Một số khái niệm cơ bản trong bảo tồn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 36)

2.5.1. Đa dạng sinh học

Thuật ngữ "Đa dạng sinh học" lần đầu tiên được Norse and McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền và đa dạng sinh thái. Thuật ngữ “Đa dạng sinh học” được thể hiện theo từng cách hiểu khác nhau phụ thuộc vào hướng tiếp cận và luôn được bổ sung, đồng thời phụ thuộc vào định hướng chiến lược bảo tồn từng đối tượng tài nguyên thiên nhiên của từng Quốc gia:

 Theo Công ước về Đa dạng sinh học (1992), đa dạng sinh học có nghĩa là tính biến thiên (đa dạng) giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thuỷ vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học.

 Theo Luật Đa dạng sinh học năm (2008), đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

 Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm (2005), đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

 Theo Tổ chức lương thực Thế giới (FAO), tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

Tôn Trung Hải Trang 30  Theo Reid & Miller (1989), sự đa dạng của các sinh vật trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen, các loài và các hệ sinh thái.

Theo Fiedler & Jain, 1992, toàn bộ sự đa dạng và sự khác nhau giữa các sinh

vật sống và trong chính sinh vật đó, các tổ hợp sinh vật và các hệ sinh thái hướng sinh cảnh. Thuật ngữ bao gồm các mức đa dạng hệ sinh thái, loài và sinh cảnh, cũng như trong một loài.

Như vậy, các khái niệm “Đa dạng sinh học” dù tiếp cận dưới góc độ nào luôn thể hiện mối quan hệ tất yếu giữa các giống, loài trong quá trình tiến hóa và phát triển cùa loài người.

2.5.2. Các mức độ đa dạng sinh học:

Đa dạng sinh học lấy đối tượng là toàn bộ sinh vật sống trên trái đất, sự đa dạng của đời sống sinh vật được làm rõ bằng nhiều cách khác nhau. Một số hướng của sự đa dạng này có thể bắt đầu được tạo nên nhờ vào phân biệt giữa các yếu tố khác nhau.

+ Đa dạng di truyền: bao gồm các thành phần các mã di truyền cấu trúc nên cơ

thể sinh vật và sự sai khác về di truyền giữa các cá thể trong một quần thể và giữa các quần thể với nhau. Đa dạng di truyền thể hiện sự khác nhau giữa các loài và trong nội bộ loài và thường là kết quả của tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể.

+ Đa dạng loài: bao gồm tất cả loài trên trái đất. Mỗi loài thường được xác định

theo một trong hai cách. Thứ nhất, một loài được xác định là một nhóm các cá thể có những đặc tính hình thái, sinh lý, sinh hoá đặc trưng khác biệt với những nhóm cá thể khác (định nghĩa về hình thái của loài). Thứ hai là một loài có thể được phân biệt như là một nhóm cá thể có thể giao phối giữa chúng với nhau để sinh sản thế hệ con cái hữu thụ và không thể giao phối sinh sản với các cá thể của các nhóm khác.

+ Đa dạng về hệ sinh thái: Được xem là thước đo sự phong phú về sinh cảnh,

nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Sự đa dạng này được phản ảnh quan trọng nhất bởi sự đa dạng về sinh cảnh, các quần xã sinh vật và các quá

Tôn Trung Hải Trang 31 trình sinh thái trong sinh quyển. Rừng nhiệt đới thường xanh đã phân thành nhiều tầng và các thuỷ vực cũng phân thành các tầng nước khác nhau về thuỷ lý, thuỷ hoá để sử dụng tối ưu năng lượng của hệ sinh thái và tạo cho tính đa dạng sinh học càng cao. Môi trường vật lý, đặc biệt là các Chu trình sinh địa hóa ảnh hưởng đến cấu trúc và đặc điểm của quần xã sinh vật, quyết định địa điểm đó sẽ là rừng, đồng cỏ, sa mạc hay đất ngập nước. Quần xã sinh vật cũng có thể biến đổi tính chất vật lý của hệ sinh thái. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài sử dụng một nhóm tài nguyên nhất định, tạo thành tổ sinh thái của loài đó. Tổ sinh thái cho một loài thực vật có thể bao gồm loại đất mà loài đó sống, lượng ánh sáng mặt trời và độ ẩm mà loài đó cần, kiểu hệ thống thụ phấn và cơ chế phát tán của hạt….

(Nguồn: Giáo trình Đa dạng sinh học. PGS. Tiến sĩ Tôn Thất Pháp).

