Khái quát tình hình hoạt động của công ty TNHHthủy sản

Một phần của tài liệu phân tích khả năng cạnh tranh của công ty tnhh thủy sản phương đông tại cần thơ (Trang 27)

THỦY

SẢN PHƯƠNG ĐÔNG:

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của từ năm 2007-2009:

Lợi nhuận luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế và hoạt động của công ty cũng không nằm ngoài nguyên tắc này. Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

ĐVT:triệu đồng

---'---~—------ ---

(Nguôn: Phòng kinh doanh của công ty TNHHthủy sản Phương Đông)

Nhìn vào bảng, ta nhận thấy tình hình kinh doanh qua 3 năm có sự biến động lớn. Lợi nhuận năm 2008 đạt 13.591 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 70,70%, nhưng đến năm 2009 lợi nhuận chỉ đạt 9.575 triệu đồng tức là chỉ bằng 70,45% so với lợi nhuận năm 2008 về mặt tương đối, giảm 4.016 triệu đồng về mặt tuyệt đối. Vậy đâu là lý do cho kết quả này? Để trả lời về điều này, chúng ta hãy đi vào phân tích tình hình doanh thu và chi phí của công ty qua 2 giai đoạn.

Giai đoạn tăng trưởng: doanh thu năm 2008 đạt 544.764 triệu đồng, tăng cao gấp 1,5 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng đang trong giai đoạn phát triển cao, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, thu nhập người dân tăng cao. Vì vậy mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng tăng lên. Đồng thời, chi phí trong năm 2008 cũng tăng hon 1,5 lần so với năm 2007, cụ thể là 531.173 triệu đồng so với 209.076

công ty cũng như chi phí sản xuất gia tăng. Lạm phát tăng cao đã làm cho giá cả trở nên đắt đỏ hơn vì vậy việc tăng lương cho nhân viên công ty là một tất yếu, ngoài ra trong bối cảnh nguồn nhân lực công ty đang thiếu hụt thì việc tăng lương để giữ chân nhân viên của mình là một cách làm phù họp.

Giai đoạn sụt giảm: đến năm 2009 tình hình kinh doanh trở nên xấu đi, cả doanh thu và chi phí đều sụt giảm đáng kể so với năm 2008, cụ thể: doanh thu năm 2009 chỉ đạt 294.137 triệu đồng so với năm 2008 đã giảm 250.627 triệu đồng, tương đương 54%. Điều này là do ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước. So với năm 2008, xuất khẩu thuỷ sản năm 2009 giảm về khối lượng lẫn về giá trị. Việc ngưng xuất khẩu sang thi trường Nga trong 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thuỷ sản của công ty giảm làm ảnh hưởng đến doanh thu. Hình ảnh con cá tra Việt Nam bị truyền thông của các nước này “bôi nhọ” là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến xuất khẩu sang các thị trường này. Chi phí năm 2009 chỉ đạt 284.562 triệu đồng, giảm xuống chỉ bằng 70,45% so với năm 2008 là do ảnh hưởng dây chuyền từ việc doanh thu giảm.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2007-2009 < 2 z □DOANH THU ■ CHI PHÍLỢI NHUẬN TRƯỚC THUÉ NĂM

3.2.2. Phương hướng mục tiêu trong năm 2010

Năm 2010 công ty TNHH thủy sản Phương Đông phấn đấu để hoàn thành các mục tiêu sau:

- Không quá 4 phàn nàn của khách hàng về bao bì đóng gói và thời gian giao có những ưu đãi và công ty cũng thường tổ chức cho các nhân viên kinh doanh đi thăm khách hàng nhằm để duy trì một mối quan hệ thật thân thiết để tăng lòng tin đối với khách hàng.

Hàng năm công ty thường có đại diện tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để học hỏi giao lưu kĩ thuật đồng thời quảng bá giới thiệu sản phẩm của công ty, nhằm làm tăng thêm uy tín cũng như kết nối chặt chẽ thêm sự gắn bó đối với khách hàng. Do đó công ty thường xuyên tìm kiếm được khách hàng mới cho sản phẩm.

