Hiện trạng hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 48)

Côn Đảo có 11 loài cỏ biển chiếm 84,61% tổng số loài đã được ghi nhận ở Việt Nam (13 loài), nhiều hơn của Singapore 4 loài và nhiều hơn Brunei 06 loài, chúng sinh trưởng trên nền đáy là cát mịn pha bùn và là nơi sinh tồn của loài Bò biển (Dugong dugon) sinh sống trong vùng biển Côn Đảo.

Diện tích cỏ biển phân bố tại Côn Đảo khoảng 500 ha, tập trung chủ yếu ở vịnh Côn Sơn và khu vực Bến Đầm.

Chín loài cỏ biển được ghi nhận bằng hình ảnh và được mô tả chi tiết hình thái loại (phụ lục 2).

Bảng 8: Danh sách các loài cỏ biển phân bố tại Côn Đảo

STT Tên Khoa học Tên Việt Nam

1 Cymodocea serrulata Cỏ Kiệu răng cưa 2 Enhalus acoroides Cỏ Lá dừa

3 Halodule pinifolia Cỏ Hẹ tròn 4 Halodule uninervis Cỏ Hẹ ba răng 5 Halophila decipiens Cỏ Xoan đơn 6 Halophila minor Cỏ Xoan nhỏ 7 Halophila ovalis Cỏ Lá Xoan

8 Syringodium isoetifolium Cỏ Hải kiều thủy phi 9 Thalassia hemprichii Cỏ Vích

10 Thalanodendroa ciliatum Cỏ đốt tre 11 Cymodocea rotundatata Cỏ kiệu tròn

Năm 2003 Hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo lần đầu tiên xuất hiện chính thức trong báo cáo khoa học “Cỏ biển, tầm quan trọng của chúng trong công tác bảo tồn biển ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tiến, cho đến năm 2009 mới có những

Tôn Trung Hải Trang 42 điều tra ban đầu về độ phủ, mật độ và phân loại chi tiết thành phần loài, năm 2009 trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn biển Côn Đảo” Vườn Quốc gia Côn Đảo thiết lập 04 điểm định vị, phục vụ công tác điều tra theo dõi diễn biến hệ sinh thái Cỏ biển.

4.1.1.2. Hiện trạng độ phủ cỏ biển năm 2010 và 2012

 Độ phủ cỏ biển tại vịnh Côn Sơn năm 2010 là 18,13±10,78%, biến động từ 5,70 – 24,76% (n=99), với giá trị thấp nhất xuất hiện ở bãi Đất Dốc và cao nhất ở trước nhà ATC cũ. Độ phủ cỏ biển năm 2010 giảm khoảng 16,4% so với kết quả khảo sát vào tháng 8 năm 2009, trong đó độ phủ cỏ biển khu vực trước nhà ATC cũ giảm khoảng 40,39%, độ phủ cỏ biển khu vực bãi Đất Dốc giảm khoảng 25,85%.

Bảng 9: Vị trí và giá trị độ phủ cỏn biển 2010

Địa Điểm Giá trị thống kế - 2010 (%)

X SD Trung vị Đất Dốc 5,70 4,32 3,82 Mũi Lò Vôi 23,94 2,87 22,91 Trước nhà ATC cũ 24,76 1,39 25,27 Đội Cơ Động Tính chung 18,13 10,78 23,94

 Độ phủ cỏ biển năm 2010 suy giảm so với năm 2009 có một trong các nguyên nhân tác động trực tiếp sau:

 Do trầm tích phủ lên lá và thân của các loài cỏ biển, đặc biệt là khu vực thuộc bãi Đất Dốc. Đây là khu vực trên cạn đang tiến hành xây dựng khách sạn.

 Một số vùng khác, đã ghi nhận mật độ các loài rong (nhóm rong lam) bám trên lá rất cao.

Trầm tích và rong phủ lên lá và thân cỏ biển làm hạn chế quá trình quang hợp của cây, ở vùng có trầm tích cao hơn chúng lấp cả thân của cỏ biển nhất là các loài cỏ biển có kích thước nhỏ như loài Halodule pinifolia, Halodule uninervis

Syringodium isoetifolium.

