Định hƣớng phát triển của ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 39)

3.6.1 Mục tiêu

Với dự đoán về kinh tế năm 2014 vẫn trong tình trạng tăng trƣởng chậm, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng bất động sản phục hồi chậm, nợ xấu tăng cao, các kênh đầu tƣ đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, các mục tiêu của ngân hàng đƣợc xây dựng trên cơ sở thận trọng, bảo toàn vốn, cụ thể nhƣ sau:

- Trong năm 2014 cố gắng tăng tỷ lệ tiền gửi thanh toán, tiết kiệm dài hạn.

- Tăng cƣờng huy động tiền gửi cũng nhƣ cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình.

29

- Cố gắng duy trì tỷ lệ nợ dấu dƣới mức 3%.

- Trích lập dự phòng rủi ro theo kế hoạch định hƣớng của Maritime Bank.

3.6.2 Biện pháp

- Chú ý công tác cho vay định hƣớng theo nguyên tắc cẩn trọng, tập trung duy trì và nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp tới khách hàng để tăng doanh thu từ phí.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp tiết kiệm, chống lãng phí nhằm giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro trên toàn hệ thống.

- Tiếp tục ƣu tiên đầu tƣ cho hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu kinh doanh cũng nhƣ đảm bảo an toàn hoạt động.

- Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ cao, ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp tốt thông qua các khóa đào tạo, các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm; chú trọng các chƣơng trình đào tạo lớp lãnh đạo kế cận nhƣ Lãnh đạo trẻ, xây dựng lộ trình rõ ràng cho các cán bộ nhân viên cũng nhƣ chính sách đãi ngộ hợp lý, công bằng.

30

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITIME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 2011-2013

Từ năm 2011 đến nay đã đi qua với rất nhiều biến động về lãi suất, tỷ giá, vàng đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng nói chung. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng nƣớc ngoài về tiềm năng vốn và trình độ công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ, về con ngƣời đã tạo nên sức ép đối với các ngân hàng trong nƣớc. Hoạt động huy động và sử dụng vốn là một trong những hoạt động chính của ngân hàng, nó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Để có nguồn vốn để sử dũng cho các hoạt động tín dụng, thanh toán, bảo lãnh,…, ngân hàng cần phải tiến hành đi vay để có một lƣợng vốn nhất định phục vụ nhu cầu của chính mình.

Nguồn vốn của MSB Cần Thơ bao gồm 2 thành phần chính đó là: vốn huy động và vốn điều chuyển.

- Vốn huy động: do ngân hàng huy động đƣợc từ nguồn vốn nhàn rỗi của ngƣời dân, các tổ chức kinh tế, ngân hàng đƣợc quyền sử dụng và có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi đúng hạn.

-Vốn điều chuyển: nếu ngân hàng huy động đƣợc vốn nhiều hơn nhu cầu cho vay thì số vốn thừa sẽ đƣợc điều chuyển đi ngân hàng cấp trên theo quy định. Ngƣợc lại, nếu lƣợng vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay thì ngân hàng sẽ xin ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn đến. Tuy nhiên nguồn vốn này sẽ chịu chi phí lãi cao hơn so với chi phí lãi huy động vốn.

Nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn nên MSB Cần Thơ đã thực hiện nhiều chƣơng trình nhằm thu hút vốn từ bộ phận dân cƣ và các tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản cũng nhƣ mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và thực tế cho thấy, ngân hàng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định trong công tác huy động vốn với tỷ trọng vốn huy động luôn ở mức cao, tăng trƣởng nhanh đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tình hình biến động cũng nhƣ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đƣợc thể hiện qua bảng 4.1.

31 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 989.020 85,96 1.118.984 99,6 926.473 99,64 129.964 13,14 (192.511) (17,2) Vốn điều chuyển 161.485 14,04 4.537 0,4 3.328 0,36 (156.948) (97,19) (1.209) (26,65) Tổng nguồn vốn 1.150.505 100 1.123.521 100 929.801 100 (26.984) (2,35) (193.720) (17,24)

32

Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, vốn huy động trong những năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng cao. Nếu nhƣ năm 2011 tỷ trọng vốn huy động chiếm 85,96% thì đến năm 2012 con số này là 99,6% một con số rất cao và sang năm 2013 tỷ trọng này vẫn đạt ở mức cao là 99,64% trong tổng nguồn vốn. Còn lại trong tổng nguồn vốn là vốn điều chuyển, từ năm 2011 đến năm 2013 tỷ lệ vốn điều chuyển của ngân hàng giảm dần xuống từ 14,04% năm 2011 đến năm 2012 là 0,4% và sang năm 2013 tỷ trọng này là 0,36%. Có thể thấy đƣợc những năm gần đây ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và cơ cấu nguồn vốn cũng thay đổi theo chiều hƣớng tích cực là vốn điều chuyển có tỷ trọng giảm dần. Từ năm 2012 ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc mua bán vốn với hội sở, nguồn vốn huy động vào đều đƣợc bán cho Hội sở sau đó mới cho đem đi cho vay, vì vậy ngân hàng không còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển nữa. Cho nên từ năm 2012 vốn điều chuyển của ngân hàng không còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nữa. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngân hàng đang từng bƣớc giảm thiểu sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển.

