4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊ A
4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN
QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH
Sau khi nghiên cứu bàn giấy qua các tài liệu được cung cấp và thu thập thông tin thực địa, nhóm nghiên cứu có nhận xét như sau
- Các bình luận liên quan đến nghịđịnh 29 và thông tư 26
1. Các công trình thủy điện tuân theo các thủ tục về ĐTM, nhưng hầu như chưa có cái ĐTM nào tuân thủ nghị định 29 do hầu hết các dự án thủy điện được phê duyệt đều có trước thời điểm ban hành của Nghị định này (18/4/2011). Cả 2 tỉnh đều không có văn bản nào minh chứng đã làm quy hoạch môi trường chiến lược (ĐMC) theo điều 5 và điều 7 như Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. ĐMC do ADB thực hiện đối với sông Vu Gia Thu Bồn 2008 tức là sau khi đã có quy hoạch thủy điện bậc thang và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam. Nó được dùng như một tài liệu tham khảo và cũng không có giá trị về pháp lý vì không có quyết định phê duyệt ĐMC.
2. Công tác kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được tiến hành một cách đầy đủ. Quy định và cơ chế đã có nhưng vì thiếu kinh phí, thiếu năng lực, nguồn lực và thiếu quyết tâm để làm việc này. Đối với các công trình thủy điện đã được xây dựng thì chưa có công trình nào đã được chứng nhận là hoàn thành cam kết bảo vệ môi trường như đã được đưa ra trong ĐTM. Việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường như được ghi trong các báo cáo ĐTM cũng sẽ khó khả thi ở hai tỉnh, đặc biệt là các cam kết về trồng hoàn bù rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án thủy điện nói chung cũng như trong quá trình ĐTM nói riêng là rất mờ nhạt. Các quy hoạch phát triển thủy điện chủ yếu là theo ý tưởng chủ quan của ngành điện và chạy theo khuynh hướng của các nhà đầu tư thủy điện. Người dân tham gia vào các quy trình là rất ít, rất nhiều trường hợp người dân tham gia mà không hề hiểu bản chất và nội dung các hoạt động của các chương trình tham vấn. Tham vấn cộng đồng trong quá trình ĐTM chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu.
- Bình luận liên quan đến các quy định khác
4. Hầu hết các cấp chính quyền và nhà đầu tư đã thực hiện đúng yêu cầu các văn bản pháp quy do Nhà nước ban hành theo thời điểm liên quan đến quy hoạch thủy điện, đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về đầu tư xây dựng.
5. Việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa, Quyết định của Thủ tướng chỉ dừng ở quy định vận hành mùa lũ, và chỉ mới áp dụng cho A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2, mà chưa có cho các bậc thang thủy điện khác. Việc thủy điện Đăk My 4 ở Quảng Nam gây khô hạn cho vùng hạ lưu của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trên hệ thống sông Vu Gia cho thấy việc điều tiết vận hành hồ chứa cho mùa khô là quan trọng và cần xem xét.
6. Chưa có quy định rõ ràng và được áp dụng thực tế về duy trì dòng chảy môi trường. Trong lúc đó, các cơ sở dữ liệu và tính toán thủy văn ở cả hai lưu vực sông thì chưa đảm bảo.
7. Các quy hoạch thủy điện đã được tiến hành cho cả tỉnh nói chung và cho sông Vu Gia Thu Bồn và Long Đại nói riêng. Và nó đã được qua chỉnh sửa nhiều lần đối với quy hoạch thủy điện trên Vu Gia Thu Bồn và một vài lần đối với quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại. Tuy nhiên quy hoạch chỉnh sửa của cả hai tỉnh chưa bám theo tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hiện tại này. Hiện còn
nhiều dự án trong quy hoạch và dày đặt trên các lưu vực sông. Các quy hoạch hiện tại của hai Tỉnh chưa đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương
về quản lý quy hoạch thủy điện. Quy hoạch hiện tại chưa phản ảnh hết các ảnh hưởng của các dự án với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu và cũng chưa đưa ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án. Quy hoạch chỉnh sửa cũng chưa cân đo đong đếm các tác động của các dự án đã được triển khai, cập nhật và rút ra bài học để rà soát và xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án tiếp theo trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của từng dự án.
8. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư là kém, chưa đảm bảo “cuộc sống nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” theo nghị định 197 về di dời, đền bù, hỗ trợ tái định cư do thủy điện. Các nhóm cộng đồng bị di dời từ khu vực lòng hồ sang nơi tái định cư đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, an ninh lương thực không đảm bảo ở nơi ở mới.