KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 42 - 44)

5.1. ĐỐI VI CÁC D ÁN THYĐIN TNH QUNG NAM

• Quy hoạch thủy điện của Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đợt điều chỉnh, tuy nhiên với con số các công trình trong quy hoạch ở lưu vực Vu Gia Thu Bồn vẫn còn quá lớn với mật độ quá dày đặt trên lưu vực sông này. Chỉ riêng với các công trình hiện tại cũng đã biến nhiều đoạn sông trở nên khô hạn, và đã gây nhiều tác động đến môi trường và xã hội nghiêm trọng. Đặc biệt là các sự cố thủy điện xảy ra trên địa bàn tỉnh vừa qua như rỏ rỉ nước, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, việc xả lũ ở thủy điện A Vương trong mùa lũ, việc thủy điện Đăk My 4 làm chuyển nước gây khô hạn vùng hạ lưu sông Vu Gia và những vấn đề xã hội khác như bất cập trong công tác tái định cư và ổn định đời sống cho người dân vùng bị tác động. Vì vậy chính quyền và nhân dân Tỉnh cần xem xét rút ra các bài học trước và cẩn trọng xem xét các vấn đề sau:

- Rà soát lại quy hoạch và tiếp tục điều chỉnh quy hoạch với xu hướng giảm số lượng công trình dự kiến để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương trong thời kỳ này. Quy hoạch thủy điện nên gắn liền quy hoạch năng lượng địa phương ở đó có xem xét các sáng kiến về các nguồn năng lượng khác nhau. Các mô hình năng lượng bền vững phục vụ trực tiếp cho công đồng địa phương, mô hình năng lượng tái tạo với chi phí rủi ro ít hơn có thể áp dụng được.

- Cẩn trọng hơn với các công trình (còn lại trong quy hoạch) đang trong quá trình chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị phê duyệt. Xem xét và quản trị tốt hơn quy trình quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh ảnh và các bên liên quan khác.

- Đảm bảo được các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng phải được giảm thiểu tối đa, nếu không thì hậu quả sẽ bội phần và quá sức chịu đựng của thiên nhiên và con người.

- Các cam kết bảo vệ môi trường chưa được tiến hành đầy đủ theo trong ĐTM. Vì vậy các ngành liên quan như TNMT từ Bộ và Tỉnh cần có quyết tâm và nỗ lực để tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các cam kết BVMT. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng đồng cùng tham gia và giám sát.

- Trước mắt, tỉnh Quảng Nam không nên cho việc tiếp tục triển khai các dự án thủy điện nào mới, cho đến khi các vấn đề từ các dự án thủy điện hiện có đã giải quyết ổn thoả và hợp lý.

5.2. ĐỐI VI CÁC D ÁN THY ĐIN TNH QUNG BÌNH

• Quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình và trên Sông Long Đại tỏ ra không phù hợp với điều kiện địa phương và không được mấy ai ủng hộ. Vì vậy, chính quyền UBND Tỉnh cần sớm có văn bản loại toàn bộ các dự án thủy điện trên sông Long Đại và xóa các quy hoạch hiện tại để hợp với lòng dân, tránh lãng phí và bảo vệ được thiên nhiên môi trường và dòng sông Long Đại nguyên trinh. Đây là con sông còn trinh nguyên về mặt sinh thái, sinh cảnh, thủy học và nhân văn học rất hiếm hoi còn lại ở Việt Nam.

• Ở tỉnh Quảng Bình có triển khai các dự án năng lượng tái tạo, đây là một khích lệ. Cần tiếp tục kêu gọi các sáng kiến về năng lượng sạch và lập quy hoạch năng lương địa

phương trong đó các sáng kiến về tiết kiệm điện về phát triển các nguồn năng lượng sạch nên được phát huy.

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)