Nội dung thăm dò

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (Trang 92 - 110)

- Thăm dò sự cần thiết của các giải pháp. - Thăm dò tính khả thi của các giải pháp.

3.4.3. Đối tượng điều tra

Tổng số 92 người, trong đó:

- Ban Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng khoa Bệnh viện HNĐK Nghệ An: 30 phiếu.

- Điều dưỡng trưởng khoa Bệnh viện HNĐK Nghệ An: 24 phiếu.

- Ban Giám hiệu, Trưởng bộ môn Điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh: 8 phiếu.

- Giáo viên, ĐDHD lâm sàng: 30 phiếu.

3.4.4. Phương pháp thăm dò

Chúng tôi tiến hành điều tra qua bảng câu hỏi đã định sẵn, hình thức câu hỏi đóng thông qua phiếu trưng cầu ý kiến.

3.4.5. Kết quả thăm dò

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của giải pháp đề xuất (phụ lục 3). Các giải pháp Mức độ cấn thiết ( số phiếu/ %) Mức độ khả thi ( số phiếu/ %) Rất Cần Chưa Rất Khả Chưa

cần thiết thiết cần thiết khả thi thi khả thi 1. Nâng cao nhận thức cho đội

ngũ Cán bộ quản lý, Bác sỹ, Điều dưỡng về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động TTLS của HSĐD. 87 95% 5 5% 00 0% 69 75% 23 25% 00 0%

2. Xây dựng kế hoạch TTLS cho HSĐD khoa học, chu đáo.

71 77% 21 23% 00 0% 72 78% 20 22% 00 0% 3. Tăng cường phối hợp Viện -

Trường trong quản lý HSĐD

90 98% 2 2% 00 0% 83 90% 9 10% 00 0% 4. Tăng cường bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên 89 97% 3 3% 00 0% 90 98% 2 2% 00 0% 5. Tạo điều kiện thuận lợi cho

Học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc có sự giám sát, đánh giá. 92 100% 0 0% 00 0% 87 95% 5 5% 00 0%

6.Đổi mới công tác đánh giá Học sinh thực tập theo xu hướng mới.

91 99% 1 1% 00 0% 85 92% 7 8% 00 0% 7. Phát triển phương pháp hướng

dẫn học lâm sàng theo hướng tích cực hóa người học. 84 91% 8 9% 00 0% 73 79% 19 21% 00 0% Về giải pháp nâng cao nhận thức đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sĩ, ĐDHD TTLS cho HSĐD có 95% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 75% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp xây dựng kế hoạch TTLS cho HSĐD chu đáo, khoa học có 71% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 72% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên của Trường và Giáo viên kiêm nhiệm có 98% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 90% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp giám sát, đánh giá hoạt động thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho Học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc có 97 % các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 98% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp đổi mới công tác đánh giá Học sinh thực tập theo xu hướng mới có 99% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 92% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Về giải pháp phát triển phương pháp hướng dẫn học lâm sàng theo hướng tích cực hóa người học có 91% các chuyên gia cho rằng rất cần thiết và 79% ý kiến cho rằng giải pháp này rất có khả thi.

Qua phân tích ý kiến chúng ta thấy các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD là rất cần thiết và rất khả thi.

Đây là kết quả để làm căn cứ và có tác dụng khẳng định niềm tin vào tính cần thiết và khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

Kết luận chương 3

Trong chương 3, tác giã đã đưa ra 4 nguyên tắc để đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD. Từ đó đề xuất 7 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao nhận thức đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sĩ, ĐDHD TTLS cho HSĐD.

Xây dựng kế hoạch TTLS cho HSĐD chu đáo, khoa học.

Tăng cường phối hợp Trường Đại hoc Y khoa Vinh trong quản lý Học sinh.

Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên của Trường và Giáo viên kiêm nhiệm.

Giám sát, đánh giá hoạt động thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho Học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc.

Đổi mới công tác đánh giá Học sinh thực tập theo xu hướng mới.

Phát triển phương pháp hướng dẫn học lâm sàng theo hướng tích cực hóa người học.

Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu để tìm ra các giải pháp cho Đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Điều dưỡng là một nghề cao quí, phục vụ sức khỏe con người, ngày nay người Điều dưỡng không còn là phụ tá của Bác sỹ mà họ có những chức năng độc lập như chẩn đoán những vấn đề của người bệnh, biết xử trí và can thiệp… Họ có vai trò chức năng nhiệm vụ được qui định rõ trong “chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt nam”.

TTLS là học phần quan trọng trong chương trình đào tạo của Điều dưỡng. TTLS có ý nghĩa thiết thực, giúp Học sinh cọ sát thực tế hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất của người Điều dưỡng tương lai. Điều này chỉ xảy ra ở Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, Trường học không thể thay thế.

