Trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 30 - 32)

4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊ A

4.1.2. Trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng

Khu Tái định cư Thôn 2, xã Phước Hòa, huyn Phước Sơn, tnh Qung Nam

Khu vực thực hiện tái định cử bởi thủy điện Đắc Mi 4 là Thôn 2 với 41 hộ về Khu Tái định cư xã Phước Hòa vào năm 2009. Khoảng 94% là người ở đây là dân tộc Mơ Nong và 100% hộ dân ở đây thuộc diện hộ nghèo với mức thu nhập là dưới 500.000VNĐ/ tháng. Công việc thường ngày của bà con là làm rẫy, trồng cây keo hoặc làm thuê nhưng công việc không thường xuyên. Những hộ có đất rẫy thì tương đối đủ ăn, còn những hộ mới tách hộ thì tình trạng thiếu lương thực luôn xảy ra.

Vai trò tham gia và quyền lợi về sinh kế của người dân trong công tác tái định cư là rất mờ nhạt. Một chủ tịch xã cho biết tiến hành chương trình TĐC, Ban quản lý dự án có tiến hành họp dân để người dân lựa chọn mô hình nhà xây nhưng trước đây toàn bộ bà con đâu biết tới nhà xây là như thế nào nên có chọn cũng không có ý nghĩa gì. Trong quá trình xây dựng, xã có tiến hành giám sát thi công và phát hiện là nhà xây không có sắt và xã có phản ánh lên Ban đầu tư nhưng không có phản hồi có kết quả. Sau khi nhận nhà tái định cư người dân chỉ ký vào biên bản bàn giao tài sản nhưng hiện tại người dân không hề có một thứ giấy tờ để chứng minh là nhà của mình. Mặc dù không nằm trong diện tích lòng hồ, nhưng nhiều diện tích đất vườn của dân cũng bị ngập và dân chỉ được thông báo 3 - 4 ngày trước khi xả nước vì vậy nhiều tài sản cây cối trên đất của dân đã không kịp được thu hoạch và thu dọn. Bây giờ khu vực này cây cối đang chết dần gây mất cảnh quan, và trước đây vào mùa mưa thủy điện xã nước cũng gây ngập sâu tại khu vực dân sống bên đường.

Người dân bị thu hồi đất và đưa đến một nơi ở mới rất bất lợi cho họ. Ông Chủ tịch xã cho biết, Đến khu TĐC, mỗi hộ gia đình được nhận một diện tích 400 m2 đất ở và vườn, trong đó có một ngôi nhà xây với tổng trị giá là 70 triệu đồng. Điều kiện Nhà TĐC mới thì rất xấu, nhà xây không có cốt thép, thiếu chất lượng, nóng về mùa hè, ẩm về mùa mưa nên hầu như không sử dụng được. Nhiều hộ phải tận dụng các vật liệu được tháo dỡ ở nhà cũ để cất lại một các nhà khác ngay bên cạnh để sinh hoạt. Người dân không được cấp đất sản xuất vì vậy đời sống hết sức khó khăn. Hằng ngày họ phải tự quay lại những khu đất rẫy cũ trước đây để tranh thủ làm được cái gì thì làm. Chăn nuôi thì không thể chăn nuôi được vì đất được cấp quá nhỏ để thực hiện chăn nuôi, buôn bán thì cũng không biết buôn bán với ai. Điều kiện lương thực thì thiếu thường xuyên, đặc biệt đối với những hộ gia đình trẻ mới tách hộ, những hộ này họ không có đất rẫy cũ để làm.

Nhà nước có chế độ hỗ trợ cho hộ nghèo để đảm bảo không để tình trạng thiếu ăn xảy ra. Hàng tháng, thôn thống kê các hộ thuộc diện hộ nghèo, già yếu, đau ốm, mồ côi…đưa lên xã để xét và cấp lương thực. Tuy nhiên, nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các

Hộp 6: Vấn đề về môi trường của các dự án thuỷ điện tỉnh Quảng Nam

Bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm cực kỳ khó thực hiện và khó khả thi đối với các công trình thủy điện

Thủy điện gây mất rừng, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu và gây tác động mạnh mẽ về mặt sinh kế và xã hội

Tác động thủy điện đối với nguồn nước được biết là lớn nhưng các số liệu để tính toán cụ thể về tác động của thủy điện đến dòng chảy và nguồn nước thì chưa đầy đủ và chưa được tiếp cận

hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường không được xem xét để hỗ trợ lương thực.

Cuộc sống khó khăn và nhiều kiến nghị cũng đã được chủ tịch xã đưa lên các cấp nhưng đến nay vẫn chưa nhận được đáp ứng. Mong muốn lớn nhất của dân là có đất để sản xuất, có thể chỉ cần 1 ha đất cho mỗi hộ nhưng mong muốn này đã nhiều lần được dân, chính quyền và hội đồng nhân xã đưa lên huyện và tỉnh. Các cấp huyện và Tỉnh có gật gừ nhưng đến nay vẫn không có giải pháp nào cụ thể. Chính quyền xã đã chỉ rõ hiện tại quỹ đất trống của xã không có nên có thể lấy những diện tích đất từ chương trình 661 do Lâm Trường đang quản lý. Ngoài ra, để tận dụng diện tích mặt hồ thủy điện, UBND xã cũng đã nhiều lần kiến nghị với nhà máy thủy điện 4B và 4C của thủy điện Đắc My 4 là giao mặt nước cho xã quản lý với mục đích là phát triển nghề nuôi cá lồng. Xã sẽ tiến hành giao bảo vệ lòng hồ, các trường hợp đánh bắt cá phải được sự cho phép của ban bảo vệ xã.

