2.3.1. Số lượng Học sinh Điều dưỡng thực tập lâm sàng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là Đơn vị gắn bó với Trường Đại học Y khoa Vinh từ những ngày đầu mới thành lập với vai trò là cơ sở thực hành Y tế lớn nhất của cả Tỉnh. Trong năm 2012, Trường Đại học Y khoa Vinh có khoảng 1002 sinh viên đại học, cao đẳng, trung học Điều dưỡng TTLS tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An (Trong đó có 442 HSĐD).
2.3.2. Phân bổ học sinh Điều dưỡng thực tập lâm sàng ở Bệnh việnHữu nghị Đa khoa Nghệ An Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
HSĐD được phân bổ đến các khoa lâm sàng có lưu lượng người bệnh đông, đa dạng về mặt bệnh để học tập.
Bảng 2.4. Phân bổ HSĐD thực tập tại các khoa ở Bệnh viện
Khoa Tổng năm 2012 Số lượng Học sinh Sáng Chiều Đêm Nội A 85 17 2 Nội tổng hợp 34 17 2 Tim mạch 68 17 2 Thần kinh 51 17 2 Ngoại 187 51 6 Chấn thương 17 9 2 Răng hàm mặt 68 17 2 Da liễu 34 17 2 Tai Mũi họng 51 17 2 Hồi sứcTC-CĐ 51 17 4 Cấp cứu 34 17 2 Truyền nhiễm 51 17 2 Tổng cộng 714 203 0 68
2.3.3. Nội dung thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng khi thực tập tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
- Tiếp thu lý thuyết lâm sàng từ Giáo viên, ĐDHD;
- Thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo nội dung các môn học; - Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà người bệnh; - Chuẩn bị dụng cụ, phụ giúp Thầy thuốc thực hiện các kỹ thuật trong khám chữa bệnh;
- Thời gian trực Bệnh viện;
- Ghi ghép, xắp xếp hồ sơ, sổ sách, thuốc, dụng cụ tại Khoa thực tập; - Tiếp nhận sự nhắc nhở, kiểm tra của Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD; - Tự đánh giá kết quả thực tập của bản thân;
- Ghi chỉ tiêu thực hiện vào sổ nhật ký thực tập lâm sàng ở Bệnh viện. TTLS tại Bệnh viện là phần quan trọng nhất trong chương trình đào tạo Điều dưỡng đa khoa nhằm hình thành kỹ thuật năng tay nghề cho người Điều dưỡng.
Thời gian thực tập tại Bệnh viện của mỗi phần được bố trí tương ứng với thời điểm các môn học chuyên môn để HSĐD hoàn thành và ứng dụng các kiến thức đã học và thực tế chăm sóc người bệnh.
Bảng 2.5. Đánh giá kết quả thực tập của HSĐD năm 2012
Số lượng Nhận xét giáo viên, Điều dưỡng hướng dẫn
Tốt Khá Trung bình Kém
442 143 204 95 0
% 32% 46% 22% 0
Qua khảo sát ý kiến của Giáo viên, ĐDHD ta thấy số HSĐD có kết quả thực tập tốt chỉ chiếm 32%, Trung bình là 22%, còn lại đạt kết quả khá.
Như vậy, đây là con số khá khiêm tốn, nên chúng ta cần có giải pháp để nâng cao tỷ lệ kết quả thực tập loại tốt của HSĐD (50%).
Bảng 2.6. Ý kiến Giáo viên, ĐDHD về thực trạng TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An (Phụ lục 1). Nội dung Mức độ đánh giá Tổng Có % Thỉnh tho ảng % Không % n % Hướng dẫn Học sinh nhận định tình trạng bệnh khi đi lâm sàng 30 75 10 25 0 0 40 100 Hỗ trợ Học sinh khi Học sinh đang thực hành kỹ thuật Điều dưỡng trên bệnh nhân
25 63 15 37 0 0 40 100
Kiên trì sửa sai cho Học sinh
cho đến khi đạt yêu cầu 30 75 10 25 0 0 40 100
Hướng dẫn viêc sử dụng dụng cụ và vận hành máy móc thiết bị ở khoa thực tập cho Học sinh
32 80 8 20 0 0 40 100
Phối hợp với Điều dưỡng để đánh giá kết quả thực tập cho Học sinh
15 37 25 63 0 0 40 100
Qua kết quả điều tra những yêu cầu cần có trong hoạt động thực tập lâm sàng của HSĐD đều được giáo viên và ĐDHD quan tâm thực hiện, mức độ luôn luôn chiếm từ 63% đến 75%, không có yêu cầu nào là không thực hiện.