Nâng cao nâng chất lượng TTLS của HSĐD được coi là một yêu cầu quan trọng cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Ngành Điều dưỡng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Đề tài đã làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu như: Học sinh và Học sinh Điều dưỡng, thực tập lâm sàng, thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng, chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng, giải pháp và giải pháp quản lý nâng cao chất lượng tực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng. Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý chất lượng TTLS của HSĐD như: Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD. Nội dung quản lý TTLS của HSĐD. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTLS của HSĐD.

Những căn cứ lý luận trên góp phần làm phong phú thêm về mặt lý luận quản lý TTLS của HSĐD, là cơ sở cho việc khảo sát, điều tra thực trạng quản lý TTLS của HSĐD và đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD.

- Với các phương pháp nghiên cứu thực tiễn phong phú và sát thực, đề tài đã nêu lên được thực trạng TTLS, thực trạng quản lý TTLS, thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An, những nguyên nhân thành công và những nguyên nhân hạn chế, thiếu sót.

- Từ các căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu, đề tài đề xuất 7 giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An: Nâng cao nhận thức đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sĩ, ĐDHD TTLS của HSĐD. Xây dựng kế hoạch TTLS của HSĐD chu đáo. Tăng cường phối hợp Trường Đại học Y khoa Vinh trong quản lý Học sinh thực tập. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên của Trường và Giáo viên kiêm nhiệm của Bệnh viện. Giám sát, đánh giá hoạt động thực tập, tạo điều kiện thuận lợi cho Học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc. Đổi mới công tác đánh giá Học sinh thực tập theo xu hướng mới. Phát triển phương pháp hướng dẫn học lâm sàng theo hướng tích cực hóa người học.

- Bằng các phương pháp thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp mà chúng tôi đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao.

Kết quả nghiên cứu đã góp phần giải quyết được một số vấn đề lý luận, thực tiễn có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Điều dưỡng và tạo ra những Điều dưỡng tương lai hành nghề tốt có uy tín trong hệ thống Y tế và trong Nhân dân. Đào tạo Điều dưỡng tốt và hành nghề chuyên nghiệp theo “chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt nam” góp phần giúp Việt nam sánh bước với nền Y tế tiên tiến của Thế giới.

Để thực hiện tốt các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị:

2.1. Bộ Y tế và Sở Y tế Nghệ An

- Bộ Y tế, Sở Y tế có chủ trương thành lập bộ môn Điều dưỡng (từng chuyên khoa) tại Bệnh viện để tăng cường công tác quản lý HSĐD thực tập tại Bệnh viện.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề nâng cao chất lượng Điều dưỡng thực hành và chất lượng đào tạo Điều dưỡng, trong nước và mở rộng các Nước khu vực và Quốc tế.

- Kiến nghị Bộ tài chính tham mưu Chính phủ tăng chế độ phụ cấp đối với cán bộ là Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD cho HSĐD nói riêng và Sinh viên Y khoa nói chung để kịp thời động viên, khuyến khích ý thức trách nhiệm đối với hoạt động thực hành của Học sinh, Sinh viên Y khoa.

2.2. Trường Đại học Y khoa Vinh

- Kiện toàn Quy chế kết hợp Viện - Trường khoa học, cụ thể, chi tiết, có qui định chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng. Công tác kết hợp Viện - Trường cần phải được kiểm tra, đôn đốc, đánh giá thường xuyên.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Giáo viên hướng dẫn lâm sàng, phải có chế độ Giáo viên có kinh nghiệm dẫn dắt giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm, hoặc cử Giáo viên đến khoa thực tập làm việc như một Điều dưỡng ít nhất là 6 tháng trước khi hướng dẫn Học sinh thực tập ở Khoa đó.

- Tổ chức những hội thảo giao lưu với các Trường đại học y - Dược lớn trên cả nước để trao đổi kinh nghiệm nhằm gắn kết và hiểu rõ thực trạng đôi bên.

- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia công tác ở Bệnh viện (Hạn chế triển khai một số công việc của Nhà trường vào buổi sáng).

- Hỗ trợ một số trang thiết bị cho HSĐD đi thực tập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

- Phòng Điều dưỡng cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo Điều dưỡng. Coi đào tạo là một trong những nhiệm vụ của cán bộ Bệnh viện.

- Công tác kết hợp Viện - Trường cần phải được kiểm tra đôn đốc, đánh giá thường xuyên.

- Cần có cơ sở tốt cho HSĐD thực tập.