 Độ phủ cỏ biển năm 2012 là 26,49±29,40%, (n=99) tăng khoảng 8,36% so với kết quả khảo sát vào tháng 10 năm 2010, trong đó độ phủ cỏ biển khu vực Mũi Lò Vôi giảm khoảng 15,27%, độ phủ cỏ biển khu vực trước nhà ATC cũ tăng

Tôn Trung Hải Trang 43 khoảng 39,79% và độ phủ cỏ biển khu vực bãi đất dốc tăng không đáng kể (bảng 10).

Bảng 10: Thống kê về độ phủ cỏ biển tại 3 địa điểm trong năm 2010 và 2012 Địa Điểm Giá trị thống kê - 2010 (%) Giá trị thống kê - 2012 (%)

X SD Trung vị X SD Trung vị

Đất Dốc 5,70 4,32 3,82 6,27 10,93 5,00

Mũi Lò Vôi 23,94 2,87 22,91 8,67 4,44 10,00

Trước nhà ATC cũ 24,76 1,39 25,27 64,55 16,32 60,00

Tính chung 18,13 11,91 20,00 26,49 29,40 10,00

Với 4 điểm được chọn khảo sát cố định về cỏ biển từ năm 2009 đã không thấy sự hiện diện của cỏ biển tại điểm Cơ Động (2010, 2012), có sự suy giảm độ phủ của hệ sinh thái cỏ biển tại vị trí mũi Lò vôi, sự suy giảm này được các nhà chuyên môn Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đưa ra là do sự lắng động trầm tích từ việc xây dựng kết cấu hạ tầng trên đảo, cụ thể hoạt động xây dựng tại các vị trí ven bờ biển như xây kè bờ chắn sóng, chống xói mòn từ nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu đến mũi Lò Vôi và việc resort Six Scenes tại khu vực bãi Đất Dốc đưa vào hoạt động.

4.1.1.3. Kết quả điều tra hệ sinh thái cỏ biển năm 2014

Vị trí mặt cắt

Tôn Trung Hải Trang 44

4.1.1.3.1. Độ phủ

Độ phủ cỏ biển năm 2014 là 22,3878±14,2741% (n=165) có khuynh hướng phục hồi và tăng, đặc biệt là địa điểm trước tổ Kiểm lâm cơ động cỏ biển đã phục hồi trở lại (năm 2009, 2010, 2012 khảo sát không phát hiện cỏ biển). Năm 2013 các nhà chuyên môn Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo đưa Đầm trầu vào kế hoạch giám sát đa dạng sinh học biển vào năm 2014, kết quả khảo sát sự phân bố của cỏ biển phân bố tại Đầm Trầu có diện tích khoảng trên 40ha, cỏ biển tại khu vực này độ phủ trung bình là 8,30 ±14,2% (n= 33). Độ phủ cỏ biển phân bố tại các vị trí mũi Lò vôi (25,61 ± 8,20; n = 33), Đất dốc (14,76 ± 5,50; n = 33) tăng mạnh so với năm 2012, riêng tại địa điểm khách sạn ATC độ phủ giảm khoảng 24% so với năm 2012 (bảng 11).

Bảng 11: Thống kê về độ phủ cỏ biển tại 5 địa điểm trong năm 2012 – 2014 Địa Điểm Giá trị thống kê – 2012 Giá trị thống kê – 2014

X SD Trung vị X SD Trung vị Đất Dốc 6,27 10,93 5,00 14,76 5,50 15 Mũi Lò Vôi 8,67 4,44 10,00 25,61 8,20 25 Trước nhà ATC cũ 64,55 16,32 60,00 42,34 15,16 42.5 Cơ động 0 0 0 20,73 5,30 20 Đầm trầu 0 0 0 8,30 2,31 8 Tính chung 26,49 29,40 10,00 22,39 14,27 20

Ở mức 15 % có tần số xuất hiện nhiều nhất (f=0,187879) và độ phủ chung thấp nhất cho 5 vị trí khảo sát là 5%, cao nhất là 75% tại điểm khách sạn ATC (chi tiết phụ lục 3).

So sánh độ phủ của cỏ biển tại 03 điểm khảo sát, năm 2014 độ phủ cỏ biển tăng 1,10%, mức tăng độ phủ của cỏ biển năm 2014 có ý nghĩa đối với môi trường biển Côn Đảo (phụ lục 6).

