Phương pháp điều tra hiện trạng hệ sinh thái cỏ biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 45 - 47)

3.2.2.1. Xác định mặt cắt

Trên cơ sở bản đồ xác định vị trí thảm cỏ biển trong vùng vịnh Côn Sơn lựa chọn địa điểm giám sát cần phải thể hiện tính đại diện của quần thể cỏ biển của khu vực. Sử dụng tất cả những thông tin có sẵn đã thu thập được để xác định hiện trạng thảm cỏ biển, khu vực và vị trí điểm giám sát có thể được chọn. Điểm giám sát tốt nhất là điểm có:

 Quần thể cỏ biển điển hình cho cả khu vực.  Quần thể cỏ biến ít biến động.

 Địa điểm đi lại và hậu cần thuận tiện.

Mục đích của việc giám sát là để tìm ra bất kỳ sự thay đổi rõ rệt nào trong thảm cỏ biến, không nhất thiết là sự thay đổi giữa các mặt cắt trong một thảm cỏ biến:

 Chắc chắn rằng vị trí giám sát bằng phẳng – địa hình không lồi lõm trộn lẫn đụn cát hoặc bùn.

 Đảm bảo rằng vị trí này là môi trường sống ưu thế của cỏ biến.  Quần thể cỏ biển có thể là đại diện cho khu vực đó.

 Sự hiện diện của có biển có độ phủ tương đồng xuyên suốt mặt cắt.

Số lượng các tiểu vùng hay khu vực cần tiến hành điều tra khảo sát chi tiết thảm cỏ biển thay đổi theo phạm vi của thảm cỏ biển trên thực tế với giả thiết loại cỏ biển trên mỗi tiểu vùng hay khu vực là đồng nhất.

Tôn Trung Hải Trang 39

Bảng 6: Số lượng các tiểu vùng, khu vực điều tra, khảo sát chi tiết

TT Phạm vi (diện tích) của thảm cỏ

biển vực) điều tra, khảo sát chi tiết Số lượng các tiểu vùng (khu

1 Nhỏ hơn 1 ha 1

2 Từ 1 km2 đến 10 km2 2

3 Từ 10 km2 đến 100 km2 3

4 Lớn hơn 100 km2 4

* Số lượng mặt cắt (vuông góc với đường bờ) cần đặt tại mỗi tiểu vùng hay khu vực khảo sát chi tiết thay đổi tùy theo chiều dài và mức độ đồng nhất của đường bờ.

3.2.2.2. Thu thập số liệu trong quá trình điều tra

 Xác định loại hình nền đáy thảm cỏ biển; dùng tay để cảm quan, xác định cấu trúc trầm tích đáy.

 Mô tả nền đáy theo các loại: cát, cát mịn, cát mịn/bùn.

 Ước tính mật độ, % độ che phủ của rong, tảo, thực vật biểu sinh.  Mỗi vị trí tiến hành lập 3 mặt cắt mỗi mặt cắt (50m) vuông góc với bờ;

 Khảo sát về độ phủ: trên mỗi mặt cắt khảo sát về độ phủ cỏ biển theo từng loài, thực hiện cứ 5m lập một ô (kích thước 0,5m x 0,5m) theo phía bên phải của mặt cắt tính từ bờ ra (bảng giám sát độ phủ - phụ lục 1)

Bảng 7: Phân loại nền đáy thảm cỏ biển theo thành phần, kích thước hạt

TT Nền đáy Mô tả

1 Bùn Kết cấu mịn, nhuyễn và dính; kích thước hạt nhỏ hơn 63 m.

2 Cát mịn Kết cấu khá mịn, có thể phát hiện những thành phần thô; không dính; kích thước hạt từ 63 m đến nhỏ hơn 0.25 mm. 3 Cát Hạt cát tương đối thô; các hạt có thể phân biệt được với nhau rõ rệt; kích

thước hạt từ 0.25 mm đến nhỏ hơn 0.5 mm.

4 Cát thô Kết cấu cát thô; thành phần hạt rời rạc; kích thước hạt từ 0.5 mm đến nhỏ hơn 1 mm.

5 Cuội sỏi Kết cấu hạt rất thô, bao gồm cả cuội sỏi và đá nhỏ; kích thước hạt lớn hơn 1 mm.  Khảo sát về mật độ: trên mỗi mặt cắt khảo sát về mật độ cỏ biển theo từng loài, thực hiện cứ 25m lập một ô (kính thước 0,25m x 0,25m), theo phía bên tay trái

Tôn Trung Hải Trang 40 tính từ bờ ra, thu toàn bộ cỏ biển trong ô, phân loại, đếm số lượng theo loài (bảng giám sát mật độ - phụ lục 1). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Khảo sát sinh vật và các tác động khác: ghi nhận các sinh vật trong quá trình điều tra; đường ăn của Dugong (phân theo 3 nhóm chiều rộng 12-13cm; 15-18cm; 19-22cm); các tác động xấu đến thảm cỏ như các đường neo, rác…. Vùng khảo sát mỗi bên mặt cắt (2,5+2,5)m x 50m (250m2/mỗi mặt cắt), (bảng giám sát sinh vật đáy- phụ lục 1).

 Chụp ảnh khung chuẩn (bao gồm cả phần nhãn để nhận biết vị trí của khung), lưu lại số hiệu điểm chụp ảnh. Ảnh chụp phải vuông góc với bề mặt mẫu nhằm hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng đến ảnh mẫu. Sử dụng máy quay dưới nước để so sánh sự thay đổi của mẫu trong thời gian ngắn. Ảnh phải được chụp trước khi tiến hành các điều tra khác nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của trầm tích đáy gây ra do quá trình di chuyển của người khảo sát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 45 - 47)