Vốn huy động

Đây là nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng. Vốn huy động của MSB Cần Thơ luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 vốn huy động đạt 989.020 triệu đồng, đến năm 2012 số vốn huy động đƣợc là 1.118.984 triệu đồng tăng 129.964 triệu đồng tƣơng ứng 13,14% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 với tình hình diễn biến phức tạp của nền kinh tế nhƣ giá vàng biến động mạnh, thị trƣờng bất động sản đóng băng và những khó khăn trên thị trƣờng chứng khoán đã khiến tâm lý ngƣời dân thay đổi và quyết định gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn để giảm thiểu rủi ro. Đến năm 2013 số vốn huy động của ngân hàng đạt 926.473 triệu đồng giảm 192.511 triệu đồng tƣơng ứng 17,2% so với năm 2012. Nguyên nhân là năm 2013 nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, lãi suất huy động vốn giảm ngƣời dân chuyển từ gửi tiền sang kinh doanh làm ăn nên vốn huy động của ngân hàng giảm đi. Mặc dù vốn huy động giảm xuống nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy MSB Cần Thơ từng bƣớc giảm sự phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Điều đáng lo ngại là vốn huy động nhiều nhƣng cho vay lại giảm, điều này đòi hỏi ngân hàng cần có những biện pháp tích cực hơn vào việc sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả.

Vốn điều chuyển

Đây là nguồn vốn mà ngân hàng xin Hội sở điều chuyển nhằm bổ sung nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Vốn điều chuyển có thể đáp ứng

33

nhu cầu vốn cho ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại ngân hàng và phụ thuộc vào Hội sở.

Trong giai đoạn 2011-2013 vốn điều chuyển của ngân hàng liên tục giảm. Năm 2011 vốn điều chuyển của MSB Cần Thơ là 161.485 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14,04% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2012 vốn điều chuyển đạt 4.537 triệu đồng chiếm 0,4% trong tổng nguồn vốn giảm đến 97,19% tƣơng đƣơng 156.948 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 vốn điều chuyển đạt 3.328 triệu đồng chiếm 0,36%, tiếp tục giảm 1.209 triệu đồng tƣơng đƣơng 26,65% so với năm 2012. Nguyên nhân của việc vốn điều chuyển giảm khá mạnh này là do doanh số cho vay giảm xuống liên tục làm cho nguồn vốn dƣ thừa nên ngân hàng sử dụng ít vốn điều chuyển từ Hội sở. Mặt khác, ngân hàng cũng đã chuyển sang chế độ mua bán vốn với Hội sở nên vốn điều chuyển không cần thiết lắm đối với ngân hàng. Điều này là chuyển biến tích cực của ngân hàng khi giảm thiểu đƣợc việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở.

Ngân hàng MSB Cần Thơ đang thực hiện mua-bán vốn với Hội sở. Các khoản vốn huy động đều đƣợc ngân hàng bán lại cho Hội sở. Khi cần cho vay hay cần thiết cho các nhu cầu khác thì ngân hàng sẽ mua lại vốn của Hội sở. Hội sở sẽ tự cân đối nguồn vốn đầu vào và đầu ra của toàn ngân hàng. Vì vậy, vốn điều chuyển chủ yếu là các chƣơng trình khuyến mãi mà Hội sở chƣa phân phối chi phí xuống cho chi nhánh. Nguồn vốn huy động vào đƣợc bán cho Hội sở chỉ qua giấy tờ, còn tiền mặt vẫn đƣợc giữ lại ngân hàng nên nhu cầu vay của khách hàng đều đƣợc đáp ứng nhanh chóng.

4.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014 tháng đầu năm 2013-2014

Vốn huy động vào 6 tháng đầu năm 2014 có phần nào giảm đi so với 6 tháng đầu năm 2013, nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn đạt 99,78% so với 6 tháng đầu năm 2013 là 99,73%. Trong khi vốn huy động giảm thì vốn điều chuyển 6 tháng đầu năm 2014 lại tăng lên 229 triệu đồng tƣơng đƣơng 10,92% so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân giảm xuống của vốn huy động là do nền kinh tế vào năm 2014 đƣợc nhận định là sẽ phục hồi, lạm phát đƣợc kiềm chế các doanh nghiệp từ từ đi vào khuông khổ vì vậy các doanh nghiệp và ngƣời dân thay vì gửi tiền vào ngân hàng họ đã dùng để đầu tƣ nhằm mục đích sinh lợi cao hơn. Còn vốn điều chuyển tăng lên là do ngân hàng cần chi phí cho các hoạt động và chƣơng trình khuyến mãi.