- Tạo điều kiện cho giáo viên Nhà trường trực tiếp tham gia điều trị và được hưởng phúc lợi Bệnh viện và phụ cấp đặc thù của Ngành Y.

- Tổ chức những hội thảo giao lưu với các Bệnh viện tuyến Trung ương để trao đổi kinh nghiệm quản lý TTLS của HSĐD.

- Tổ chức các khóa huấn luyện “Giáo viên hướng dẫn lâm sàng”.

- Có chế độ khen thưởng và bồi dưỡng cho Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD cho HSĐD trích từ nguồn quỹ khen thưởng của Bệnh viện./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển giáo dục (2011 - 2020), Hà Nội.

[2] Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Quyết định số 58/2008/QĐ- BLĐTBXH về việc ban hành quy định về chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề.

[3] Bộ Y tế (2010), Điều dưỡng cơ bản 1. Nhà xuất bản Y học;

[4] Bộ Y tế (1997), Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT.

[4] Bộ Y tế , quyết định số 1352/QĐ-BYT về việc phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam".

[5] Bộ Y tế (1996), Quy định về y đức ban hành kèm theo Quyết định số 2088/BYT-QĐ.

[6] Bộ Y tế (2008), Quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT.

[7] Các Mác (1959), Tư bản – quyển 1, tập 2, Nbx Sự thật – Hà Nội. [8] Các đức tính cơ bản của một Điều dưỡng http://donga.edu.vn. [9] Điều dưỡng viên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

[10] Đào thị Hiệp, Tổ chức dạy học thực tập lâm sàng theo định hướng học tập hành động cho hệ Điều dưỡng môn vật lý trị liệu/phục hồi chức năng tại trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

[11] Lịch sử hình thành và phát triển Bệnh viện HNĐK Nghệ An (Lưu hành nội bộ).

[12] Luật Giáo dục năm 2005, NXB Chính Trị Quốc Gia.

[13] Nghịch lý thừa thiếu các Điều dưỡng viên chăm sóc sức khỏe , baomoi.com.

[14] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận đại cương về quản lý, Trường Cán bộ quản lý GD & ĐT TW1, Hà Nội.

dưỡng ở Việt Nam”, thông tin Điều dưỡng số 24 tháng 3, trang 12-14. [16] Nguyễn Văn Dịp (2001), giáo dục và đào tạo nhân lực Y tế, nhà xuất bản

Y học, Hà Nội.

[17] Nguyễn Thị Hường (2012), Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường, đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo.

[18] Nguyễn Văn Khải (2012), Quản lý chất lượng dạy học lâm sàng cho Điều dưỡng viên trình độ đại học tại các trường đại học Y Việt Nam, luận án tiến sĩ quản lý giáo dục.

[19] Nguyễn Bích Lưu, 2006, “Khủng hoảng thiếu Điều dưỡng tại Hoa Kỳ”, Thông tin Điều dưỡng số 31 tháng 12, trang 47 – 48.

[20] Nguyễn Bá Minh (2012), Phát triển chương trình giáo dục, đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. [21] Nguyễn Văn Tứ (2011), Chính sách trong quản lý giáo dục, đề cương bài

giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. [22] Nguyễn Văn Thanh, 2006, “Đào tạo Điều dưỡng ở các nước Đông Nam

Á”, Thông tin Điều dưỡng số 31 tháng 12, trang 49-52. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[22] Phạm Minh Hùng (2010), Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục, đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục.

[23] Phạm Minh Hùng (2011), Quản lý chất lượng giáo dục đề cương bài giảng môn học đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục. [24] Phạm Đức Mục, 2004, “Điều dưỡng học và các nguyên lý cơ bản về

Điều dưỡng”, Thông tin Điều dưỡng số 20 tháng 3, trang 12-15.

[25] Phạm Đức Mục, Florence Nightingale - người phụ nữ sáng lập ngành Điều dưỡng Thế giới. hoidieuduong.org.vn

[26] Phạm Thành Nghị (2007), Nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Nxb KHXH. [27] Trần Ngọc Khuê, Lê Hữu Xanh, Vũ Anh Tuấn, Tâm lý học lãnh đạo

quản lý, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

[28] Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Y tế Điều dưỡng”, Ban hành kèm theo QĐ số 41/2005/QĐ-BNV, ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ.

[29] Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế, 2005, “Phương hướng phát triển công tác đào tạo nguồn nhân lực Điều dưỡng Việt Nam 2005 – 2010 và tầm nhìn 2020”,

[30] Vi Nguyệt Hồ và Phạm Đức Mục, (2005), “Hiện trạng nguồn nhân lực Điều dưỡng, những thách thức và tương lai của người Điều dưỡng Việt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (Trang 92 - 110)