Cách thức thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (Trang 77 - 92)

Quy chế kết hợp Viện - Trường cần phổ biến rộng rãi đến tận Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD không nên chỉ dừng lại ở mức độ Lãnh đạo Bệnh viện và Ban Giám hiệu Nhà trường.

Luôn luôn có một bản hợp đồng ký kết giữa Ban Giám đốc Bệnh viện và Ban Giám hiệu Nhà trường về việc gửi và tiếp nhận HSĐD thực tập với những điều khoản qui định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của đôi bên, về đặc điểm Học sinh: Số lượng, khóa học, thời gian thực tập, giai đoạn thực tập.

Tăng cường những cơ hội gặp gỡ giao lưu như mời Ban Giám đốc Bệnh viện dự lễ tốt nghiệp HSĐD của Trường, mời Ban Giám hiệu Nhà trường dự hội thảo chuyên đề ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An.

Thường xuyên có những cuộc trao đổi giữa Trưởng khoa Điều dưỡng Nhà trường và Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện về tình hình Học sinh thực tập, về tình hình hướng dẫn lâm sàng của Giáo, về những khó khăn cần hỗ trợ.

Một vấn đề được đặt ra là cần có một bộ môn Điều dưỡng lâm sàng đặt văn phòng tại Bệnh viện để đáp ứng chủ trương kết hợp “Viện - Trường” của Bộ Y tế, nâng cao chất lượng đội ngũ Giáo viên và chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh.

Cần có những mối liên hệ gắn kết như Trưởng khoa Điều dưỡng Nhà trường tham dự hội thảo, đóng góp bài báo cáo hội thảo cho Bệnh viện, đáp lại Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện cũng tham dự hội thảo, đóng góp bài báo cáo hội thảo cho trường và tham dự lễ tốt nghiệp của ra Học sinh trường.

Giáo viên kiêm nhiệm (Điều dưỡng của Bệnh viện) và Giáo viên hướng dẫn lâm sàng của Nhà trường luôn kết hợp với nhau suốt thời gian Học sinh thực tập trong việc hướng dẫn thực hiện kỹ thuật, giúp Học sinh nhận định

tình trạng bệnh, hướng dẫn việc sử dụng dụng cụ và vận hành máy móc thiết bị , đánh giá kết quả thực tập cho Học sinh, kiểm tra việc chấp hành giờ giấc thực tập của Học sinh, quản lý thái độ giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh, quản lý chỉ tiêu thực hành, lịch biểu thực tập, giải đáp những thắc mắc, học hỏi chuyên môn của Học sinh.

3.2.3. Xây dựng nội dung và chương trình đào tạo lâm sàng cho Học sinh Điều dưỡng cụ thể, hợp lý, khoa học tại các khoa của Bệnh viện

3.2.3.1. Mục đích của giải pháp

Để quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của HSĐD, cần có nội dung, chương trình đào tạo chi tiết, cụ thể về việc tiếp nhận, phân bổ Học sinh đến thực tập, quản lý hoạt động dạy và học lâm sàng của Học sinh, nhằm:

Có sự chuẩn bị chu đáo;

Hạn chế những bất cập, trùng lặp hoặc bị động;

Có sự thống nhất trước giữa Trường Đại học Y khoa Vinh và bệnh viện.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

- Phân bổ Học sinh thực tập đến các Khoa đồng đều, phù hợp với yêu cầu thực tập của từng giai đoạn.

- Xác định các nguồn lực như: Giáo viên, phương tiện thực tập, cơ sở vật chất, phòng nghỉ, nơi thay quần áo của Học sinh và thông tin để tiến hành kế hoạch một cách thuận lợi.

- Thống nhất với Trường Đại học Y khoa Vinh một số yêu cầu cần thiết: mục tiêu, yêu cầu thực tập, thời gian thực tập, nội dung thực tâp, số lượng Học sinh, lượng giáo viên, cách thức thực hiện, phương pháp kiểm soát, phương pháp kiểm tra, xác định nguồn lực quản lý hoạt động thực tập của Học sinh.

