Hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 41 - 44)

Đa dạng sinh học là một tập hợp các Hệ sinh thái, trong một tập hợp có nhiều Hệ sinh thái thể hiện mức độ Đa dạng sinh học. Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa:

Tôn Trung Hải Trang 35  Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên và Hệ sinh thái tự nhiên mới:

 Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.

 Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác. Vườn quốc gia Côn Đảo (VQG) đáp ứng 5 tiêu chí theo công ước Ramsar gồm mẫu chuẩn về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên ở vùng biển phía Đông-Nam của Việt Nam và của khu vực; là nơi phân bố của các loài cực kỳ nguy cấp và các quần xã sinh thái đang bị đe dọa; Vườn Quốc gia Côn Đảo đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động, thực vật có ý nghĩa trong việc duy trì đa dạng sinh học quan trọng tại Việt Nam và của khu vực; hỗ trợ cho các loài động, thực vật đang trong giai đoạn quyết định vòng đời, là nơi trú ẩn cho các loài này khi chúng gặp điều kiện nguy hiểm; là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật thủy sinh, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và đường di cư mà nhờ đó các loài động vật này có thể sinh sôi, nảy nở tại khu vực biển phía Đông Nam của Việt Nam và của khu vực. VQG Côn Đảo được công nhận là khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới, khu thứ 6 của Việt Nam sau các khu Ramsar như khu Ramsar Giao Thủy-Nam Định, khu Ramsar Bàu Sấu thuộc VQG Tiên-Đồng Nai, khu Ramsar hồ Ba Bể-Bắc Cạn, khu Ramsar Tràm Chim Đồng Tháp. Điểm đặc trưng của VQG Côn Đảo là khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời cũng là cơ hội để Côn Đảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị khoa học Vườn Quốc gia Côn Đảo theo quan điểm và định hướng của Chính phủ tại Quyết định 364/2005/QĐ-TTg về phê duyện tổng thể đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Côn Đảo là quần đảo nằm cách xa đất liền, phát triển kinh tế ở Côn Đảo chủ yếu là dịch vụ nghề cá và du lịch, với sự đa dạng sinh học rừng và biển là điểm mạnh cho du lịch sinh thái ở Côn Đảo. Tuy nhiên, cơ hội song hành cùng thử thách và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học bởi

Tôn Trung Hải Trang 36 các nguyên nhân khách quan và chủ quan của cấp quản lý do đó nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại đây nhất là đa dạng sinh học biển ngoài việc được sự quan tâm hỗ trợ của hệ thống quản lý nhà nước, các tổ chức Phi chính phủ, cần thiết phải có một cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và Ban quản lý VQG Côn Đảo trong việc xây dựng và vận hành mạng lưới bảo tồn dựa vào cộng động. Hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo một mắc xích quan trọng trong hệ sinh thái biển Côn Đảo chính mắc xích này đã tạo nên một hệ thống sinh thái biển đảo đặc trưng cho quần đảo Côn Đảo do đó, quản lý bảo vệ tốt mắc xích quan trọng này trước áp lực kinh tế (chủ yếu ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ nghề cá) ô nhiễm môi trường nước do gia tăng dân số cơ học là nhiệm vụ của cộng đồng sinh sống trên đảo. Đề tài: “Nghiên

cứu giải pháp bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đóng góp một phần nâng cao giá trị và vị trí của

hệ sinh thái cỏ biển và “đưa lại” sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà bảo tồn trong việc quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên biển cho tương lai.

Tôn Trung Hải Trang 37

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 41 - 44)