Tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãisuất

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất và giải pháp quản lý rủi ro lãi xuất tại ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh hậu giang (Trang 46)

Nguồn vốn nhạy cảm vói lãi suất là các khoản nợ mà trong đó chi phí trả lãi sẽ thay đổi trong thời gian nhất định khi lãi suất thị trường thay đổi. Trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng BIDV Hậu Giang thì các khoản vốn nhạy cảm với lãi suất là các loại vốn huy động ngắn hạn: đó là các khoản tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Ngoài ra, còn có vốn điều chuyển là nguồn vốn từ Hội Sở, từ các Ngân hàng liên minh, vốn điều chuyển cũng được xem là nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Hội sở chính BIDV khi cho các chi nhánh trực thuộc của mình vay thì khoản vay này cũng sẽ phụ thuộc và biến động theo mức thay đổi của lãi suất thị trường. Qua bảng 7, ta sẽ xem xét rõ hơn cơ cấu cũng

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Bảng 6: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008)

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Phòng Ke hoạch - Nguồn vốn NHĐT&PT Hậu Giang)

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

Hình 6: Tình hình tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất NH ĐT&PT Hậu Giang

(Nguồn: Phòng Ke hoạch - Nguồn vốn NHĐT&PT Hậu Giang)

Nhìn vào đồ thị ta thấy nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm (2006 - 2008), xét từng khoản mục ta có:

* Vốn huy động nhạy cảm lãi suất: nguồn vốn này bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.

Tiền gửi tiết kiệm là hình thức gửi tiền cho các cá nhân vói thủ tục đơn giản, thuận tiện, nhanh, lãi suất hấp dẫn vói các kỳ hạn phong phú, không thu phí khi khách hàng gửi và rút tiền, được mua bảo hiểm vói tổ chức bảo hiểm tiền GVHD: ĐOÀN THỊ CẤM VÂN 56 SVTH: ĐẶNG LÂM TRƯỜNG SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

chính là hưởng phần lãi suất mà Ngân hàng khi khách hàng gửi tiền.

Tiền gửi thanh toán tổ chức là hình thức gửi tiền không kỳ hạn, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, theo dõi số dư và thuận tiện thực hiện các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt như chuyển khoản, phát hành Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. Giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhàn rỗi ngắn hạn, đồng thòi vẫn đảm bảo tính linh hoạt. Tiền gởi tiết kiệm có kì hạn và dài hạn bao giờ khách hàng cũng có được lãi suất cao hơn nếu gỏi ngắn hạn và không định kì hạn. Tiền gỏi được Ngân hàng dùng đầu tư một số vấn đề nào đó, Ngân hàng biết khi nào khách hàng cần rút lại tiền thì sẽ có kế hoạt dễ dàng hơn và không bị động. Nếu chỉ trong thòi gian ngắn thì Ngân hàng khó hoat động, đầu tư vào bất kì một loại hình nào, vì bất cứ một hoạt động nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có thòi gian để tiến hành.

Nguồn vốn huy động nhạy cảm lãi suất Ngân hàng có những biến động liên tục trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007 là 261.375 triệu đồng tăng 147.117 triệu đồng so năm 2006 (đạt mức tăng trưởng khả quan là 128,83%), do trong năm 2007 lạm phát biến động mạnh và có xu hướng tăng cao, đồng thời giá vàng biến động thất thường làm cho chi phí cơ hội và rủi ro của việc kinh doanh trở nên cao hơn. Nên các cá nhân và tổ chức kinh tế lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng nhằm hưởng lãi suất góp phần làm tăng nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng. Năm 2008, nguồn vốn này giảm 70.118 triệu đồng so năm 2007 đạt mức 191.187 triệu đồng. Lý do, tình hình kinh tế vĩ mô tiếp tục có những chuyển biến nhanh và phức tạp, lãi suất thị trường biến đổi không ngừng, người gửi tiền có xu hướng gửi tiết kiệm có kỳ hạn hơn vì nhận được lãi suất cao hon nhưng tập trung vào kỳ hạn dưới 12 tháng do có thể dễ dàng tái đầu tư và tránh thiệt hại khi lãi suất thị trường tăng vì họ còn kỳ vọng lãi suất sẽ tiếp tục tăng trong năm kế tiếp 2008. Mặt khác, Ngân hàng tập trung huy động vốn ngắn hạn một mặt nhằm đáp ứng

