Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 27 - 30)

4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊ A

4.1.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý

• Đại din ca S Công Thương tnh Qung Nam

Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, đơn vị có chức năng về quản lý nhà nước các quy hoạch và vận hành thủy điện trên địa bàn tỉnh cho rằng hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có nhiều tiềm năng về thủy điện với các thủy vực có độ dốc lớn, chênh lệch địa hình khá cao và lưu lượng dòng chảy mạnh. Mặc dầu sự phát triển của thủy điện ở Quảng Nam chỉ vào khoảng 2 thập niên gần đây, đi sau so với các hệ thống thủy điện ở miền Bắc trên lưu vực sông Hồng và ở miền Đông Nam Bộ trên lưu vực sông Đồng Nai nhưng lại phát triển khá nhanh. Tỉnh đã làm quy hoạch phát triển thủy điện, lúc đầu có 12 thủy điện lớn được đề xuất xây dựng, sau đó xem xét đánh giá lại, tỉnh Quảng Nam quyết định giảm xuống còn 8 công trình thủy điện, rồi bây giờ lại điều chỉnh lần nữa, nâng tổng số dự án thủy điện lớn đến nay là 10 công trình, trong đó 4 dự án đã hoàn tất phần xây dựng và đã vận hành gồm thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Sông Tranh 2 và Ðăk Mi 4 (Sở Công Thương chưa cập nhật về việc công trình Sông Bung 5 và Sông Bung 6 đã hoàn thành và phát điện vào tháng 12/2012). Ngoài ra, Sở Công Thương còn quản lý 32 thủy điện vừa và nhỏ.

Đại diện Sở Công Thương khẳng định các tất cả các dự án thủy điện đều phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định. Đối với những thủy điện bậc thang, lớn là do Bộ tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) hướng dẫn đánh giá ĐTM và chủ trì thẩm định báo cáo ĐTM. Đối với những thủy điện nhỏ, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) sẽ tham mưu cho Tỉnh về Đánh giá tác động môi trường và Sở Công Thương được mời tham gia trong quá trình tham mưu và thẩm định. Cũng theo đại diện sở Công thương, hiện nay tỉnh không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn rừng mà các báo cáo ĐTM đưa ra hầu như không thực hiện được.

Việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa là bắt buộc đối với các chủ nhà máy. Tỉnh Quảng Nam đã nhận quyết định số 1880 của chính phủ chỉ đạo quy trình vận hành đối với thủy điện Sông Tranh 2, Đắc Mi 4 và A Vương. Dưới quy trình đó còn có các quy trình con hướng dẫn thực hiện và được sự tham mưu của Bộ Tài nguyên sau khi tham mưu cấp tỉnh. Sau đó giao cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão giám sát, nếu thủy điện nào không thực hiện xem như là vi phạm pháp luật. Theo thông tư 34 của Bộ Công Thương về quản lý an toàn đập là địa phương phải thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra hằng năm trước mùa mưa lũ. Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công An, Bộ đội Biên phòng và các huyện có thủy điện. Đối với dung tích phòng lũ, thì tỉnh cũng đã nhận được quyết định 285 của chính phủ. Do các hồ chứa có dung tích phòng lũ ít nên một số công trình như Sông Tranh 2 và A Vương phải có camera quan trắc để kịp thời thông báo khi có lũ về. Khi các nhà máy thủy điện thực hiện quy trình vận hành liên hồ thì công suất phát điện nói chung sẽ giảm nhưng các chủ đầu tư phải chấp nhận quy trình mà không có ý kiến phản đối (vì hầu hết các chủ đầu tư đều là doanh nghiệp nhà nước, ngoại trù thủy điện Đăk My 4 là công ty cổ phần IDICO đầu tư xây dựng). Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là hiện tại quy trình vn hành h cha ch tp trung

cách điu tiết nước vào mùa lũ mà chưa đề cp đến cách điu tiết nước vào mùa khô. Vấn