- Tiếp đón Học sinh, kiểm soát hoạt động dạy và học lâm sàng của HSĐD đảm bảo thuận lợi, an toàn, có hiệu quả.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Vào đầu niên học Trường Đại học Y khoa Vinh phải liên hệ gửi hợp đồng đến Bệnh viện. Căn cứ tình hình của Bệnh viện, hợp đồng của Trường, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện có nhiệm vụ:

- Lập bảng phân bổ Học sinh cho từng Khoa Phòng, sao cho phù hợp với yêu cầu thực tập của Học sinh, đảm bảo số lượng Học sinh tối đa từ 15 - 18 em ở mỗi khoa và không quá 5 - 6 em cho mỗi thời điểm trong ngày làm việc ở Khoa ấy, xây dựng nội qui Học sinh thực tập. Trình Ban Giám đốc Bệnh viện duyệt và thông báo đến các khoa.

- Một tháng, trước khi Học sinh đến thực tập Trưởng phòng Điều dưỡng Bệnh viện liên hệ với Lãnh đạo khoa Điều dưỡng Trường để biết những thông tin về Giáo viên sắp hướng dẫn Học sinh như trình độ, thâm niên, kinh nghiệm hướng dẫn lâm sàng. Nếu Giáo viên còn non kinh nghiệm, có thể được yêu cầu đến khoa hướng dẫn Học sinh, làm việc như một Điều dưỡng tại khoa để quen việc và có kinh nghiệm lâm sàng.

- Khoảng 2 tuần, trước khi Học sinh đến thực tập có một buổi sinh hoạt giữa Trưởng phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa thực tập, Giáo viên hướng dẫn lâm sàng để thống nhất: Mục tiêu, nội dung thực tập, chỉ tiêu tay nghề, sự phối hợp trong việc chỉ dạy học sinh, cách thức hướng dẫn, cách thức kiểm tra đánh giá và xây dựng bảng mô tả công việc và lịch biểu thực tập cho Học sinh. Sau đó Điều dưỡng trưởng khoa sinh hoạt với Điều dưỡng viên trong Khoa những nội dung như đã thống nhất, phân công Điều dưỡng tham gia hướng dẫn.

- Những ngày kế tiếp Trưởng phòng Điều dưỡng cùng với Phòng Hành chính Quản trị xem xét, chuẩn bị phòng nghỉ, nơi thay quần áo cho Học sinh chu đáo, sẵn sàng cùng với Điều dưỡng trưởng khoa chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thực hành cho Học sinh đầy đủ.

- Một tuần lễ, trước khi học sinh thực tập thông qua cuộc họp giao ban Bệnh viện Trưởng phòng Điều dưỡng thông báo với Ban Giám đốc, Bác sỹ trưởng khoa những thông tin về HSĐD đến thực tập: Khoa thực tập, thời gian, số lượng, tên Giáo viên hướng dẫn và yêu cầu sự giúp đỡ, tạo điều kiện...

- Ngày đầu tiên Học sinh đến thực tập Trưởng phòng Điều dưỡng đón tiếp Học sinh và Giáo viên tại hội trường Bệnh viện: Giới thiệu về Bệnh viện, sinh hoạt nội qui, hướng dẫn và lưu ý những việc cần tránh như không được tự ý thực hiện những kỹ thuật “xâm lấn” trên người bệnh mà không có Giáo viên hoặc ĐDHD bên cạnh, không dùng những từ nhạy cảm để trấn an giải thích người bệnh. Đồng thời động viên khích lệ Học sinh học tập tốt vì trách nhiệm của người Học sinh, người Điều dưỡng tương lai, vì danh dự của Trường và của Ngành Điều dưỡng, sau đó hướng dẫn Học sinh đến khoa thực tập.

Những ngày học sinh thực tập tại Khoa, thường xuyên trao đổi với Giáo viên, Điều dưỡng trưởng khoa để hỗ trợ khi cần, một tuần 02 lần đi xuống Khoa để biết tình hình học tập, tổ chức dạy lý thuyết lâm sàng cho các em.

Khi sắp kết thúc đợt thực tập trao đổi với Giáo viên, Điều dưỡng trưởng khoa để rút kinh nghiệm và đánh giá Học sinh.

3.2.4. Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Giáo viên của Trường và Giáo viên kiêm nhiệm (Điều dưỡng hướng dẫn Học sinh) của Bệnh viện

3.2.4.1. Mục đích của giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm có được đội ngũ Giáo viên hướng dẫn thực tập lâm sàng đầy đủ phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm lâm sàng nghiệp vụ sư phạm.