Trong chương 3 ta thấy tình hình kinh doanh của công ty có sự biến động lớn, phân chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Đồng thời, nếu xét ở từng thị trường thì tình hình tăng giảm doanh thu trên các thị trường cũng có sự biến đổi trong từng năm. Để biết được doanh thu trên từng thị trường cũng như để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BA NĂM 2007 - 2009

Đơn vị tính: USD

(Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Phương Đông)

Qua bảng 2, ta thấy doanh thu tăng cao ở giai đoạn 2007- 2008, trong đó thị trường châu Á đạt mức tăng trưởng cao nhất. Còn giai đoạn 2008- 2009 doanh thu nhìn chung có sự tuộc dốc nghiêm trọng nhưng ở các thị trường khác có sự tiến bộ về doanh thu hơn trước.

Để thấy rõ hom tốc về tốc độ tăng doanh thu của các thị trường ta quan sát hình sau: 9.0. 0 0 0 8.0. 0 0 0 7.0. 0 0 0 6.0. 0 0 0 5.0. 0 0 0 USD Châu Á ■ Châu ÂuThị trường khác 2007 2008 2009 NĂM

Hình 7: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công Ty Phương Đông trong ba năm 2007-

2009

Nhìn vào hình vẽ, ta thấy ở hai thị trường châu Âu và châu Á năm 2009 có sự sụt giảm nghiêm trọng so với hai năm trước, trong đó thị trường châu Á được xem là thị trường chiến lược của công ty. Để biết rõ hơn về các yếu tố tác động đến điều này ta đi sâu vào phân tích từng thị trường:

4.1.1.1 Châu Á:

Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới và cũng là thị trường nhập khẩu nhiều thủy sản hàng đầu thế giới đặc biệt là Nhật Bản, bên cạnh đó thì Hong Kong, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore...cũng nhập khẩu nhiều thủy sản của Việt Nam. Người dân Châu Á ưa thích các món ăn được chế biến từ thủy sản. Vì vậy đây là một thị trường rất lớn đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng. Dưới đây là bảng doanh thu của công ty trên thị trường Châu Á trong ba năm 2007-2009.

□ Châu Á ■ Còn lại

71%

2009

Hình 8: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Á của công ty trong ba năm

2007-2009

Qua bảng 8 ta thấy Châu Á là một thị trường quan trọng của công ty với doanh thu tăng liên tục qua hai năm 2007 và 2008 nếu xét về mặt tuyệt đối, tỷ trọng về doanh thu của thị trường Châu Á chiếm gần 50% tổng doanh thu năm 2007, 41% năm 2008. Doanh thu thị trường Châu Á năm 2008 tăng so với năm 2007 là 3.268.721,85 USD tương đương với 63,88% tổng doanh thu năm 2007, và mức tăng doanh thu ở thị trường này chiếm gần 80% mức tăng của tất cả các thị trường. Tuy nhiên đến năm 2009 doanh thu trên thị trường Châu Á chỉ đạt 3.470.868 USD tức là chỉ bằng 41,39% so với năm 2008 với giá trị là âm 4.914.515,85 USD

Sự biến đổi về doanh thu xuất khẩu trên thị trường Châu Á còn bị chi phối bởi doanh thu của từng thị trường ở Châu Á. Do đó, để thấy rõ hơn nguyên nhân của sự biến động doanh thu trên thị trường này, ta phân tích doanh thu của từng thị trường quốc gia Châu Á.