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

Năm 2007 lượng tiền gửi không kỳ hạn giảm xuống 25.547 triệu đồng nhưng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng lên rất mạnh tăng 172.664 triệu đồng so năm 2006, góp phần làm tăng tổng nguốn vốn nhạy cảm lãi suất. Đạt được với tốc độ tăng như vậy do uy tín của BIDV có mối quan hệ rộng rãi trên nhiều lĩnh vực (quan hệ thanh toán bù trừ, chuyển khoản từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác được phổ biến rộng rãi). Ngân hàng đã tiến hành đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ, đồng thời cũng có các chính sách ưu đãi về lãi suất, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn như gửi tiền có quà tặng.... Năm 2008 lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng trở lại đạt mức 116.134 triệu đồng (tăng 53,67%) so năm 2007 nhưng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 lại giảm 110.679 triệu đồng (giảm 59,59%). Lý do là cùng vói sự hình thành và phát triển của các Ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã tạo nên một môi trường cạnh tranh về khách hàng. Bên cạnh, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khả năng tài chính yếu do sức cầu thu hẹp nên đa phần doanh nghiệp tận dụng tối đa vốn tự có của mình, giảm số dư tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng và tăng lên số dư tiền gửi không kỳ hạn.

Thông thường, những loại tiền gửi khác nhau tương ứng vói mức độ rủi ro khác nhau sẽ quyết định những lãi suất huy động khác nhau. Nếu Ngân hàng huy động được khối lượng tiền gửi không phải trả lãi càng nhiều thì thu nhập từ lãi suất ròng sẽ càng lớn và Ngân hàng càng có khả năng cạnh tranh mạnh hơn so với các đối thủ. Do đó, Ngân hàng luôn cố gắng tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế nhằm phục vụ tốt hơn cho mục tiêu kinh doanh của mình.

* Vốn điều chuyển nhạy cảm lãi suất:

Là khoản mục được xem là nguồn vốn nhạy cảm vói lãi suất, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (tỷ trọng 79,89% trên tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (tương đương 453.705 triệu đồng) ở năm 2006 và 86,36% (tương đương 1.211.109 triệu đồng) trong năm 2008). Để đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho chi GVHD: ĐOÀN THỊ CẤM VÂN 58 SVTH: ĐẶNG LÂM TRƯỜNG SƠN

TÀI SẢN NGÂN HÀNG NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT

NGUÔN VÔN NGÂN HÀNG NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT

2(106

Cho vay ngắn hạn 494.393 1. TGKKH 101.120

2. TG có KH dưới 12T 13.068

vổn huy động NCLS 114.188

Vốn điều chuyển 453.705

Tổng TS nhạy cảm lãi suất 494.393 Tổng NV nhạy cảm lãi suất 567.893

2(107

Cho vay ngắn hạn 907.197 1. TGKKH 75.573

2. TG có KH dưới 12T 185.732

vổn huy động NCLS 261.305

Vốn điều chuyển 675.743

Tổng TS nhạy cảm lãi suất 907.197 Tổng NV nhạy cảm lãi suất 937.048

2(108

Cho vay ngắn hạn 1.216.196 1. TGKKH 116.134

2. TG có KH dưới 12T 75.053

Vốn huy động NCLS 191.187

Vốn điều chuyển 1.211.109

Tổng TS nhạy cảm lãi suất 1.216.196 Tổng NV nhạy cảm lãi suất 1.402.296

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

tăng và nguồn vốn huy động của Ngân hàng có tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các đorn vị hoạt động vì vậy phải nhận vốn từ cấp trên để bổ sung kịp thời nguồn vốn bị thiếu hụt của khách hàng.