đề này đang được nêu ra sau trường hợp của thủy điện Đắc Mi 4 gây khô hạn vừa qua. Tỉnh đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông Thu Bồn và 80% về Vu Gia, tính toán

nhưng, Theo Sở Công Thương thì khi không có thủy điện thì mùa lũ nước đến rồi đi, mùa khô thì xâm nhập mặn xảy ra mạnh hơn. Từ khi có thủy điện thì sẽ điều tiết nước mùa lũ cho mùa khô do đó hạn chế được sự xâm nhập mặn. Để khắc phục tình trạng ngập mặn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam có xây dựng một số đập ngăn mặn và đã giải quyết được tình trạng nhiễm mặn ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn. Hằng năm, tỉnh đều có tiến hành nạo vét dòng sông để đẩy mặn.

Các chương trình tái định cư (TĐC) do thủy điện cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhiều người dân đã không quen với nơi ở mới do khác biệt giữa nhà gỗ truyền thống và nhà xây hiện đại. Sinh kế sau định cư là khó khăn. Quá trình triển khai các chương trình TĐC cũng đang còn lúng túng. Chủ đầu tư lập phương án tái định cư trên cơ sở trao đổi với tỉnh và huyện. Phương án đền bù tái định cư là do UBND tỉnh phê duyệt. Phương án này được xây dựng từ phía Huyện. Phương án quy hoạch cũng có với sự tham mưu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vì nó liên quan đến phát triển sản xuất, sinh kế và của Sở Tài nguyên và Môi trường vì nó liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất… Rút ra được nhiều bài học từ các câu chuyện tái định cư trước đó, chủ đầu tư thường giao trọn gói số tiền cho người dân để họ tự sắp xếp đến nơi định cư mới, nhưng rất trì trệ và bế tắt. Do vậy, để quá trình tái định cư tốt hơn, huyện đề nghị không nên đưa tiền trọn gói cho người dân mà nên hỗ trợ theo nhiều cách khác như quy hoạch đất, hướng dẫn người dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

• Đại din t Chi cc Bo v Môi trường, trc thuc S Tài nguyên và Môi

trường tnh Qung Nam

Trong số công trình thủy điện do cấp Tỉnh quảng Nam quản lý, một số công trình này có làm ĐTM nhưng không có cái ĐTM nào được thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ- CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng vì tất cả được thực hiện trước năm 2011 khi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP chính thức ban hành. Các ĐTM được thực hiện theo Quy trình thủ tục thực hiện ĐTM của các công trình thủy điện như việc tổ chức tiến hành ĐTM, xây dựng báo cáo ĐTM, thành lập hội đồng thẩm định. Trong quá trình thẩm định, các sở ban ngành liên quan được mời tham gia đóng góp ý kiến. Năm 2006, ADB tài trợ 1 triệu USD để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn theo quy hoạch thủy điện cũ. Đây chỉ là một bản báo cáo mang

Hộp 5: Một số vấn đề nổi cộm qua trao đổi với đại diện Sở Công Thương

Vn đề trng li rng t các d án thuỷđin tnh Qung Nam

Hiện nay tỉnh không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn rừng mà các báo cáo ĐTM đưa ra hầu như không thực hiện được.

Vn đềđiu tiết vn hành h cha thuỷđin tnh Qung Nam

Quy trình vận hành hồ chứa chỉ tập trung các hướng dẫn vận hành các nhà máy vào mùa lũ nhưng chưa có quy trình vận hành thuỷ điện dành cho vào mùa khô. Điều này phải được lưu ý vì việc các nhà máy hạn chế xả nước vào mùa khô sẽ gây khô hạn, ô nhiễm và gia tăng xâm nhập mặn phía hạ lưu.

Mặc dầu tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông Thu Bồn và 80% về Vu Gia nhưng qua thực tế quan sát thực tế công trình và trao đổi với người dân thì đến ngày 18/5/2013, thuỷ điện Đăk My 4 vẫn chưa thực hiện đúng chủ trương này.

tính chất tham khảo nên không có cơ quan nào phê duyệt. Sau khi báo cáo hoàn thành, đơn vị thực hiện có tổ chức hội thảo để phổ biến đến các cơ quan ban ngành, sau đó gửi văn bản kiến nghị đến Tỉnh, Ví dụ: Đối với ba thủy điện nằm trong khu Bảo tồn Sông Thanh thì đề nghị kiên quyết loại bỏ và một loạt các kiến nghị khác.