Đơn vị tính: USD

(Nguồn.Bảng kim ngạch xuât khâu thủy sản sang các quốc gia Cháu /. của công ty Phương Đông)

Qua bảng 3, ta biết thị trường Châu Á nhìn chung là một thị trường tương đối ổn định đối với công ty. Năm 2007 công ty đã xuất khẩu sang 11 nước thuộc Châu Á. Trong năm 2007 thì Nhật Bản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu là 29,50% với giá trị là 1.512.980,60USD, kế đến là Singapore và Malaysia. Ta thấy đây là những thị trường có nền kinh tế lớn ở Châu Á và người dân cũng có thói quen sử dụng thực phẩm chế biến nhiều đặc biệt là sản phẩm surimi, do đó doanh thu trên các thị trường này là tương đối cao. Năm 2008 thì số thị trường của công ty trên thị trường Châu Á vẫn là 11 nước có thêm Đài Loan nhưng lại mất đi thị trường Li Băng mặc dù trước đây nước này vẫn giao dịch khá đều đặn với công ty. Ta thấy ở hai năm 2008 và 2009 Singapore và Nhật Bản là hai thị trường lớn của công ty với tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang hai thị trường này luôn đứng nhất nhì trong thị trường Châu Á. Đặc biệt đối với thị trường Singapore thì công ty luôn giữ được mức xuất khẩu và doanh thu ở thị trường này là rất cao trong ba năm qua. Tuy mất đi thị trường ở Libăng nhưng doanh

thu của công ty vẫn tăng là do thị trường này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Và thêm vào đó thì lại có thêm thị trường lớn hơn là Đài Loan nên tổng doanh thu hay số lượng xuất khẩu đều tăng. Sang năm 2009 các khách hàng lớn có xu hướng giảm số lượng nhập khẩu, nguyên nhân là công ty bị ảnh hưởng bởi một số công ty xuất khẩu thủy sản khác: do sản phẩm của họ khi xuất khẩu sang Nhật Bản và bị phát hiện nhiễm chất kháng sinh nên Nhật Bản đã hạn chế nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản từ các nước Việt Nam. Thị trường Singapore là một thị trường rất lâu năm của công ty nên vẫn duy trì được mức doanh thu ổn định, tuy tỷ ừọng có giảm nhưng xét về giá trị thì tăng cụ thể là doanh thu đạt 1.267.251 USD chiếm tỷ trọng là 36,50%. Thị trường Hàn Quốc vẫn tăng đều trong ba năm qua tuy doanh thu chỉ tăng nhẹ 653.926 USD nhưng năm nay lại chiếm tỷ trọng cao là 19% so với tổng doanh thu của thị trường này trong năm 2009.

4.1.1.2 Châu Âu:

Châu Âu là một thị trường rộng lớn với 710 triệu người tiêu dùng . Châu Âu gồm 48 thị trường quốc gia, mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng. Do đó ta thấy Châu Âu là một thị trường có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người Châu Âu có mức thu nhập bình quân và mức sống rất cao do đó đối với họ chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm của hàng hóa là hàng đầu, về mặt giá cả sản phẩm thì họ ít quan tâm hơn. Trong đó, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức cũng là thị trường khó tính nhất. Châu Âu được xem là một thị trường tốt đối với hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

□ Châu Âu

■ Còn lại

Năm Thịtrươnc

2009

Hình 9: Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường châu Âu của công ty Phương Đông trong ba năm 2007-2009

Tương tự như ở thị trường châu Á, nhìn về mặt số liệu ta thấy doanh thu xuất khẩu thủy sản của công ty trên thị trường Châu Âu tăng liên tục ở hai năm 2007-2008. Trong năm 2007 giá trị xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 33% trên tổng doanh thu xuất khẩu thủy sản của cả công ty. Sang năm 2008 tỷ trọng này tuy có giảm xuống còn 31%, nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì không giảm mà tăng với giá trị là 2.870.995,53 USD tương đương với 80,17% và giá trị này cũng chiếm 29,03% trên tổng doanh thu tăng thêm của năm 2008 so với năm 2007. Tuy vậy, năm 2009 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chỉ ở mức bằng 52% với giá trị là 6.138.176 USD. So với năm 2008 thì doanh thu trên thị trường này giảm xuống 313.883,45 USD tức chỉ bằng 95,13% so với doanh thu năm 2008. Nhìn về mặt đồ thị ta thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang thị trường châu Âu năm 2009 lớn hơn nhiều so với hai năm 2007 và 2009. Điều này cho thấy, trong năm này công ty xuất khẩu thủy sản sang thị trường này tương đối nhiều hơn hai thị trường còn lại.

