Quản lý nâng cao chất lượng TTLS của HSĐD cần chú ý rèn luyện đầy đủ các mặt cho Học sinh như: Năng lực nghề nghiệp, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, các phẩm chất tâm lý mà Ngành Điều dưỡng đòi hỏi. Đồng thời tập cho Học sinh giải quyết những tình huống phức tạp, cụ thể trong thực tế về chuyên môn cũng như giao tiếp. Ví dụ: Đối với trường hợp người bệnh luôn đòi hỏi được ưu tiên chăm sóc thì người Học sinh phải làm sao, hoặc có 3 vấn đề cần giải quyết trên người bệnh thì phải sắp xếp thứ tự ưu tiên như thế nào, hay cùng một lúc có nhiều vấn đề cần giải quyết thì phải xử trí như thế nào...Bên cạnh đó, qua thực tập tại Bệnh viện, qua thực hành chăm sóc người bệnh cần giáo dục về y đức cho Học sinh. Phải làm sao để học sinh thấy rõ vị trí của mình, là người làm một nghề "khoa học, nghệ thuật và đầy tính nhân văn", được xã hội tôn vinh là “từ mẫu”.
Trên cơ sở lý luận quản lý nói chung, quản lý dạy học và thực tiễn công tác chỉ đạo hiện nay việc đề ra các biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động thực tập Bệnh viện phải đảm bảo tính khả thi. Tránh tình trạng các biện pháp đưa ra mang tính chất lý thuyết thiếu tính thực tiễn. Muốn có các biện pháp đó có tính khả thi thì trước hết các biện pháp đó phải gắn liền với thực tế, phải xuất phát từ thực tế.
Yêu cầu này đòi hỏi nội dung của các đề xuất về quản lý phải có khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Như vậy, Nhà quản lý khi đề xuất và thực thi các giải pháp quản lý phải:
Quan tâm sao phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nề nếp, truyền thống, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Bệnh viện.
Giới hạn các yêu cầu thực tập vừa sức, Học sinh tuy cần phải rèn luyện nhiều trong quá trình học tập, thậm chí là trong suốt cả quãng đời công tác, nhưng quỹ thời gian thực tập Bệnh viện không nhiều, do vậy Nhà quản lý cũng cần giới hạn và đưa ra những yêu cầu thực tập phù hợp với Học sinh.
Trong thời gian thực tập, bản thân Học sinh còn chưa có kinh nghiệm, vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất quá trình đào tạo tại trường. Vì thế, thực tập chỉ là tập làm và Học sinh sẽ được đánh giá với tư cách là người “học việc" chứ không phải là người Điều dưỡng chính thức. Vì vậy, không thể buông lơi phó thác cho Học sinh thực hành những kỷ thuật có tính chất xâm lấn trên người bệnh mà không có Điều dưỡng bên cạnh, hoặc tùy tiện giải thích, giáo dục sức khỏe cho người bệnh mà không có sự kiễm soát của Giáo viên hoặc Điều dưỡng. Nguyên tắc này còn đòi hỏi chúng ta đánh giá trình độ, năng lực của Học sinh khách quan, đúng với yêu cầu, có thế mới động viên, khuyến khích, phát huY học sinh tích cực chủ động, tự tin trong học tập, thấy rõ trách nhiệm trong quá trình học tập để trở thành người Điều dưỡng viên tại các Cơ sở Y tế. Đồng thời đảm bảo an toàn cho Học sinh, Bệnh viện và Điều dưỡng
không để xảy ra sai sót đáng tiếc. Có thế, Học sinh mới có thể tham gia thực hành, thực tập một cách tự tin và đạt yêu cầu của cả Nhà trường và Bệnh viện.
3.2. Các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sỹ, Điều dưỡng hướng dẫn về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng
Chất lượng TTLS của HSĐD phụ thuộc không phải chỉ có Giáo viên hướng dẫn của Trường Đại học Y khoa Vinh mà còn liên quan đến tất cả đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sỹ, ĐDHD của Bệnh viện HNĐK Nghệ An, nên việc nâng cao nhận thức đội ngũ Cán bộ quản lý, Bác sỹ, ĐDHD là rất cần thiết và liên tục.