4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊ A
4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH
4.2.1. Trao đổi với cán bộở các cơ quan quản lý
• Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình
Việc lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ là thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở công thương. Căn cứ vào Văn bản số 5429/2009 của Bộ Công Thương về yêu cầu lập quy hoạch thủy điện cho các tỉnh có tiềm năng về thủy điện nhỏ và vừa (có công suất lắp máy nhỏ 30 MW), UBND tỉnh để nghị Sở Công Thương lập đề cương quy hoạch thủy điện trên địa bàn tỉnh. Sau khi hoàn thành đề cương quy hoạch, UBND tỉnh đứng ra mời các công ty có tư cách pháp nhân để tham gia tiến hành lập quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch và ra báo cáo quy hoạch, sở Công thương đã tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành. Các ý kiến và báo cáo quy hoạch được gửi lên Bộ Công Thương tham khảo và cuối cùng UBND Tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch. Theo đại diện của Sở Công Thương, quá trình tham vấn ý kiến của các bên liên quan là một quá trình khá mất thời gian và phức tạp. Tuy nhiên trong giai đoạn quy hoạch này họ chỉ lấy ý kiến tham vấn từ các sở ban ngành như Sở TNMT, Sở NN & PTNT và UBND các huyện chứ không họ không phải lấy là ý kiến của cộng đồng dân cư.
Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Bình cũng qua nhiều lần chỉnh sửa. UBND Tỉnh có quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện vào tháng 6 năm 2009. Sau này Bộ có điều chỉnh bản quy hoạch này vào tháng 10/2010. Sau đó, tỉnh Quảng Bình điều chỉnh quy hoạch một lần nữa vào tháng 5/2011. Những nguyên nhân để đưa ra sự điều chỉnh đó là vị trí xây dựng lúc đầu chọn không thích hợp. Quá trình điều chỉnh cũng tuân theo các bước như thực hiện quy hoạch. Gần đây nhất vào tháng 4/2013 Bộ Công thương cũng đã thực hiện rà soát thủy điện ở Quảng Bình và có công văn đề nghị loại bỏ các thủy điện có công suất lắp máy nhỏ hơn 3 MW ở Quảng Bình ra khỏi quy hoạch. Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để phản hồi công văn đề nghị này của Bộ.
Theo sở Công Thương khả năng loại bỏ các công trình ra khỏi quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại là có. Sở công thương cho biết trước đây nhiều nhà đầu tư đã từng đến đặt vấn đề và dự định đầu tư xây dựng các công trình trên lưu vực sông Long Đại. Tuy nhiên những năm gần đây các nhà đầu tư ngừng lại do khó khăn kinh tế, lãi suất ngân hàng cao và khó khăn đầu tư cho đường dây dẫn điện vì hạng mục này do chủ đầu tư tự bỏ ra. Ngoài ra, sự thật là hầu hết các công trình thủy điện nằm trong quy hoạch đã lộ rõ các nguy cơ tác động ảnh hưởng đến khu vực dân cư và đất sản xuất của dân đặc biệt là đất lúa nước và cũng có nguy cơ làm ngập đường Hồ Chí Minh. Trước mắt, Tỉnh sẽ cho tạm dừng thực hiện các dự án này cho đến năm 2015 (mặc dù chưa có văn bản chính thức). Riêng Dự án Long Đại 5 có thể được giữ lại trong quy hoạch và để chờ thời điểm khi kinh tế phát triển trở lại khi các nhà đầu tư mong muốn quay lại đầu tư.
Hộp 9: Quy hoạch thuỷ điện ở Quảng Bình.
Do nhiều yếu tố bao gồm nguy cơ tác động của thủy điện, khả năng của các nhà đầu tư và kết quả rà soát thủy điện của Bộ Công Thương, khả năng có thể loại bỏ 5/6 dự án nằm trong quy hoạch thủy điện được quy hoạch trên sông Long Đại, tuy nhiên UBND Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để khẳng định sẽ loại bỏ các dự án ra khỏi quy hoạch.
• Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình
Quy hoạch thủy điện cũng chỉ để thể hiện về tiềm năng của một tỉnh mà thôi chứ không nhất thiết phải luôn luôn xúc tiến triển khai quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan ban ngành trong tỉnh cũng có tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch. Sở TNMT nhận thấy rằng trong quy hoạch thủy điện chưa đưa vào các yếu tố biến đổi khí hậu nên có nguy cơ cao về môi trường và tài nguyên nước. Sở TNMT cũng cho biết là Sở vừa mới thực hiện quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước cho toàn bộ các lưu vực sông ở Quảng Bình tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, sở chưa xác định mối liên hệ giữa quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch thủy điện nên việc thực hiện các quy hoạch này cần phải cẩn trọng và phải có phối hợp tốt giữa các ngành. Về cơ bản mặc dù quy hoạch thủy điện của Tỉnh đã có nhưng hầu hết các ban ngành trong tỉnh không mấy ai ủng hộ việc phát triển thủy điện nên có khả năng là không thực hiện. Ngoài ra, thời điểm này các nhà đầu tư cũng chưa quan tâm nên sẽ không có công trình nào xây mới ít nhất là đến 2015.