Hầu hết thủy điện trong tỉnh đều có đầu tư lớn và xây dựng trong thời gian dài nên cần theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện một cách thường xuyên. Mi khi mt d án đã hoàn thành xây dng thì phi có chng nhn là đã thc hin

đầy đủ công tác bo v môi trường khi tiến hành xây dng. Tuy nhiên hiện nay, hầu như

không có công trình thủy điện nào được xác nhận là hoàn thành thủ tục này nhưng các thủy điện vẫn hoạt động phát điện được. Thủy điện Đắc My 4 đã đi vào vận hành nhưng chưa được xác nhận hoàn thành và Sở đã có kiến nghị lên Bộ để cho tiến hành thủ tục này. Công tác hậu kiểm sau khi nhà máy đi vào hoạt động cũng không được tổ chức một cách đầy đủ theo quy định do thiếu nguồn nhân lực và thiếu quyết tâm. Kiểm tra chuyên đề về thủy điện theo thông tư 08 là cần thiết nhưng đến nay Tỉnh vẫn chưa tiến hành được các đợt kiểm tra công tác BVMT riêng đối với các công trình thủy điện. Vừa qua mấy tháng đầu năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho kiểm tra việc thực thi bảo vệ môi trường khoảng 30 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 2 công trình thủy điện. Sự hạn chế này được giải thích là do khối lượng công việc nhiều không thể hoàn thành việc kiểm tra hết. Sở cũng chưa thực hiện kiểm tra chuyên đề về thủy điện mà chỉ mới kết hợp và không theo nguyên tắc nào. Vào năm 2011, Tổng cục Môi trường đã tiến hành kiểm tra chuyên đề về thủy điện nhưng chỉ một số thủy điện mà không phải là tất cả các thủy điện.

Về việc thực hiện giám sát bảo tồn đa dạng sinh học như các cam kết bảo vệ môi trường trong các Đánh giá Tác động Môi trường của thủy điện đưa ra là chưa bao giờ được thực hiện và khó mà thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đang có dự án bảo tồn tại dãy Trường Sơn với số vốn tài trợ lớn và thực hiện trong nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả, như vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học của các địa bàn có công trình thủy điện càng khó thực hiện khi các dự án thủy điện đã đi vào vận hành.

Quan trắc môi trường nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Việc xử lý số liệu về nguồn nước và chất lượng nước của Sở vẫn còn yếu vì chỉ có một vài thông số cơ bản theo quy định của ngành, thời gian lấy mẫu cũng còn ít và các thông số đó chưa nói lên được điều gì về chất lượng nước một cách toàn diện. Trên địa bàn tỉnh có xây dựng mạng lưới quan trắc tỉnh và được đầu tư 3 tỷ đồng/năm. Các trạm quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh được đặt tại các điểm trên sông và thực hiện quan trắc môi trường mang tính chất định kỳ. Ngoài ra, trạm quan trắc môi trường Quốc gia cũng theo dõi lưu lượng dòng chảy trên sông VGTB nhưng các thông số đo đạc thì không được cung cấp cho Tỉnh để phục vụ cho công tác chuyên môn của ngành.

Theo đại diện này thì thủy điện có thể đem lại một số lợi nhuận từ nguồn sản xuất điện và đóng góp vào ngân sách địa phương, nhưng nếu xem xét các tác động tiêu cực về lâu dài thì thiệt hại do mất rừng, ảnh hưởng đối với dòng chảy phía hạ lưu và sinh kế của người dân thì dường như phần mất mát cao hơn phần lợi ích tài chính. Đối với nhà quản lý nhà nước về môi trường, thủy điện không nên là lựa chọn ưu tiên của ngành.

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)