Theo kết quả điều tra và số liệu thực tế chứng minh hoạt động TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An tương đối tốt. Số lượng HSĐD đông, song phân bổ hợp lý không để quá tải Sinh viên, Học sinh thực tập ở các Khoa. Yêu cầu thực tập của HSĐD được Giáo viên, ĐDHD quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt ở mức cao. Trong việc phối hợp đánh giá HSĐD thực tập đã có sự phân công nhưng thiếu sự đánh giá của Cán bộ khoa,
tổ chức đánh giá thực hành đầu ra của HSĐD không thực hiện, chủ yếu là phía Trường, làm cho trách nhiệm phía Bệnh viện mờ nhạt.
Do vậy, cần phải quan tâm hơn và có những giải pháp quản lý phù hợp để nâng chất lượng TTLS của HSĐD.
2.4. Thực trạng quản lý thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2.4.1. Hệ thống tổ chức quản lý thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Hệ thống tổ chức quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An là hệ thống liên kết giữa Trường Đại học Y khoa Vinh và Bệnh viện HNĐK Nghệ An, trong đó có Ban Giám đốc Bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng, Bác sỹ, ĐDHD lâm sàng, Ban Giám hiệu Nhà trường, Trưởng bộ môn Điều dưỡng, Giáo viên hướng dẫn lâm sàng là những người có nhiệm vụ liên quan đến hệ thống quản lý này.
2.4.2.Thực trạng kết hợp Viện - Trường trong công tác quản lý thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An
Bảng 2.7. Ý kiến Giáo viên và ĐDHD về việc phối hợp Viện - Trường trong công tác hướng dẫn TTLS của HSĐD tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. (Phụ lục 1)
Chất lượng phối hợp
Tổng
Mức độ cần thiết của
sự phối hợp Tổng
Tốt Tươngđối tốt Chưatốt Rất cần Cần Khôngcần 8 20% 28 70% 4 10% 40 100% 31 78% 9 22% 0 0% 40 100% Qua khảo sát chúng ta thấy chất lượng phối hợp giưa Viện và Trường chưa hiệu quả, thể hiện ở mức 20% Giáo viên, ĐDHD đánh giá là tốt, 10% đánh giá chưa tốt, còn lại 70% đánh giá tương đối tốt.
Khảo sát tính cần thiết phối hợp Viện - Trường đã thể hiện 78% Giáo viên, ĐDHD cho rằng rất cần thiết.
Như vậy, điều này chứng tỏ 100% giáo viên, ĐDHD đều khẳng định cần phải tăng cường hơn nữa sự phối hợp Viện - Trường trong công tác hướng dẫn TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
2.4.3. Thực trạng quản lý nội dung thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Bảng 2.8. Ý kiến Giáo viên và ĐDHD về quản lý TTLS của ĐDHD tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 1). Nội dung Mức độ đánh giá Tổng Có % Thỉnh tho ảng % Không % n %
Kiểm tra lịch biểu thực tập
của Học sinh 25 63 10 25 5 12 40 100
Quản lý thái độ giao tiếp với người bệnh và người nhà người bệnh của Học sinh
25 63 15 37 0 0 40 100
Quản lý việc sử dụng dụng
cụ, vật tiêu hao của Học sinh 30 75 10 25 0 0 40 100 Quản lý chỉ tiêu thực hành
“tay nghề” cho Học sinh 25 63 8 20 7 17 40 100
Kiểm tra nhật ký lâm sàng
của Học sinh 8 20 22 55 10 25 40 100
Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy những yêu cầu cần có trong hoạt động quản lý TTLS sàng của HSĐD được Giáo viên và ĐDHD quan tâm thực hiện chưa cao, mức độ chiếm từ 20% đến 75%, các yêu cầu không thực hiện tương đối nhiều, giao động từ 12% - 25%.
Theo kết quả điều tra và nghiên cứu hệ thống quản lý HSĐD thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho thấy hoạt động quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An chưa chặt chẽ, yêu cầu thực tập của HSĐD đã được Giáo viên, ĐDHD quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn ở mức khiêm tốn.