Nếu xây dựng thủy điện ở Quảng Bình thì việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường như trồng bù rừng ở Tỉnh Quảng Bình sẽ rất khó khăn vì hầu hết diện tích đất trống để trồng rừng đã được quy hoạch trồng rừng và các diện tích đất trống thì đã có chủ. Nên các nhà máy thủy điện sẽ không có quỹ đất để thực hiện công việc này.
• Một người đã từng tham gia công tác và quản lý Chi cục thủy lợi và Phòng
chống bão lũ tỉnh Quảng Bình
Quá trình lập quy hoạch thủy điện ở tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ thời Bình Trị Thiên (gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT Huế) nhưng tại thời điểm đó đã được xác định là tiềm năng về thủy điện của địa bàn Quảng Bình là không nhiều và nếu đầu tư thủy điện ở Quảng Bình sẽ là không hiệu quả và gây tác động mạnh mẽ. Rõ ràng điều kiện tự nhiên ở Quảng Bình không thuận lợi cho đầu tư thủy điện. Nguồn vốn đầu tư sẽ tăng do tốn kém trong giai đoạn đấu kết đường dây dẫn hoặc xây những trạm cột nước. Đầu tư lớn nhưng công suất nhỏ nên hiệu quả sẽ không cao. Trong những năm gần đây do nhu cầu về nguồn điện nên muốn đầu tư tiếp nhưng không được. Theo quy hoạch hiện nay, các thủy điện trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ. Theo ông Xơn các thủy điện này chỉ đủ để cấp điện tại chỗ. Nhưng khu vực này là không có dân cư nên bắt buộc phải đấu nối với điện lưới quốc gia, Nếu là vậy thì lại phải tốn chi phí để đấu nối đường dây. Trong lúc đó tổng công suất đóng góp (theo quy hoạch) chỉ là 21M nhưng thực tế chỉ khoảng 15 M do chưa tính đến công suất đảm bảo. Nếu thủy điện được xây, các hồ chứa sẽ cố tích đủ nước để phát điện vào mùa hè và mùa xuân, và như vậy các đồng ruộng ở Lệ Thủy sẽ thấp hơn mực nước biển và tình trạng ngập mặn sẽ diễn ra. Về lũ lụt, các trạm quy hoạch nhỏ không gây ảnh hưởng lớn nhưng tình trạng úng và ngập mặn ở hạ lưu sẽ lớn hơn.
Các tính toán về số liệu thủy văn trong quá trình lập quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình là
Hộp 10: Quan điểm của Sở TN và MT tỉnh Quảng Bình về phát triển thuỷ điiện.
Thủy điện gây ra những hậu quả to lớn như nạn phá rừng làm hồ chứa sẽ thay đổi dòng chảy trên sông; quá trình di dời rất phức tạp, đời sống người dân gặp khó khăn hơn và đặc biệt là hiện tại không thể tìm được quỹ đất cho tái định cư. Do đó không nên đầu tư về thủy điện nữa.
điện là khá vô lý. Theo quan sát thì mưa ở Quảng Bình tăng dần từ Đông sang Tây và mưa lớn dần từ vùng thấp lên vùng cao. Mưa có dạng như mưa rào nên số liệu không đảm bảo nếu đo đạt lượng mưa. Ngoài ra, các trạm đo đạc cố định không nằm trên khu vực dự kiến xây dựng thủy điện nên sẽ là điều vô lý nếu đưa các số liệu đo đạt này vào trong quá trình tính toán. Đặc biệt, các tính toán này không thể chấp nhận được nếu áp dụng cho tính toán của hệ thống thủy điện bậc thang.
Trong các Đánh giá tác động môi trường, các đánh giá về rừng đều chỉ ra là diện tích rừng bị mất là không đáng kể trong khi là thực tế là rất lớn. Nguyên nhân là do chưa tính toán hết các diện tích mất do địa hình, quá trình xây dựng đường giao thông, đường dây dẫn điện và quá trình sạt lở đất sau này, và là nguyên nhân gián tiếp như mở đường cho lâm tặc. Các khu vực này hầu hết là rừng đầu nguồn. Do đó, quan điểm bản thân ông Xơn là nên hạn chế phát triển thủy điện.
Nhận thức về các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu cũng đang dần dần được tăng lên đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, với Tỉnh Quảng Bình, phát triển thủy điện cũng dè dặt hơn. Đặc biệt, các bài học thực tế từ Quảng Nam đã giúp cán bộ hiểu hơn về hậu quả và không tha thiết với thủy điện. Phía các nhà quản lý nhà nước đã nhận thức về hiệu quả đầu tư không xứng với mức đầu tư. Vì vậy, quan điểm chung của Tỉnh là không ủng hộ phát triển thủy điện.
• Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình
Theo các thông tin mà Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình nắm được thì tỉnh có phê duyệt thủy điện trên sông Long Đại và hiện tại còn giữ lại một cái thủy điện Long Đại 5, đây là thủy điện được ghép lại từ hai thủy điện Long Đại 4 và Long Đại 5 trước đây. Trước đây có đoàn đến thông báo về trường hợp quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại nhưng từ thời gian đó đến nay không còn thấy nữa và cũng ít nghe thông tin thêm. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể triển khai này do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.