3.2.4.2. Nội dung giải pháp

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức Nghề y và lòng nhân ái sư phạm:

+ Phẩm chất đạo đức nghề Y là đạo đức của người Thầy thuốc, đó là một nghề thanh cao, cần tấm lòng nhân ái, Hãi Thượng Lãng Ông, người thầy

thuốc nổi tiếng và uy tín nước ta đã nói :“ Đạo làm thuốc là một nhân thuật có nhiệm vụ gìn giữ tính mạng người ta, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc giúp người, làm phận sự của mình mà không cầu lợi kể công”, “ Thầy thuốc là người bảo vệ sinh mạng của con người, tử sinh họa phúc đều ở tay mình quyết định...”, “ phần mình phải hết sức suy nghĩ, đem hết khả năng để làm, để tìm kiếm cái sống trong cái chết cho người”.

+ Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ Giáo viên là nội dung quan trọng trong công tác bồi dưỡng chất lượng Giáo viên. Lòng nhân ái - tình yêu thương con người là cái gốc của đạo lý làm người. Với Giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa của lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục. Tình thương yêu Học sinh là điểm xuất phát của mọi sự sáng tạo sư phạm và làm cho Giáo viên có trách nhiệm cao với công việc. Tình yêu thương Học sinh thể hiện trong các hoạt động dạy học và giáo dục, đó cũng là điểm xuất phát của tình yêu nghề nghiệp. Ý thức, thái độ và tình yêu nghề nghiệp thể hiện ở việc không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức để trở thành tấm gương sáng, tạo dựng niềm tin trước Học sinh.

+ Đạo đức Nghề Y và lòng nhân ái sư phạm của người Giáo viên hướng dẫn lâm sàng cho HSĐD là lòng thương yêu người bệnh, không ngại khó khăn dơ bẩn, là lòng thương yêu Học sinh, nhẫn nại kiên trì chỉ dạy tận tình.

- Bồi dưỡng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm lâm sàng:

+ Năng lực chuyên môn là nền tảng, là đòn bẩy của năng lực sư phạm. Muốn có năng lực sư phạm tốt phải có năng lực chuyên môn vững vàng. Năng lực chuyên môn hay trình độ chuyên môn bao gồm nhiều yếu tố như: Kiến thức khoa học về bộ môn và các kiến thức liên quan, khả năng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về chuyên môn.

+ Năng lực chuyên môn của người Giáo viên hướng dẫn lâm sàng là khả năng nắm vững kiến thức về Y học cơ sở, kiến thức chuyên ngành Điều dưỡng và những kinh nghiệm thực tế trên lâm sàng để nhận định tình trạng bệnh và giải quyết những vấn đề của người bệnh.

- Bồi dưỡng năng lực sư phạm:

+ Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng trong công tác bồi dưỡng Giáo viên. Năng lực sư phạm bao gồm: Năng lực tổ chức quá trình dạy học và tổ chức quá trình giáo dục. Tri thức khoa học sâu rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Người Giáo viên phải có tri thức khoa học sâu rộng, vững chắc để từ đó phát triển năng lực sư phạm.

+ Năng lực sư phạm của người Giáo viên hướng dẫn lâm sàng là khả năng tổ chức sắp xếp cho Học sinh có nề nếp qui củ khi thực tập tại các Khoa, khả năng tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, máy móc thiết bị chăm sóc người bệnh, khả năng nhận định mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh, để chỉ dạy và giao việc phù hợp.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

- Đối với Giáo viên của Trường Đại học Y khoa Vinh:

+ Bố trí thời gian làm việc như một Điều dưỡng ở Bệnh viện ít nhất là 6 tháng, trong đó có 3 tháng làm việc ở Khoa thực tập để có kinh nghiệm lâm sàng trước khi bắt đầu hướng dẫn Học sinh.

+ Nghiên cứu phát đồ chăm sóc bệnh nhân, những qui định chuyên môn liên quan đến Điều dưỡng, qui trình sử dụng vận hành thiết bị của Bệnh viện…

+ Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức người cán bộ Y tế theo chuẩn năng lực Điều dưỡng, quy định 12 điều y đức, rèn luyện phẩm chất người Thầy theo chuẩn giáo viên chuyên nghiệp.

+ Đút kết kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng sau những đợt hướng dẫn thực tập.

+ Luôn học hỏi chuyên môn từ phía Bác sỹ và ĐDHD của Bệnh viện. - Đối với Giáo viên kiêm nhiệm (ĐDHD của Bệnh viện):

+ Tổ chức các lớp tập huấn Giáo viên hướng dẫn lâm sàng. + Tham quan, học tập Bệnh viện bạn.