Châu Âu là một thị trường tương đối khó tính vì trình độ thu nhập và mức sống khá cao. Do vậy các vụ việc tranh chấp xảy ra ở thị trường này nhiều hơn các thị

trường khác. Mặc dù vậy, thị trường này vẫn chứng tỏ là thị trường lớn của các doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như của công ty nói riêng.

Sự gia tăng của doanh thu xuất khẩu cũng đi kèm với sự tăng lên của các thị trường thuộc Châu Âu. Như giới thiệu ở trên hên minh EU gồm có 48 quốc gia, do đó nếu có sự tăng thêm một thị trường thì doanh thu của công ty cũng sẽ tăng thêm đáng kể. Vì vậy, việc nắm bắt thị hiếu, thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm của người dân ở thị trường này cũng như khả năng giữ chân lâu dài các khách hàng ở thị trường này thực sự là vấn đề rất đáng quan tâm.

Đồng thời, sự biến động về doanh thu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu cũng như tỷ trọng của thị trường này so với hai thị trường châu Á và các thị trường khác còn phụ thuộc vào tình hình xuất khẩu thủy sản sang từng quốc gia. Doanh thu xuất khẩu ở mỗi quốc gia nhiều hay ít cũng như việc còn duy trì giao dịch thường xuyên với từng quốc gia đó hay không thì thay đổi theo từng năm. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thêm về

BẢNG 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY PHƯƠNG ĐÔNG SANG CÁC QUỐC GIA CHÂU Âu TRONG 2007-2009

(Nguồn.Bảng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các quốc gia Châu Ẩu của công ty Phương Đông)

Qua bảng 4 ta thấy nguyên nhân làm cho doanh thu của công ty tăng trong hai năm 2007 và 2008 là do bộ phận bán hàng hoạt động có hiệu quả nên số thị trường của công ty đã tăng lên. Cụ thể là qua bảng trên ta thấy trong năm 2007 công ty đã xuất khẩu sang 10 nước Châu Âu, năm 2008 tổng số nước ở thị trường Châu Âu là 13 nước, tuy giảm đi 3 nước là Pháp, Ba Lan và Hà Lan nhưng lại tăng thêm 4 nước là Lithuania, Thỗ Nhĩ Kỳ, Phàn Lan và Anh. Sang năm 2009 có sự sụt giảm còn là 12 nước Châu Âu, mất một nước là Ý. Trong các nước thuộc Châu Âu thì Đức là một thị trường lớn của công ty luôn chiếm tỷ trọng về doanh thu cao liên tục trong ba năm. Trong năm 2007 thì thị trường Đức chiếm tỷ trọng cao nhất trong các thị trường với giá trị là 1.870.791,10 USD kế đến là thị trường Bỉ với tỷ trọng 12,60%. Sang năm 2008 thì doanh thu ở thị trường Đức vẫn chiếm vị thế số một cả về tuyệt đối là 4.236.994,2 USD và tương đối là 65,70%. Còn tỷ trọng ở thị trường Bị sụt giảm nghiêm trọng và các thị trường còn lại chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, không có thị trường nào thực sự nổi trội. Nguyên nhân là vào cuối năm 2006 một số doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang thị trường và sản phẩm được kiểm tra phát hiện vẫn còn tồn dư hoá chất. Vì vậy

Một phần của tài liệu phân tích khả năng cạnh tranh của công ty tnhh thủy sản phương đông tại cần thơ (Trang 27)