Thôn Tái định cư Nước Lang, xã Phước Xuân, huyn Phước Sơn, Qung Nam

Thôn Nước Lang là vùng thực hiện tái định cư từ tháng 8 năm 2007. Toàn thôn có 25 hộ đang ở trong nhà xây tái định cư. Toàn bộ hộ gia đình trong thôn Nước Lang thuộc diện hộ nghèo nên được nhà nước hỗ trợ 180 ngàn đồng tiền điện/năm theo diện hộ nghèo.

Bức xúc của người dân ở thôn Nước Lang này được phản ảnh về chất lượng cuộc sống ở nơi ở mới so với nơi ở cũ. Họ cho biết từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Đất rẫy người dân được cấp quá xa và bà con phải leo dốc núi mất 2 tiếng mới tới nơi làm rẫy được. Việc đi làm rẫy xa càng khó khăn và nguy hiểm hơn vào mùa mưa. Vì khó khăn đi lại và con cái thì không ai trông nom nên hầu hết bà con đã từ bỏ việc canh tác trên đất rẫy được cấp. Để kiếm gạo ăn, người dân cũng cố gắng thích nghi bằng việc “chặt đốt rừng làm rẫy hay còn gọi là phát rẫy” ở những khu vực xung quanh gần nhà. Tuy nhiên, việc phá rừng này cũng là việc làm bất đắc dĩ của người dân. Phát rẫy ở xa xa một tí (cách nhà một ngọn đồi) thì sợ heo rừng phá, mà phát gần khu vực dân cư thì bà con lại sợ trâu bò trong thôn xóm ra phá. Ngoài ra, việc làm này là vi phạm luật nên hộ nào bị chính quyền phát hiện thì sẽ bị ghi vào “sổ đen” để theo dõi, nếu vi phạm trong hai năm liên tiếp thì sẽ đi ở tù. Nếu được mùa thì người dân cũng chỉ có lương thực đủ ăn trong 3-4 tháng, nếu mất mùa thì bà con chỉ có gạo ăn trong vòng 1 tháng. Ngoài gạo ra, thì bà con phải chi tiền đi chợ mua các thứ. Tuy nhiên vì không có tiền nên mỗi nhà chỉ có thể chi tiêu 100-200 ngàn/ tháng cho việc đi chợ này. Họ chủ yếu là mua gia vị và mua thịt. Người dân phải đi làm thuê như bóc keo thuê để kiếm tiền, nhưng công việc này cũng không thường xuyên và một tháng chỉ có thể làm từ 5 -6 ngày. Người dân cho biết nơi ở cũ thời tiết rất mát,

Hộp 7: Thay đổi cuộc sống và sinh kế sau khi tái định cư ở Thôn 2, xã Phước Hòa

Cuộc sống sau tái định cư do thủy điện Dakmy 4 của hơn 40 hộ người dân tộc là hết sức khó khăn. Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập quá thấp, lương thực không đủ, điều kiện nhà ở mới kém đã khiến người dân đang trong tình trạng bế tắc trong gần 4 năm kể từ TĐC.

Mong muốn người dân là có đất sản xuất nhưng không được các cơ quan chức năng giải quyết mặc dù nhiều lần kiến nghị.

Nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường không được xem xét để hỗ trợ lương thực hàng tháng.

gần sông suối, thức ăn nhiều và trẻ em có thể ăn cá. Bây giờ, muốn bắt cá hay mò ốc cũng khó vì nước dưới suối gần nhà cũng cạn, đi xa mới có. Tại nơi ở cũ một năm người dân có thể thu được từ 7-8 triệu đồng/1 vụ bắp. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư.

Trước tình trạng trên, trong các Đại hội toàn dân người dân luôn phản ánh, kiến nghị mong được sự quan tâm từ dự án. Ban quản lý luôn luôn được mời để người dân có cơ hội phản ánh trực tiếp nhưng họ chỉ tham gia 2 năm đầu, còn 3 năm sau không thấy tham gia.

Hộp 8: Các vấn đề về tái định cư ở Thôn Nước Lang

- Từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư.

- Một ngôi nhà tái định cư người dân bị trừ 50 triệu đồng gọi là chi phí để xây nhà, nhưng nhà mới còn thua nhà cũ. Về mức hỗ trợ bồi thường tái định cư khoảng từ 20-100 triệu đồng. Trường hợp hộ không đủ tiền đền bù từ tiền đất và nhà thì sẽ được cho mắc nợ (9 hộ) nhưng sau này dân kiện và những hộ đó đã được xóa nợ.

- Tình trạng của nhà tái định cư là rất xấu. Vào mùa nắng thì rất nóng, người dân không thể ở trong nhà để nghỉ ngơi, còn vào mùa mưa thì nền nhà thấm nước, mái nhà thì dột, nhiều khi phải đi lui đi tới nhiều trong nhà thì lại bị nước ăn chân. Cửa sổ thì không dám mở vì đang bị rỉ sắt, mở ra sợ không đóng lại được. Ban quản lý nói là nhà sẽ được bảo hành 7 năm nhưng đến nay mới có 5 năm đã hư hỏng nhưng không thấy ai lên xem nhà để sữa chữa.

Một phần của tài liệu Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)