+ Nghiên cứu tài liệu giảng dạy lý thuyết của Trường Đại học Y khoa Vinh. + Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức người cán bộ Y tế theo chuẩn năng lực Điều dưỡng.

+ Đúc kết kiến thức và kinh nghiệm lâm sàng sau những đợt hướng dẫn thực tập.

+ Luôn học hỏi chuyên môn từ phía Bác sĩ, đồng nghiệp và người bệnh.

3.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho Học sinh Điều dưỡng được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc có sự giám sát, đánh giá

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Nhằm tạo điều kiện cho HSĐD cọ xát với thực tế dưới sự giám sát, đánh giá của Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động TTLS của Học sinh ở Bệnh viện, hạn chế tối đa những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trên người bệnh trong quá trình Học sinh thực hiện kỹ thuật, giao tiếp với người bệnh và gia đình người bệnh, giải quyết kịp thời những tình huống bất cập xảy ra trong thời gian Học sinh thực tập, cũng như điều chỉnh giải pháp quản lý ngày càng phù hợp, khả thi và đạt hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung giải pháp

Thúc đẩy việc tạo điều kiện thuận lợi cho Học sinh được tiếp cận với người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc. Người bệnh, hồ sơ bệnh án, phương tiện, thiết bị chăm sóc là đối tượng là tài liệu để Học sinh nghiên cứu học tập. Bệnh viện là nguồn cung ứng tài liệu này đầy đủ và dồi dào nhất, chính vì lẽ đó mà HSĐD phải đến Bệnh viện để thực tập. Nhà quản

lý phải làm thế nào để giúp Học sinh có nhiều cơ hội tiếp cận với tài liệu này trong điều kiện đối tượng thực tập rất nhiều (HSĐD, Sinh viên Điều dưỡng, Sinh viên Y, Bác sĩ thực tập chuyên khoa...), hơn nữa những tài liệu này thường xuyên được y Bác sĩ và Điều dưỡng sử dụng trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng cần giám sát hoạt động thực tập của Học sinh vào giờ hành chính và ca trực qua hệ thống Điều dưỡng trưởng khoa và Phòng Điều dưỡng. Hoạt động thực tập của Học sinh là một phần trong hoạt động làm việc của Bệnh viện, mọi kết quả dù tốt hay xấu đều có ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của Bệnh viện. Giám sát hoạt động thực tập của Học sinh vừa thể hiện trách nhiệm của Bệnh viện với Học sinh, với Trường đã ký kết mà còn thể hiện trách nhiệm với chính Bệnh viện.

Đồng thời đánh giá hoạt động thực tập của Học sinh phải đánh giá trên cả ba mặt: Hiệu quả học tập, hiệu quả hỗ trợ Điều dưỡng và hiệu quả phục vụ người bệnh. Tại sao chúng ta phải đánh giá như vậy ? Vì Học sinh đi thực tập ở Bệnh viện việc đạt kết quả học tập là phần chủ yếu. Nhưng ngoài mục đích học tập, thực hiện yêu cầu nội dung môn học, chỉ tiêu tay nghề, Học sinh còn phải ý thức trách nhiệm hỗ trợ, chia sẻ với Điều dưỡng những công việc vất vã bận rộn hàng ngày, đó cũng chính là để Học sinh rèn luyện tính tương trợ, lòng biết ơn, sự tôn kính với bậc đàn chị và hình thành văn hóa ứng xử, giao tiếp sau này. Việc phục vụ người bệnh cũng không thể không nhắc đến, vì đây là chuẩn mực quan trọng của người Điều dưỡng sau này và cũng chính qua công việc này người HSĐD mới rèn luyện được lòng yêu nghề, tình thương yêu người bệnh, tính năng động và phản xạ nhạy bén khi hành nghề. Người HSĐD nào đạt hiệu quả trên ba mặt này sẽ trở thành người Điều dưỡng hoàn mỹ trong tương lai. Chúng ta cần phải đánh giá hoạt động thực tập của Học

sinh, bởi vì có giám sát là phải có đánh giá, nếu không, việc giám sát trở thành vô mục đích và giám sát không biết để làm gì.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Nội dung giám sát, yêu cầu đánh giá, nhu cầu về “tài liệu” được thống nhất, phổ biến cho Giáo viên, Điều dưỡng, Học sinh ngay ngày đầu tiên của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của học sinh điều dưỡng ở bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (Trang 77 - 92)