Những mặt chƣa làm đƣợc

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 68)

Quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống MSB, chƣa có văn bản hƣớng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh và quy trình tín dụng còn rƣờm rà, thời gian thẩm định kéo dài.

Ngoài ra còn có những hạn chế nhất định về đối tƣợng cho vay, thời hạn cho vay.Những hạn chế này đã ảnh hƣởng không ít đến quy mô cho vay của ngân hàng.

+Về đối tƣợng cho vay: ngân hàng còn hạn chế đối tƣợng cho vay, chƣa mở rộng nhiều lắm. Thƣờng ngân hàng sẽ cho vay đối với những khách hàng có uy tín và là khách hàng thƣờng xuyên của MSB, cán bộ công nhân viên

58

Nhà nƣớc vì họ là những ngƣời có thu nhập ổn định. Còn những khách hàng không thƣờng xuyên giao dịch với ngân hàng thì đến vay phải có tài sản thế chấp và chứng minh thu nhập ổn định của mình.

+Về thời hạn cho vay: vì các khoản cho vay thƣờng nhỏ và đơn lẻ khó kiểm soát đƣợc hết nên thời hạn cho vay của MSB Cần Thơ còn chƣa linh hoạt.

+Về dƣ nợ cho vay tối đa: ngân hàng còn rất thận trọng khi cho vay, chi phí thẩm định tốn kém thủ tục rƣờm rà và những khoản thƣờng nhỏ nên mức cho vay của ngân hàng cũng hạn chế.

Ngoài ra, những chƣơng trình khuyến mãi dành cho các món vay đối với cho vay tiêu dùng còn khá hạn chế đã làm giảm sự thúc đẩy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân, do sự hạn chế của kinh phí đầu tƣ.

Nguyên nhân

- Sự phân bổ và phát triển mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch còn hạn chế. Điều này làm cho khách hàng tại các khu vực khác khó tiếp cận với sản phẩm cho vay tiêu dùng do khoảng cách địa lí và MSB Cần Thơ cũng không đủ nhân sự để quảng bá, tiếp thị sản phẩm.

- Thủ tục cho vay tiêu dùng đƣợc MSB Cần Thơ qui định còn chặt chẽ, vì thế gây khó khăn cho khách hàng trong việc đảm bảo đủ điều kiện vay vốn.

- Môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra, lạm phát, giá xăng dầu cũng nhƣ giá cả của các mặt hàng khác biến đổi thất thƣờng. Những yếu tố này tác động đến mức chi tiêu và thói quen tiêu dùng của ngƣời dân, họ sẽ cân nhắc rất kỹ lƣỡng trƣớc khi đi vay.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI MARITME BANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại MSB Cần Thơ, ta có thể thấy đƣợc mặt tốt và mặt hạn chế của ngân hàng, để từ đó có thể đƣa ra đƣợc giải pháp thích hợp nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ nâng cao hoạt động tín dụng tiêu dùng. Sau đây là một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tiêu dùng tại MSB Cần Thơ:

5.2.1 Tăng cƣờng hoạt động marketing cho ngân hàng

MSB Cần Thơ cần tăng cƣờng các phƣơng tiện để quảng bá hình ảnh của ngân hàng nhƣ: qua internet, truyền hình, radio, báo chí, tạp chí ngành... một cách hiệu quả nhất. MSB Cần Thơ cần cung cấp các thông tin khái quát, điểm

59

mạnh của sản phẩm, chất lƣợng và các điều kiện chủ yếu cũng nhƣ những ƣu đãi cho sản phẩm cho vay tiêu dùng... Qua đó khách hàng sẽ có sự hiểu biết nhất định về ngân hàng cũng nhƣ là sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

MSB Cần Thơ cần có những hình thức khuyến mãi, tặng quà lƣu niệm cho khách hàng. Quà tặng có thể là áo mƣa, áo thun, balo... có logo của MSB. Việc tặng quà không chỉ thu hút khách hàng, tạo mối quan hệ với ngân hàng ngày càng tốt hơn mà đây còn là phƣơng thức quảng bá rất hiệu quả hình ảnh của MSB đến mọi ngƣời.

MSB Cần Thơ cần tổ chức các hội nghị khách hàng, gặp gỡ và tiếp xúc với khách hàng, phát phiếu thăm dò ý kiến, thu nhận các ý kiến đánh giá của khách hàng. Từ đó ngân hàng hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với từng sản phẩm của ngân hàng, giúp ngân hàng có thể có những biện pháp khắc phục những điểm còn thiếu sót, chƣa phù hợp để từ đó đƣa ra các chƣơng trình phù hợp với từng thời điểm, hoàn thiện các sản phẩm hơn nữa và có thể cho ra đời nhiều sản phẩm mới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng và qua đó tăng cƣờng mối quan hệ với khách hàng.

5.2.2 Đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên

-Thƣờng xuyên tuyển dụng những ngƣời có kinh nghiệm, có nghiệp vụ

chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao và chịu đƣợc áp lực công việc. -Thƣờng xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ kỹ năng giao tiếp khi tiếp xúc với khách hàng.

-Phổ biến các văn bản pháp luật, các quy định sửa đổi bổ sung đối với các sản phẩm của ngân hàng cho nhân viên.

-Cần có những chính sách khen thƣởng, đãi ngộ đối với những nhân viên có đóng góp và đạt thành tích cao cho ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho các nhân viên phấn đấu hết mình vì công việc.