34

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2013 6T 2014 So sánh 6T 2014

/6T 2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 931.363 99,78 874.620 99,73 (56.743) (6,09) Vốn điều chuyển 2.098 0,22 2.327 0,27 229 10,92 Tổng nguồn vốn 933.461 100 876.947 100 (56.514) (6,05)

Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013,2014. Ghi chú 6T: 6 tháng đầu năm

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI MSB CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 TỚI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

4.2.1 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ

4.2.1.1 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Trong bối cảnh hiện nay không riêng gì MSB Cần Thơ mà các ngân hàng khác cũng lâm vào tình trạng vốn huy động thì tăng nhƣng cho vay thì ngƣợc lại. Nhìn vào bảng 4.3 thì các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dƣ nợ đều đồng loạt giảm.

Doanh số cho vay

Hiện nay, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhƣng giá nguyên liệu vẫn tăng cao, tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ, việc thẩm định dự án sản xuất kinh doanh hay đầu tƣ rất kỹ lƣỡng, các ngân hàng không riêng gì MSB Cần Thơ đang siết chặt tín dụng đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu nên doanh số cho vay của MSB Cần Thơ giảm liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay là 4.870.797 triệu đồng đến năm 2012 con số này giảm xuống còn 2.789.615 triệu đồng giảm 2.081.182 triệu đồng tƣơng đƣơng 42.73% so với năm 2011, và sang đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục sụt giảm đạt 1.217.605 triệu đồng giảm 1.572010 triệu đồng tƣơng đƣơng 56,35% so với năm 2012. Việc doanh số cho vay của MSB Cần Thơ giảm mạnh trong thời gian qua đòi hỏi ngân hàng cần phải có giải pháp cải thiện hình thức cho vay và hình ảnh của ngân hàng cho nhiều đối tƣợng khách hàng biết đến để giúp gia tăng doanh số cho vay trong thời gian tới.

35 Bảng 4.3 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012

Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 4.870.797 2.789.615 1.217.605 (2.081.182) (42,73) (1.572.010) (56,35)

Doanh số thu nợ 5.254.162 2.847.032 1.422.421 (2.407.130) (45,81) (1.424.611) (50,04)

Tổng dƣ nợ 941.476 884.059 679.243 (57.417) (6,1) (204.816) (23,17)

Tổng nợ xấu 18.423 23.724 16.238 5.301 28,77 (7.486) (31,55)

36 Doanh số thu nợ

Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể đánh giá đƣợc mức độ hoạt động của ngân hàng có hoạt động hiệu quả hay không. Nhìn vào bảng số liệu 4.3 có thể thấy, tình hình thu hồi nợ của ngân hàng không mấy khả quan khi từ năm 2011 đến năm 2013 lần lƣợt sụt giảm liên tục. Năm 2011 ngân hàng thu hồi nợ đƣợc 5.254.162 triệu đồng sang năm 2012 doanh số thu nợ giảm còn 2.847.032 triệu đồng giảm 2.407.130 triệu đồng (45,81%) so với năm trƣớc đó, đến năm 2013 doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm đạt 1.422.421 triệu đồng giảm 1.424.611 triệu đồng (50,04%) xấp xỉ hơn một nửa năm 2012. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với MSB Cần Thơ làm ăn thua lỗ hoặc phá sản nên không thể trả nợ đƣợc cho ngân hàng.

Dƣ nợ

Dƣ nợ của MSB Cần Thơ liên tục giảm qua ba năm. Năm 2012 dƣ nợ của ngân hàng đạt 884.059 triệu đồng, giảm 6,1% so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 doanh số cho vay thấp hơn doanh số thu nợ dẫn đến dƣ nợ giảm. Năm 2013, dƣ nợ chỉ còn 679.243 triệu đồng tiếp tục giảm đến 23,17% so với năm 2012. Điều này chứng tỏ tình hình tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này bị giảm sút khá mạnh. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do doanh số cho vay giảm khá mạnh trong năm 2013, ngoài ra do sự thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro nên đã làm cho dƣ nợ của ngân hàng sụt giảm.

Nhìn chung MSB Cần Thơ đã nỗ lực hết mình để mức giảm đó không đáng kể, mặc dù kinh tế khủng hoảng nhƣng tín dụng của ngân hàng vẫn đƣợc giữ ở mức ổn định.

Nợ xấu

Về mặt nợ xấu của ngân hàng có những chuyển biến khá phức tạp. Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng lên rất nhanh từ 18.423 triệu đồng lên đến 23.724 triệu đồng tăng đến 28,77% một tỷ lệ rất cao. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất khó khăn, trì trệ, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh dẫn đến một số doanh nghiệp phá sản từ đó xảy ra tình trạng nợ xấu tăng cao của ngân hàng. Đến năm 2013 tình hình kinh tế nƣớc ta đã có dấu hiệu khởi sắc khi lạm phát đã đƣợc kiềm chế, thị trƣờng chứng khoán và bất động sản đang dần phục hồi cho nên nợ xấu của MSB Cần Thơ đã sụt giảm trở lại còn 16.238 triệu đồng giảm 31,55% so với năm 2012.

37

4.2.1.2 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013-2014

Bảng 4.4 Tình hình cho vay của MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)