Về quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ thủy điện thì Phòng cho biết hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa ra quan điểm không khuyến khích phát triển thủy điện. Ở tỉnh Quảng Bình cũng có những bài học về thủy điện như La Trọng, Hố Hô cho thấy sự mức tàn phá của thủy điện là rất lớn. Hiện tại hai thủy điện này đang bị bỏ hoang và đang trong thời gian sửa chữa. Một số lý do cho quan điểm không đồng tình phát triển thủy điện là:
o Người dân không đồng tình với quy hoạch thủy điện
o Ảnh hưởng đến rừng đầu nguồn,
o Quá trình di dân tái định cư rất khó (do không có đất tốt trong quá trình định cư),
o Nguồn lợi thủy sản suy giảm do lượng nước chảy trên sông giảm dẫn đến các loại rong rêu và sinh vật phù du suy giảm, đay là nguồn thức ăn chính của tôm, cá.
o Thủy điện đã quá nhiều và bây giờ không đến mức thiếu lắm.
o Có thể sử dụng những nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh.
Hộp 11: Sự thiếu khách quan khi lập quy hoạch ở Quảng Bình
Sự tham gia của những người được lấy ý kiến là rất hạn chế và trong phạm vi rất nhỏ. Vì hầu hết các quy hoạch thủy điện hiện nay là chạy theo các nhà đầu tư thay vì ngược lại.
• UBND Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình
Trường Sơn là một xã có diện tích lớn chiếm 2/3 diện tích huyện Quảng Ninh, 2 bên là đồi núi, dân cư tập trung hai bên lòng sông. Trên địa bàn xã có Sông Long Đại chảy qua. Hằng năm lũ lụt thường xảy ra. Bên cạnh những thiệt hại do lũ lụt gây ra thì hai bên bờ sông là nơi trồng trọt chính của người dân vẫn được bồi đắp lượng phù sa đáng kể và đây là điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất.
Khảo sát về quy hoạch thủy điện tại tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ những năm 1975 ngay trong giai đoạn hình thành các trạm thủy văn. Và khoảng trong năm 2007, có các đoàn tới khảo sát địa bàn với mục đích là xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang trên Sông Long Đại với tổng công suất khoảng 50M để hòa vào lưới điện quốc gia. Một trường hợp về khảo sát thủy điện là trước đây tại trạm Tam Lu lúc đầu quy hoạch dự kiến là 15M nhưng sau đó qua khảo sát đã giảm xuống do nhận thấy khu vực ngập sẽ gia tăng và khả năng đền bù thì không thể đáp ứng đủ.
Chính quyền và người dân xã Trường Sơn nhận thức được những tác động to lớn đối với người dân nếu thực hiện thủy điện. Và quan điểm của xã về thủy điện là trùng với quan điểm của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, nếu xây dựng thủy điện vì quyền lợi của quốc gia thì xã sẽ đồng ý nhưng nếu là quyền lợi của nhóm hay cá nhân thì sẽ nhất quyết phản đối.
Nhận thức của người dân về thủy điện được nâng cao nhờ các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về thủy điện ở Quảng Nam và tình hình người dân Tái định cư thủy điện Sơn La đang kêu cứu chính phủ. Xã luôn quán triệt về các trường hợp có tác động xấu đến môi trường. Một số ý kiến về tác động của thủy điện đối với đời sống ngươi dân xã Trường Sơn:
o Hiện tại người dân vẫn có điện để sinh hoạt;
o Sông Long Đại là tuyến đường giao thông của người dân;
o Lo ngại môi trường sinh thái thay đổi;
o Nguồn nước và thủy sản giảm. Vào mùa hè sông suối trên đại bàn đã rơi vào tình trạng khô cạn và không biết điều gì xảy ra nếu thủy điện hình thành. Trước đây sông suối là do tạo hóa còn bây giờ như thể con người tạo ra sông suối.
Hộp 12: Các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình
o Hiện tại ở xã Hải Ninh đang tiến hành lắp đặt cột đo gió, thời gian sử dụng là trong vòng 50 năm. Theo ý kiến của Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh, mô hình năng lượng gió đang triển khai này có nhiều ưu điểm: (1) không ảnh hưởng đến môi trường; (2) Có điều chỉnh về tốc độ quay nên sẽ giảm tiếng ồn (16 vòng/phút); (3) Ít chiếm dụng đất và người dân có thể sản xuất phía dưới; (4) Có thể phục vụ khu du lịch.
o Mô hình điện mặt trời do chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Dự án đang trong giai đoạn triển khai là thành lập bộ máy quản lý. Trong dự án này chính phủ Việt Nam sẽ đối ứng như trả lương cho bộ máy quản lý. Dự án sẽ hỗ trợ cho 10 thôn bản, cung cấp nguồn điện tại chỗ. Thiết bị của năng lượng mặt trời dễ bị hư hỏng và hiểu biết của người dân còn hạn chế nên sẽ cần đến các buổi tập huấn cho người dân về cách sử dụng và bảo quản.