Vị trí điều tra khảo sát tại 5 điểm, ghi nhận sự xuất hiện 04 loài cỏ biển trên tổng số 09 loài tại Côn Đảo theo các báo cáo khoa học trước đây, trong đó loài

Tôn Trung Hải Trang 45

Halophila ovaslis có độ phủ chung cao nhất, thấp nhất là loài Thalasia hemprichii

(bảng 12, hình 4).

Bảng 12: Phân bố độ phủ trên 5 mặt cắt trong theo loài năm 2014

Loài Giá trị thống kế - 2014 (%) SD Trung vị Halodule pinifolia 7.4606 5.4072 5 Halophila ovalis 10.2000 6.43277 10 Syringodium isoetifolium 5.3030 5.00145 5 Thalasia hemprichii 6.2879 5.05589 5 Giá trị TB năm 22.3879 14.2741 20 Cụ thể:

1. Kiểm lâm Cơ động - Độ phủ:

+ Loài Halodule pinifolia: 8,3333 ± 5,6106; + Loài Halopphila ovalis: 12,3939 ± 6,2496;

- Tần suất f:

+ Loài Halodule pinifolia: 0, 3030 (5%); + Loài Halopphila ovalis: 0,.3030 (15%).

2. Đất dốc - Độ phủ:

+ Loài Halodule pinifolia: 5,0303 ± 3,3956;

Hình 5: Đồ thị độ phủ của các loài cỏ biển trên 5 điểm

khảo sát

Tôn Trung Hải Trang 46 + Loài Halopphila ovalis: 9,2727 ± 4,7845;

- Tần suất f:

+ Loài Halodule pinifolia: 0,4545 (5%); + Loài Halopphila ovalis: 0,2424 (10%).

3. Khách sạn ATC - Độ phủ:

+ Loài Halodule pinifolia: 11,6250 ± 6,3232; + Loài Halopphila ovalis: 14,9062 ± 7,7057; + Loài Syringodium isoetifolium: 8,0625 ± 4,8189; + Loài Thalasia hemprichii: 7,7500 ± 5,5880;

- Tần suất f:

+ Loài Halodule pinifolia: 0,2424 (15%); + Loài Halopphila ovalis: 0,1515 (5%, 20%); + Loài Syringodium isoetifolium: 0,3030 (5%);

+ Loài Thalasia hemprichii: 0,2727 (5%).

4. Lò vôi - Độ phủ:

+ Loài Halodule pinifolia: 8,1515 ± 4,6711; + Loài Halopphila ovalis: 10,0606 ± 5,0556; + Loài Syringodium isoetifolium: 2,4848 ± 3,3480; + Loài Thalasia hemprichii: 4,9090 ± 4,1860;

- Tần suất f:

+ Loài Halodule pinifolia: 0,3939(10%); + Loài Halopphila ovalis: 0,3636 (10%); + Loài Syringodium isoetifolium: 0,5758 (0%); + Loài Thalasia hemprichii: 0,4848 (5%).

5. Đầm trầu

+ Loài Halodule pinifolia: 3,2121 ± 1,5763; + Loài Halopphila ovalis: 5,0909 ± 1,5485;

Tôn Trung Hải Trang 47

- Tần suất f:

+ Loài Halodule pinifolia: 0,3636(4%); + Loài Halopphila ovalis: 0,2727 (4%, 5%);

4.1.1.3.2. Mật độ

Mật độ cỏ biển chung cho tất cả các loài là 9.573,333 ± 7.220,3752 cây/m2. Trong đó, loài Halophila ovalis có mật độ cao nhất 9.466,667 ± 5.860,1892 cây/m2, thấp nhất loài Syringodium isoetifolium có mật độ 3.600 ± 6.397,0581 cây/m2.