Quản lý về số lượng HSĐD thực tập hàng ngày còn khá lỏng lẽo, chủ yếu là các Học sinh với nhau. Giáo viên trường trực tiếp phụ trách không phủ ở các Khoa, chưa có sự tham gia nhiều của Phòng Điều dưỡng trong quản lý hàng ngày đối với HSĐD.
Do đó, cần phải quan tâm hơn và có những giải pháp phù hợp để nâng chất lượng quản lý TTLS của HSĐD.
2.5. Thực trạng sử dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
Bảng 2.9. Ý kiến Giáo viên, ĐDHD về việc sử dụng các giải pháp quản lý TTLS của HSĐD tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 1).
Nội dung Mức độ đánh giá Tổng Có % Thỉnh tho ảng % Không % n %
Bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức chuyên môn đi lâm sàng
12 30 23 57 5 13 40 100
Bài học kinh nghiệm về việc hướng dẫn và quản lý Học sinh thực tập
17 43 23 57 0 0 40 100
Khám phá, tìm hiểu những trường hợp bệnh hay, những kỹ thuật Điều dưỡng đặc thù để Học sinh học hỏi
9 23 21 52 10 25 40 100
Công tác quản lý thời gian,
số lượng Học sinh 19 48 11 27 10 25 40 100
Tổ chức từng nhóm Học sinh “trình bệnh” (trình trường hợp lâm sàng)
13 32 19 48 8 20 40 100
Đây là các giải đã được sử dụng cho học sinh Điều dưỡng thực tập lâm sàng tại bệnh viện HNĐK Nghệ An nhưng qua kết quả điều tra chúng tôi
nhận thấy một số hoạt động liên quan đến giải pháp nâng chất lượng TTLS của HSĐD đã được Giáo viên và ĐDHD thực hiện, nhưng mức độ còn thấp tỷ lệ giao động từ 23% đến 48%. Các hoạt động không thực hiện có tỉ lệ tương đối cao giao động từ 13% - 25%. Đây là một thực tế, công tác quản lý về số lượng HSĐD hàng ngày khá lỏng lẽo, chủ yếu là Học sinh với nhau. Giáo viên trường trực tiếp phụ trách không phủ ở các khoa và đã có sự tham gia của Phòng Điều dưỡng Bệnh viện trong quản lý hàng ngày nhưng chưa chặt chẽ.
Bảng 2.10. Khảo sát ý kiến của HSĐD về mức độ hài lòng khi đi thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 2). Nội dung Mức độ đánh giá Tổng Rất % Hài lò n g % Không % n % Sự hài lòng 25 42 33 55 2 3 60 100
Cơ sở vật chất của Bệnh viện 18 30 27 45 15 25 60 100 Kèm cặp, dạy bảo của Giáo
viên, ĐDHD 21 35 32 53 7 12 60 100
Dụng cụ Y tế, đa dạng mặt
bệnh của Bệnh viện 20 33 39 65 1 2 60 100
Nội dung giảng dạy lâm sàng có sự đồng bộ giữa lý thuyết
và lâm sàng 16 27 34 56 10 17 60 100
Qua khảo sát có 42% HSĐD rất hài lòng khi đi thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An, tỷ lệ không hài lòng chỉ chiếm 3% còn lại là hài lòng 55%.
Như vậy, chứng tỏ phần đa các em thích và hài lòng với cơ sở vật chất, sự chỉ dạy tận tình, dụng cụ thực tập và sự đa dạng của mặt bệnh tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít Học sinh không hài lòng
với việc thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An (3%) và đây cũng là một con số phản ánh thực tế. Giáo viên trường chủ yếu các bác sỹ, công tác điều trị lớn hơn công tác giảng dạy. Cán bộ Điều dưỡng trực tiếp giảng dạy chăm sóc người bệnh rất ít và chưa đồng bộ ở các khoa về con người và trình độ của ĐDHD. Cán bộ phụ trách, trách nhiệm trong giảng dạy chưa cao trong thực hiện các quy trình kỹ thuật cũng như chăm sóc theo dõi người bệnh.
Trong công tác giảng dạy chưa có sự đồng bộ giữa lý thuyết và lâm sàng, thực hành lâm sàng mang tính chung chung và chưa có đặc thù từng khoa, chưa có sự khác biệt giữa các đối tượng học tập.
Bảng 2.11. Khảo sát ý kiến HSĐD về những khó khăn khi đi thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An (phụ lục 2).