4.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG

THEO MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI

Trong thực tế, các Ngân hàng rất khó thuyết phục khách hàng để có thể huy động phù hợp với chương trình quản lý tài sản nợ và tài sản có tại Ngân hàng. Ngoài ra, đối vói các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm, rất khó dự đoán được khoản tiền này sẽ tăng lên hay giảm xuống? Và khả năng thu hồi nợ đến hạn của khách hàng cũng không chính xác. Nên việc xây dựng được một dòng tiền ra - vào cân xứng kỳ hạn rất khó thực hiện. Vì vậy, rủi ro lãi suất luôn tồn tại trong một Ngân hàng.

Khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản có và các tài sản nợ của Ngân hàng, trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của Ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của Ngân hàng so vói dự tính thì rủi ro lãi suất xảy ra, hoạt động tín dụng Ngân hàng sự thay đổi tương quan giữa lãi suất tiền gửi vói lãi suất tiền vay gọi là rủi ro lãi suất. Với tính chất của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn. Ngân hàng BIDV Hậu Giang đang phải đối mặt vói rủi ro lãi suất, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng biến động mạnh như thời gian vừa qua.

Cơ chế điều hành lãi suất tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các Ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm Ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

mô hình định giá lại cho chúng ta biết về cái nhìn rõ hơn của tài sản và nguồn vốn có nhạy cảm lãi suất và tác động của chúng đến thu nhập của Ngân hàng.

Bảng 7: Bảng so sánh tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng BIDV Hậu Giang qua 3 năm (2006 - 2008)

Đvt: triệu đồng

Cho vay ngắn hạn là khoản mục quan trọng để Ngân hàng có thể đánh giá và hạn chế rủi ro lãi suất khi lãi suất biến đổi. Đây là những khoản cho vay ngắn hạn, sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho

Chỉ tiêu Năm

2006 2007 2008

Tổng tài sản NCLS (triệu đồng) 494.393 907.197 1.216.196 Tổng nguồn vốn NCLS (triệu đồng) 567.893 937.048 1.402.296

Hệ sổ rủi ro lãi suất (R) 0.871 0.968 0.867

2006 2007 1 1 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 2007 2008 Tống tài sản NCLS (triệu đồng) 494.393 907.197 1.216.196 GAP (triệu đồng) (73.500) (29.851) (186.100) Hệ sổ độ lệch (0.15) (0.03) (0.15) LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

này nếu như nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ như mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho Ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại.

* Các khoản đầu tư càng ngắn hạn càng nhạy cảm với lãi suất. Khối lượng của Ngân hàng tăng qua 3 năm, khi lãi suất thay đổi thì thu nhập từ các khoản đầu tư này sẽ thay đổi.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng của khách hàng sắp đáo hạn hay sắp được tái gia hạn. Khi đó Ngân hàng và khách hàng thoả thuận mức lãi suất tiền gửi mói, phù hợp với điều kiện của thị trường, những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng vói lãi suất và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh các biến động mói nhất của thị trường.

•r Để đương đầu vói lãi suất cao và sự cạnh tranh về nguồn vốn, Ngân hàng đã quan tâm đến việc khơi mở những nguồn vốn mới. Yếu tố then chốt trong hoạt động quản lý nguồn vốn là việc quản lý chặt chẽ giá cả của nguồn vốn hay lãi suất nhằm đạt được mục tiêu về chi phí, quy mô và cấu trúc của nguồn vốn.

GVHD: ĐOÀN THỊ CẤM VÂN 61 SVTH: ĐẶNG LÂM TRƯỜNG SƠN LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

Khi lãi suất thay đổi gây bất lọi cho Ngân hàng, tức là làm giảm lợi nhuận cho Ngân hàng, đó là rủi ro lãi suất. Các Ngân hàng ít nhất phải đương đầu với hai loại rủi ro lãi suất “rủi ro về giá” và “rủi ro tái đầu tư”. Rủi ro về giá phát sinh khi lãi suất thị trường tăng làm giảm giá trị của các khoản cho vay vói lãi suất cố định mà Ngân hàng đang nắm giữ, nếu Ngân hàng muốn bán những công cụ tài chính này trong giai đoạn lãi suất tăng, Ngân hàng sẽ phải chấp nhận tổn thất. Rủi ro tái đầu tư xuất hiện khi lãi suất thị trường hạ khiến Ngân hàng phải chấp nhận đầu tư các nguồn vốn của mình vào những tài sản có mức sinh lời thấp hơn, hạ thấp thu nhập kỳ vọng trong tương lai của Ngân hàng. Do đó, tùy theo cơ cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa sử dụng vốn và nguồn vốn mà Ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất khi có sự biến động lãi suất. Đe xác định Ngân hàng có bị rủi ro lãi suất hay không, ta sử dụng các chỉ tiêu sau:

