mọi ngƣời.

MSB Cần Thơ cần tổ chức các hội nghị khách hàng, gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, phát phiếu thăm dò ý kiến, thu nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng. Từ đó ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với từng sản phẩm của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể có những biện pháp khắc phục những điểm còn thiếu sót, chƣa phù hợp để từ đó đƣa ra các chƣơng trình phù hợp với từng thời điểm, hoàn thiện các sản phẩm hơn nữa và có thể cho ra đời nhiều sản phẩm mới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và qua đó tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng.

5.2.2 Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên

-Thƣờng xuyên tuyển dụng những ngƣời có kinh nghiệm, có nghiệp vụ

chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao và chịu đƣợc áp lực công việc. -Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với khách hàng.

-Phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định sửa đổi bổ sung đối với các sản phẩm của ngân hàng cho nhân viên.

-Cần có những chính sách khen thƣởng, đãi ngộ đối với những nhân viên có đóng góp và đạt thành tích cao cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên phấn đấu hết mình vì công việc.

5.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay

Thƣờng xuyên nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Xu hƣớng tiêu dùng thƣờng xuyên biến đổi cùng với sự thay đổi về mức sống, mọi ngƣời đều mong muốn ngày càng nâng cao chất lƣợng cuộc sống phù hợp với mức thu nhập ngày càng cao, khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn từ những sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng do các tổ chức tín dụng khác nhau cung cấp. Vì vậy, sản phẩm cho vay tiêu dùng của

60

MSB Cần Thơ cũng phải thƣờng xuyên thay đổi và mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, đáp ứng tối đa có thể nhu cầu của khách hàng, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ MSB Cần Thơ có thể cung ứng dịch vụ trọn gói cho cá nhân đi du học. Thông qua việc tạo lập mối quan hệ với các tổ chức giáo dục đào tạo ở nƣớc ngoài, ngân hàng không chỉ tài trợ vốn cho việc học tập của khách hàng mà

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 63)