Từ Đại Hội Đảng lần thứ 11 (diễn ra từ ngày 6-1 đến ngày 16-1-2001) đã quyết định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước giai đoạn 2001 - 2010 là đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặc biệt là khu vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Ngày 25 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 251/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chuơng trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 với tất cả các nội dung liên quan đến nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu thủy sản. Các tổ chức và các Hiệp hội về xuất khẩu thủy sản cũng được thành lập rất nhiều để hổ trợ về kĩ thuật và cung cấp các thông tin trong ngành kịp thời cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ữong nước. Như Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung tâm Tin học Thủy sản (FISTENET)...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tích cực giao lưu họp tác để tạo điều kiện thuận lệ về mặt pháp luật để cho sản phẩm thủy sản Việt Nam có thể được xuất khẩu sang các thị trường mới. Gần đây tại công văn số 1674/ QLCL-CL1 ngày 06/11/2008 cuả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã gửi đến
không nhỏ của Thương vụ Việt Nam đã dày công nghiên cứu chính sách, những biện pháp vượt các rào cản thương mại, thị trường, kiến nghị kịp thời về trong nước để làm thủ tục đăng ký cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của ta từng bước thâm nhập thị trường Braxin. Khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn có lịch sử phát triển lâu đời nên luôn được Chính phủ và các cơ quan Nhà nước quan tâm hổ trợ trong việc tiếp thị, xây dựng thị trường, mở rộng thương hiệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản trong việc vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để mở rộng sản xuất và đầu tư vào thiết bị mới hiện đại trong những giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn.
yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng rất lớn đối với xuất khẩu, nếu tình hình chính trị nước ta không ổn định và các văn bản luật, xã hội không hổ trợ thì sẽ không có nước nào muốn họp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và chính quyền thành phố cũng như sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân, tình hình chính trị trên địa bàn thành phố cần Thơ nhìn chung là rất ổn định. Chính quyền thành phố luôn quan tâm đến việc cải thiện các thủ tục hành chính, thành phố xác định năm qua là năm nâng cao chất lượng cải cách hành chính nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ “lấy cải cách hành chính làm trọng tâm”; thành phố đã tích cực xem xét, rà soát lại những thủ tục không càn thiết để tạo những điều kiện tốt nhất cho người dân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính.
Vì vậy với những điều kiện về chính trị, pháp luật vô cùng thuận lợi như thế này thì tương lai ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng như của công ty sẽ phát triển và lớn mạnh nhiều hơn nữa.
Dân số ĐBSCL hiện nay khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước. Tại thành phố cần Thơ hiện tại có 1.141.653 người, trong đó dân cư thành thị là 584.562 người, chiếm 51,20% và dân cư nông thôn là 557.127 người, chiếm 48,80%. Mật độ dân số 811 người/km2.Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.122 USD tăng 14,5% so với năm 2006. (Nguồn:Cổng thông tin điện tử thành phố cần Thơ).
Dân số đông cộng thêm thu nhập người dân gia tăng nên cần Thơ được xem là một thị trường tiềm năng để công ty mở rộng phạm vi hoạt động trong nước.
- Yêu tô văn hóa xã hôi
Yếu tố môi trường văn hóa-xã hội là yếu tố mang tính lâu dài và ít thay đổi. Đối với người dân ở khu vực miền Nam nói chung và cần Thơ nói riêng thường thích ăn cá hơn ăn thịt, cộng với trình độ dân trì của người dân trên địa bàn ngày càng được cải thiện. Mọi người đã biết quan tâm đến sức khỏe hơn chứ không chỉ là ăn cho no thôi. Do đó việc cung cấp và đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản trong nước đảm bảo vệ sinh an toàn sẽ có nhiều cơ hội phát triển.