Bảng 13: Mật độ của các loài cỏ biển trên điểm khảo sát trong năm 2014 Loài Giá trị thống kế - 2014 (%) SD Trung vị Halodule pinifolia 4.880 3.668,6386 4.400 Halophila ovalis 9.466,6667 5.860,1893 7.600 Syringodium isoetifolium 3.600 6.397,0581 0 Thalasia hemprichii 5.333,3333 6.109,5875 3600 Tính chung 9.573,3333 7.220,3752 8.400

Hình 6: Đồ thị độ phủ của các loài cỏ biển tại 5 điểm điều tra khảo sát

Tôn Trung Hải Trang 48 Tại 05 điểm khảo sát điều tra mật cỏ biển (04 điểm trong vịnh Côn Sơn và điểm Đầm trầu – tây bắc Côn Đảo) không thấy sự xuất hiện của các loài Halodule uninervis, Cymodocea serrulata, Enhalus acoroides như ghi nhận của đợt khảo sát năm 2010. Có sự biến động lớn về mật độ của các loài Halophila ovalis, Halodule pinifolia, Syringodium isoetifolium và Thalasia hemprichii (Bảng 14).

Bảng 14: So sánh mật độ của các loài cỏ biển năm 2010-2014

Năm Hsp Hp Si Th Hu Cs Ea Giá trị Chung Năm 2010 244,74 78,81 218,07 0 50,96 15,41 1,19 609,19 Năm 2014 9.466,7 4.880 3.600 5.333,3 0 0 0 9.573,3333 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 Hp Ho Si Th

Tôn Trung Hải Trang 49  Cụ thể mật độ của các loài cỏ biển tại các điểm khảo sát

1. Kiểm lâm Cơ động:

+ Halophila ovalis 12.266,7 ± 4.069,398 cây/m2. + Halodule pinifolia 4.311,11±5.380,623 cây/m2.

2. Khách sạn ATC:

+ Halophila ovalis 14.888,89 ± 7.604,677 cây/m2. + Halodule pinifolia 10.177,78 ± 4.569,950 cây/m2. + Thalasia hemprichii 6.088,889 ± 7.664,927 cây/m2. + Syringodium isoetifolium 6.577,778 ± 7.970,222 cây/m2.

3. Lò vôi:

+ Halophila ovalis 8.666,667 ± 4.669,047 cây/m2. + Halodule pinifolia 6.400,000 ± 3.274,141 cây/m2. + Thalasia hemprichii 4.577,778 ± 4.391,406 cây/m2. + Syringodium isoetifolium 622,222 ± 1.866,667 cây/m2.

4. Đất dốc:

+ Halophila ovalis 11.600 ± 6.248,063 cây/m2. + Halodule pinifolia 5.066,667 ± 3.492,849 cây/m2.

5. Đầm trầu:

+ Halophila ovalis 3.200 ± 1.979,899 cây/m2. + Halodule pinifolia 2.846,333 ± 2.070,609 cây/m2.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 Hsp Hp Si Th Hu Cs Ea Giá trị TB Chung Năm 2010 Năm 2014 Hình 8: Đồ thị mật độ cỏ biển năm 2010 – 2014

Tôn Trung Hải Trang 50

4.1.2. Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến quần xã cỏ biển Côn Đảo

Cỏ biển đang đấu tranh cho môi trường sống của chúng, nhiều hoạt của con người đang phá hủy những giá trị sinh thái môi trường do những quần xã cỏ biển mang lại, những áp lực lên cỏ biển phụ thuộc vào bản chất và mức độ của những mối đe dọa đến môi trường. Nếu bị tác động bởi lá cây trên mặt đất (che phủ), cỏ biển sẽ tự phục hồi trong vài tuần sau đó, tuy nhiên khi có những tác động đến thân rễ và rễ thì khả năng tự phục hồi của cỏ biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có thể không bao giờ hồi phục được (Zieman et al . 1984, Fonseca et al . 1988)

Đe dọa đến sinh trưởng và phát triển của cỏ biển gồm yếu tố con người và tự nhiên. Mối đe dọa đến quần xã cỏ biển Côn Đảo có liên quan đến cộng đồng dân cư trên đảo bao gồm:

 Nhóm nước thải: Thị trấn Côn Đảo thuộc đảo chính được quy hoạch trãi dài ven bờ biển, hiện tại Côn Đảo chưa có hồ tập trung nước thải, nước thải sinh hoạt của các hộ dân và nước thải từ các cơ sở chủ yếu được xử lý bằng bể tự ngấm, lượng nước thải này một phần ngấm xuống lòng đất phần còn lại thoát ra biển theo đường cỗng dẫn, nhất là vào mùa mưa. Chất hóa học có trong nước thải gây ra rất nhiều vấn đề trên biển, vì chúng là chất dinh dưỡng cho tảo, tảo sinh trưởng nhanh chóng khi tiếp xúc với chúng, cuối cùng khi tảo chết , vi khuẩn bắt đầu phân hủy chúng nhưng để phân hủy tất cả các loại tảo này các vi khuẩn cần nhiều oxy dó đó, các vi khuẩn sử dụng oxy từ nước và làm giảm lượng oxy cho các sinh vật biển khác, sự tập trung tảo và vi khuẩn tích tụ trong nước gây khó khăn cho ánh sáng mặt trời đi qua nước đến tầng đáy sinh trưởng của cỏ biển điều này làm cho các quần xã cỏ biển gặp khó khăn khi tổng hợp oxy thông qua quá trình quang hợp. Sau cùng các vi khuẩn có thể sử dụng hết các oxy trong nước sẽ làm các quần xã cỏ biển chết đi.

 Nhóm hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, đê chắn sóng tạo nên những đám bụi gạch và xi măng... theo gió hoặc theo nguồn nước ra biển một cách không kiểm soát, chúng lắng đọng nền đáy nơi có các quần xã cỏ biển sinh sống bám vào lá, thân, rễ của cỏ biển ngăn cản sự trao đổi chất của cỏ biển với môi trường nước, ở

Tôn Trung Hải Trang 51 mức độ nhẹ cỏ biển có khả năng tự phục hồi và sẽ mất đi các quần xã cỏ biển khi sự ảnh hưởng này nghiêm trọng hơn, đồng thời làm thay đổi lưới thức ăn trong môi trường biển mà cỏ biển là một mắt xích quan trọng. Đô thị hóa ven bờ biển liên quan đến tăng xói lở bờ biển là vấn đề chính ở những vùng biển du lịch và ảnh hưởng đến thảm cỏ biển và các hệ sinh thái khác.

 Nhóm hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch có thể kể đến ở đây là rác thải từ cộng đồng địa phương và khách du lịch, neo thả của các phương tiện đánh bắt ven bờ trên các khu vực mũi Lò vôi, trước khách sạn ATC các hoạt động ven bờ biển của du khách khi triều xuống...vv. Vùng ven biển trở thành tâm điểm của các dịch vụ xã hội và cộng đồng dân cư. Hoạt động cảng cũng gây ra áp lực lớn cho các thảm cỏ biển cận kề do sự tăng độ đục và các chất dinh dưỡng xâm nhập bởi sự đi lại của tàu thuyền.

4.1.2. Giải pháp bảo tồn đối với hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo

Vị trí phân bố của các quần xã cỏ biển nằm trong vùng biển được quy hoạch cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, do đó căn cứ vào quy định hiện hành chúng thuộc quyền quản lý của UBND huyện. Tuy nhiên, tầm quan trọng của HST cỏ biển hầu như không nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, chúng được Ban quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo ghi nhận và theo dõi vì đây được xem là nguồn thức ăn chính cho quần thể Dugong hiện có ở vùng biển Côn Đảo.

Các vùng phân bổ cỏ biển được Ban quản lý Vườn quốc Côn Đảo đánh dấu tọa độ trên bản đồ và không có sự phân vùng rõ ràng ngoài thực địa, khu vực biển trước khách sạn ATC và mũi Lò vôi tàu thuyền ngư dân địa phương neo đậu, đây cũng được xem là nguyên nhân làm suy giảm quần xã cỏ biển.

Các dự án biển đã và đang thực hiện tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo thường quan tâm đến đối rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô và sinh vật đáy sinh sống phụ thuộc trong rạn san hô....

Công tác giáo dục môi trường được thực hiện hàng năm cho đối tượng lực lượng vũ trang, cộng đồng địa phương, các cơ sở kinh doanh ăn uống, hải sản, đồ

Tôn Trung Hải Trang 52 lưu niệm, khách du lịch và ngư dân các tỉnh khác có hoạt động trên vùng biển Côn Đảo, cụ thể:

 Giáo dục học sinh tiểu học, trung học cơ sở thông qua chương trình câu lạc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)