Nội dung Tổng
n %
Sinh viên Học sinh thực tập quá đông 14 23
Thiếu người hướng dẫn 18 30
Đổi nhóm quá nhanh chưa quen việc 10 17
Ít kỹ thuật để làm 13 22
Giao việc thực tập cho Học sinh không đồng đều 5 8
Tổng 60 100
Những khó khăn nhất mà các em gặp phải khi thực tập là Học sinh thiếu người hướng dẫn chiếm tỷ lệ 30% số Học sinh đồng ý, 23% các em cho rằng Học sinh quá đông và 22% Học sinh cho rằng ít kỹ thuật để làm, việc đổi nhóm quá nhanh khi Học sinh chưa kịp thích nghi chiếm 17%. Đây cũng là con số phản ảnh thực tế, lượng Sinh viên, HSĐD thực tập ở các Khoa quá đông, trên 30 Sinh viên, HSĐD/ ngày trong khi đó đội ngũ Giáo viên hướng dẫn lâm sàng không phủ đều ở các Khoa có học sinh thực tập và vẫn chưa có sự phân biệt giữa các đối tượng thực tập năm 1 hay năm 2, Đại học, Cao đẳng hay Trung học để có sự hướng dẫn đào tạo phù hợp, hướng dẫn mang tính chung.
Rất ít các thủ thuật, các chăm sóc trên người bệnh, chủ yếu là tiêm truyền, kiểm tra dấu hiệu sinh tồn, đưa người bệnh đi thăm dò các cận lâm sàng. Nên làm cho sinh viên, HSĐĐ mất đi tính ý thức nghề nghiệp. Học sinh hầu như đứng ngoài cuộc trong đội chăm sóc, làm cho việc học của Sinh viên, Học sinh trở nên đơn điệu, nhàm chán.
- Khảo sát ý kiến HSĐD về hiệu quả thực tập (phụ lục 2):
1. Em có học tập được nhiều khi đi thực tập ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An không?
A □ Có nhiều( 34P) B □ có(21P) C □ có ít (5P)
Biểu đồ 2.2. Đánh giá hiệu quả thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An Đa số các em Học sinh cho rằng học tập được rất nhiều từ việc đi thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An chiếm 57%, số ít HSĐD cho rằng học được rất ít kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 8%, còn lại 35% ý kiến cho rằng học tập được mức độ trung bình.
- Khảo sát ý kiến HSĐD về giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập.
1.Theo em cần phải làm gì để công tác thực tập lâm sàng ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An được tốt hơn?
B □ Tăng thêm thời gian mỗi đợt thực tập và có sự phân bổ HSĐD hợp lý (9P);
C □ Cần bổ sung Giáo viên, Bác sỹ, ĐDHD lâm sàng nhiều hơn (25P); D □ Ý kiến khác (15P).
Biểu đồ 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
Phần lớn HSĐD đều cho rằng để các em thực tập tốt hơn cần bổ sung Giáo viên, ĐDHD lâm sàng nhiều hơn chiếm 42%, tăng thêm thời gian mỗi đợt thực tập và có sự phân bổ HSĐD hợp lý để tránh HSĐD thực tập tại Khoa trong một khoảng thời gian chiếm tỷ lệ 15%. 18% các em cho rằng cần có kiến thức vững vàng ở Nhà trường, còn lại các em không có ý kiến chiếm 25%.
Ý kiến của HSĐD cũng là những vấn đề tham khảo có ý nghĩa. Nhưng theo kết quả điều tra và nghiên cứu mối quan hệ giữa giải pháp với quản lý và chất lượng thực tập của HSĐD, chúng ta đánh giá giải pháp quản lý TTLS của HSĐD ở Bệnh viện HNĐK Nghệ An tương đối phù hợp. Một số hoạt động liên quan đến giải pháp được Giáo viên, Điều dưỡng quan tâm thực hiện, tuy nhiên vẫn chưa đạt ở mức cao.
Do vậy, cần phải quan tâm hơn đến việc thực thi các giải pháp đề xuất và tâm tư nguyện vọng của HSĐD.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng thực tập lâm sàng của Học sinh Điều dưỡng ở Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
2.6.1. Thành công
Bệnh viện HNĐK Nghệ An là Bệnh viện có quá trình phát triển lâu đời kinh nghiệm 103 năm trong Ngành Y tế. Có đội ngũ Bác sỹ trình độ Tiến sĩ,