Bảng 3: Mức độ đa dạng sinh học

Đa dạng loài Đa dạng di truyền Đa dạng sinh thái

Giới (Kingdom) Quần thể (Population) Sinh đới (Biome)

Ngành (Phyla) Cá thể (Individual) Vùng sinh thái (Bioregion) Lớp (Class) Nhiễm sắc thể(Chromosome) Cảnh quan (Landscape)

Bộ (Order) Gene Hệ sinh thái (Ecosystem)

Họ (Family) Nucleotide Nơi ở (Habitat)

Giống (Genera) Tổ sinh thái (Niche)

Loài (Species)

(Nguồn: Giáo trình Đa dạng sinh học. PGS. Tiến sĩ Tôn Thất Pháp, trích dẫn).

2.5.3. Khu Bảo tồn

Tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng do đó công tác quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cần được quy hoạch có quy mô về không gian và được bảo vệ bởi hành lang pháp lý cụ thể của từng Quốc gia, hoặc vùng, khu vực hoặc mang tính toàn cầu. Sự ra đời của các khu BTTN đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học tài nguyên rừng và đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng. Định nghĩa của IUCN (1994), khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ bản của khu BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên

Tôn Trung Hải Trang 32 thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khác”.

Hệ thống phân hạng quốc tế khu BTTN đầu tiên được IUCN xây dựng và công bố năm 1978 có 10 phân hạng được cập nhật năm 1994, được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và trong các hoạt động quốc tế như làm cơ sở cho xây dựng “Danh Mục các khu BTTN của Liên Hiệp Quốc năm 1993”.

Bảng 4: Phân hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên

Stt Phân hạng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới năm 1994

1 2 3 4 5 6 7

Khu dự trữ thiên nhiên (Strict Nature Reserve) Khu bảo vệ hoang dã (Wildeness Area)

Vườn Quốc Gia (National Park)

Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/Natural Landmark) Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh (Habitat/Species Management Area)

Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/biển (Protected Landscape/Seascape)

Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên (Managed Resource Protected Area)

 Nguyên tắc quan trọng của Hệ thống phân hạng khu BTTN 1994 như sau:  Các phân hạng căn cứ vào mục đích quản lý, không thể hiện hiệu quả quản lý.  Đây là hệ thống phân hạng quốc tế.

 Tên các khu BTTN có thể thay đổi tuỳ từng quốc gia.  Tất cả các phân hạng đều quan trọng.

 Các phân hạng thể hiện mức độ can thiệp của con người tăng dần từ phân hạng I đến phân hạng VI.

2.5.3.1. Mục tiêu Khu BTTN: Mục tiêu quản lý các khu BTTN rất đa dạng, trong đó

có các mục tiêu sau:

 Nghiên cứu khoa học.  Bảo vệ đời sống hoang dã.

 Bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.  Duy trì các dịch vụ môi trường.

Tôn Trung Hải Trang 33  Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hoá.

 Du lịch và nghỉ dưỡng.  Giáo dục.

 Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên.  Gìn giữ các bản sắc văn hoá và truyền thống.

 Việc xắp xếp một khu BTTN vào một phân hạng nhất định cần căn cứ vào mục tiêu quản lý chủ đạo của khu BTTN đó.

Bảng 5: Mối quan hệ giữa mục tiêu quản lý và các phân hạng khu BTTN

Mục tiêu quản lý I I II III IV V VI

Nghiên cứu khoa học 1 3 2 2 2 2 3 Bảo vệ đời sống hoang dã 2 1 2 3 3 - 2 Bảo vệ đa dạng loài và gen 1 2 1 1 1 2 1 Gìn giữ các dịch vụ môi trường 2 1 1 - 1 2 1 Bảo vệ các đặc điểm tự nhiên và văn hoá - - 2 1 3 1 3 Du lịch và nghỉ dưỡng - 2 1 1 3 1 3

Giáo dục - - 2 2 2 2 3

Sử dụng bền vững tài nguyên của hệ sinh thái tự nhiên - 3 3 - 2 2 1 Gìn giữ các bản sắc văn hoá và truyền thống - - - 1 2 “Hệ thống phân hạng khu BTTN của IUCN không có ý định đặt ra những tiêu chuẩn hoặc làm hình mẫu chính xác để áp dụng ở cấp quốc gia. Các khu BTTN được thành lập trước tiên để đáp ứng các yêu cầu của địa phương và quốc gia, sau đó được “đặt tên” và gắn với các phân hạng của IUCN căn cứ vào mục tiêu quản lý”.

(Nguồn: Hướng dẫn Quản lý Khu BTTN – Một số Kinh nghiệm và bài học Quốc tế. IUCN, 2008).

2.5.4. Vườn Quốc gia

Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm:

Tôn Trung Hải Trang 34  Vườn quốc gia.

 Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh.

 Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.

 Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

(Nguồn: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, 2004) Vườn quốc gia được hiểu một cách khái quát: là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động - thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người.

Tiêu chí thành lập Vườn Quốc gia

 Có ít nhất 01 mẫu chuẩn hệ sinh thái đặc trưng của một vùng sinh thái hoặc của quốc gia, quốc tế; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 10.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.