5.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm cho vay

Thƣờng xuyên nghiên cứu thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trƣờng. Xu hƣớng tiêu dùng thƣờng xuyên biến đổi cùng với sự thay đổi về mức sống, mọi ngƣời đều mong muốn ngày càng nâng cao chất lƣợng cuộc sống phù hợp với mức thu nhập ngày càng cao, khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn từ những sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng do các tổ chức tín dụng khác nhau cung cấp. Vì vậy, sản phẩm cho vay tiêu dùng của

60

MSB Cần Thơ cũng phải thƣờng xuyên thay đổi và mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, đáp ứng tối đa có thể nhu cầu của khách hàng, cụ thể:

+ MSB Cần Thơ có thể cung ứng dịch vụ trọn gói cho cá nhân đi du học. Thông qua việc tạo lập mối quan hệ với các tổ chức giáo dục đào tạo ở nƣớc ngoài, ngân hàng không chỉ tài trợ vốn cho việc học tập của khách hàng mà còn tƣ vấn về trƣờng học, cung cấp thông tin về chƣơng trình đào tạo cũng nhƣ chính sách học bổng của trƣờng, thực hiện bán ngoại tệ và chuyển ngoại tệ thanh toán. Hình thức này có rất nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần hoàn thiện dịch vụ cho vay du học hiện có.

+ MSB Cần Thơ có thể cung ứng dịch vụ trọn gói về nhà ở, đồ dùng gia đình, phƣơng tiện đi lại để tạo dựng cuộc sống ổn định và tiện nghi cho khách hàng. Các đối tƣợng sử dụng dịch vụ trọn gói này sẽ đƣợc hƣởng lãi suất thấp hơn lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho từng loại hình cho vay. Hình thức tài trợ này rất thích hợp với những cặp vợ chồng trẻ - những ngƣời luôn mong muốn đƣợc tận hƣởng cuộc sống hiện đại nhƣng điều kiện tài chính chƣa cho phép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Linh động điều kiện cho vay phù hợp với từng nhóm khách hàng. Ngoài những tiêu chuẩn bắt buộc về điều kiện cho vay, MSB Cần Thơ cần tạo sự đơn giản về thủ tục vay vốn phù hợp hơn với xu hƣớng xã hội, từng nhóm khách hàng, giúp cho khách hàng dễ tiếp cận với khoản vay, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

61

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tín dụng là hoạt động chính và nguồn lợi chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Trong đó cho vay tiêu dùng là một bộ phận của tín dụng ngân hàng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Tín dụng tiêu dùng là phân khúc thị trƣờng tín dụng đem lại nguồn thu nhập quan trọng và tạo điều kiện cho các NHTM bán trọn gói sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, nên đƣợc các ngân hàng (đặc biệt là các NHTM thiên về cung cấp dịch vụ tài chính) đẩy mạnh cạnh tranh, mở rộng. Việt Nam có dân số đông, lực lƣợng lao động trẻ, thu nhập của ngƣời dân đang ngày càng cải thiện. Vì vậy, trong những năm tới, tín dụng tiêu dùng vẫn là thị trƣờng tiềm năng cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích.

Hoạt động cho vay tiêu dùng của MSB Cần Thơ vẫn còn những hạn chế. Doanh số cho vay cũng nhƣ doanh số thu nợ tiêu dùng liên tục giảm. Hoạt động tín dụng là hoạt động tạo thu nhập chính của ngân hàng nhƣng kinh phí đầu tƣ vào các chƣơng trình khuyến mãi, marketing còn khá ít từ đó không phát huy đƣợc vai trò của lĩnh vực này. Với mục tiêu tập trung mạnh vào mảng cho vay tiêu dùng, MSB Cần Thơ nên có những kế hoạch đầu tƣ cụ thể, thích đáng dành cho mảng này. Trong tƣơng lai, cho vay tiêu dùng sẽ là mảnh đất màu mỡ mà các ngân hàng khác đang hƣớng đến. Đồng thời, MSB Cần Thơ cần quan tâm đúng mức đến quản trị rủi ro tín dụng, đƣa ra chiến lƣợc hoạt động tín dụng phù hợp để không rơi vào tình trạng nợ xấu tăng nhanh.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với NHNN

- NHNN cần thực hiện xem xét về các cơ chế chính sách những bất cập về chính sách tín dụng, công cụ điều hành chính sách tiền tệ và những quy định của pháp luật có liên quan, cần sớm đƣợc xem xét bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu mới của thị trƣờng.

- NHNN nên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến từ các ngân hàng thƣơng mại về những văn bản chính sách mà NHNN đƣa ra nhằm hoàn thiện những chủ trƣơng này.

6.2.2 Đối với Hội sở

- Hội sở cần có những danh mục sản phẩm hiện đại, tiện ích phù hợp với

62

- Phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ bán lẻ nói riêng nhƣ một kênh song hành đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.

- Hội sở cần tiếp thu kịp thời và nhanh chóng những ý kiến đóng góp của các trung tâm vùng và chi nhánh để có thể rà soát, sửa đổi bổ sung những văn bản quy định cho phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại địa phƣơng.

- Thƣờng xuyên mở thêm những lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của MSB để nâng cao kĩ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của nhân viên.

- Thƣờng xuyên tổ chức các đợt thi đua hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh. Có chính sách khen thƣởng phù hợp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc cũng nhƣ nâng cao hiệu quả làm việc của tất cả các chi nhánh trong hệ thống.

- Kiểm tra, giám sát hoạt động của từng chi nhánh, phòng giao dịch một cách thƣờng xuyên để phát hiện những sai sót, yếu kém trong hoạt động. Qua đó, có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Trịnh và Thái Văn Đại (2010) Giáo trình tiền tệ ngân hàng. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

2. Lê Văn Tƣ. (2000) Ngân hàng thƣơng mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều. (2007) Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

5. Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớc số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

6. Thái Văn Đại. (2012) Nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 68)