* Hệ sổ rủi ro lãi suất (R)

Hệ số trên chỉ ra khả năng rủi ro khi có biến động lãi suất, hệ số rủi ro lãi

(Nguôn: Ngân hàng ĐT&PT Hậu Giang, Có thể thấy qua 3 năm Ngân hàng BIDV Hậu Giang có hệ số rủi ro lãi suất thấp (R < 1) khi lãi suất giảm không chịu ảnh hưởng rủi ro lãi suất. Ngược lại, Ngân hàng sẽ phải gặp rủi ro lãi suất khi lãi suất tăng do thu nhập từ lãi của Ngân hàng nhỏ hơn chi phí của Ngân hàng do trả lãi (Nếu lãi suất trên thị trường tăng và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí tiền lãi huy động nguồn vốn cao hơn doanh thu từ lãi. Ngược lại, lãi suất trên thị trường giảm và lãi suất cho vay, lãi suất huy động tăng GVHD: ĐOÀN THỊ CẤM VÂN 62 SVTH: ĐẶNG LÂM TRƯỜNG SƠN

LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ tăng). Tuy Ngân hàng đang nằm trong trạng thái nhạy cảm lãi suất (nhạy cảm nguồn vốn) nhưng Ngân hàng đang cố gắng nâng hệ số rủi ro lãi suất của mình gần bằng 1, ở điểm này Ngân hàng có độ an toàn cao nhất, tức không có thay đổi khi có biến động về lãi suất.

* Khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP)

Do có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng dẫn đến giá trị tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm qua các năm không bằng nhau. Điều này cho thấy trong các năm qua, Ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Vói giá trị GAP được tính toán trong Mô hình định giá lại, ta sẽ xác định được và củng cố thêm trạng thái rủi ro lãi suất của Ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của nó đến thu nhập mà Ngân hàng nhận được.

Vói giá trị của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở trên, ta tính toán ra được khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) của Ngân hàng có giá trị âm qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 chêch lệch nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng là -73.500 triệu đồng, năm 2007 là -29.851 triệu đồng, và đến năm 2008 là -186.100 triệu đồng.

1600.00 0 1400.00 0 1200.0 1000.000 i* 800.000 *o 3 600.000 400.00 0 200.0

□ Tổng tài sản nhạy cảm LS ■ Tổng nguồn vốn nhạy cảm LS □ GAPNăm

GVHD: ĐOÀN THỊ CẤM VÂN 63 SVTH: ĐẶNG LÂM TRƯỜNG SƠN LUẬN VĂN TỐT NGHỆP

Ta thấy, giá trị GAP của Ngân hàng qua các năm luôn có những biến đổi khác nhau, chênh lệch GAP năm 2007 giảm so vói 2006 và là năm có chênh lệch GAP thấp nhất. Nguyên nhân là do trong năm 2007 phần tài sản có nhạy cảm lãi suất (cho vay ngắn hạn) của Ngân hàng tăng lên nhanh hơn (tăng 83,50% so với năm 2006) so vói nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng, điều này đã làm cho mức chênh lệch GAP của Ngân hàng giảm, và năm 2007 là năm mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng gần như thấp nhất. Sang năm 2008, mức độ chênh lệch GAP của Ngân hàng đã tăng lên, nguyên nhân là do nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của Ngân hàng (cụ thể là khoản mục vốn điều chuyển) tăng lên cao (về số tương đối tăng 79,22% tương đương 535.366 triệu đồng so với năm 2007). Vì Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm nên Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của Ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi Ngân hàng đang trong tình tìạng nhạy cảm nguồn vốn thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Như vậy thu nhập của Ngân hàng sẽ tăng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất và giải pháp quản lý rủi ro lãi xuất tại ngân hàng đầu tư phát triển tỉnh hậu giang (Trang 46)