 Có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có thể bảo tồn sinh cảnh trên 05 loài sinh vật nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật; có diện tích liền vùng tối thiểu trên 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên; diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải nhỏ hơn 5%.

 Có giá trị đặc biệt quan trọng về bảo vệ cảnh quan, nghiên cứu thực nghiệm khoa học của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2.5.5. Hệ sinh thái

Đa dạng sinh học là một tập hợp các Hệ sinh thái, trong một tập hợp có nhiều Hệ sinh thái thể hiện mức độ Đa dạng sinh học. Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa:

Tôn Trung Hải Trang 35  Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên và Hệ sinh thái tự nhiên mới:

 Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.

 Hệ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác. Vườn quốc gia Côn Đảo (VQG) đáp ứng 5 tiêu chí theo công ước Ramsar gồm mẫu chuẩn về sự độc đáo, hiếm và đại diện cho một kiểu đất ngập nước tự nhiên ở vùng biển phía Đông-Nam của Việt Nam và của khu vực; là nơi phân bố của các loài cực kỳ nguy cấp và các quần xã sinh thái đang bị đe dọa; Vườn Quốc gia Côn Đảo đóng vai trò hỗ trợ cho các loài động, thực vật có ý nghĩa trong việc duy trì đa dạng sinh học quan trọng tại Việt Nam và của khu vực; hỗ trợ cho các loài động, thực vật đang trong giai đoạn quyết định vòng đời, là nơi trú ẩn cho các loài này khi chúng gặp điều kiện nguy hiểm; là nơi cung cấp nguồn thức ăn quan trọng cho các loài động vật thủy sinh, là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và đường di cư mà nhờ đó các loài động vật này có thể sinh sôi, nảy nở tại khu vực biển phía Đông Nam của Việt Nam và của khu vực. VQG Côn Đảo được công nhận là khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới, khu thứ 6 của Việt Nam sau các khu Ramsar như khu Ramsar Giao Thủy-Nam Định, khu Ramsar Bàu Sấu thuộc VQG Tiên-Đồng Nai, khu Ramsar hồ Ba Bể-Bắc Cạn, khu Ramsar Tràm Chim Đồng Tháp. Điểm đặc trưng của VQG Côn Đảo là khu Ramsar biển đầu tiên của Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học đồng thời cũng là cơ hội để Côn Đảo phát triển bền vững, nâng cao giá trị khoa học Vườn Quốc gia Côn Đảo theo quan điểm và định hướng của Chính phủ tại Quyết định 364/2005/QĐ-TTg về phê duyện tổng thể đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Côn Đảo là quần đảo nằm cách xa đất liền, phát triển kinh tế ở Côn Đảo chủ yếu là dịch vụ nghề cá và du lịch, với sự đa dạng sinh học rừng và biển là điểm mạnh cho du lịch sinh thái ở Côn Đảo. Tuy nhiên, cơ hội song hành cùng thử thách và nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học bởi

Tôn Trung Hải Trang 36 các nguyên nhân khách quan và chủ quan của cấp quản lý do đó nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại đây nhất là đa dạng sinh học biển ngoài việc được sự quan tâm hỗ trợ của hệ thống quản lý nhà nước, các tổ chức Phi chính phủ, cần thiết phải có một cơ chế phối hợp giữa chính quyền địa phương và Ban quản lý VQG Côn Đảo trong việc xây dựng và vận hành mạng lưới bảo tồn dựa vào cộng động. Hệ sinh thái cỏ biển Côn Đảo một mắc xích quan trọng trong hệ sinh thái biển Côn Đảo chính mắc xích này đã tạo nên một hệ thống sinh thái biển đảo đặc trưng cho quần đảo Côn Đảo do đó, quản lý bảo vệ tốt mắc xích quan trọng này trước áp lực kinh tế (chủ yếu ngành dịch vụ du lịch và dịch vụ nghề cá) ô nhiễm môi trường nước do gia tăng dân số cơ học là nhiệm vụ của cộng đồng sinh sống trên đảo. Đề tài: “Nghiên

cứu giải pháp bảo tồn hệ sinh thái cỏ biển tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đóng góp một phần nâng cao giá trị và vị trí của

hệ sinh thái cỏ biển và “đưa lại” sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà bảo tồn trong việc quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên biển cho tương lai.

Tôn Trung Hải Trang 37

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Nội dung nghiên cứu

3.1.1.Xác định hiện trạng, diện tích hệ sinh thái Cỏ biển trong hợp phần bảo tồn biển Vườn Quốc gia Côn Đảo.

 Bản đồ vị trí khu vực có sự hiện diện cuả thảm cỏ biển.  Xác định diện tích, mật độ, độ phủ của thảm cỏ biển.

 So sánh biến động diện tích, mật độ, độ phủ thành phần loài từ năm 2010 đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo tồn Cỏ biển (Sea grass) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)