Địa lí ngành dịch vụ 1.Giao thông vận tải:

Một phần của tài liệu Địa lí tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 45)

I. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ YẾU 1 Địa lí ngành nông nghiệp

3. Địa lí ngành dịch vụ 1.Giao thông vận tải:

3.1.Giao thông vận tải:

Giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng, đó là huyết mạch của nền kinh tế. Giao thông vận tải vừa góp phần trực tiếp vào sản xuất (vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển sản phẩm) vừa mang tính chất dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu đi lại sinh hoạt của mọi người dân.

+ Các loại hình vận tải:

Thái Nguyên hiện có 3 loại hình vận tải:

• Đường bộ:

Đến nay, Thái Nguyên đã có tổng chiều dài đường bộ là 4577,3 km, trong đó đường quốc lộ 183 km.

Đường lộ tỉnh 255 km, đường huyện trên 869 km, đường nội thị trên 55,3 km và đường xã quản lí trên 3215km. Phong trào "bê tông hoá" đường giao thông nông thôn đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh.

Đường quốc lộ 3: Nối liền Hà Nội với Cao Bằng đoạn trên đất Thái Nguyên qua huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Lương. Quốc lộ 1B: Từ Thái Nguyên đi Đồng Đăng (Lạng Sơn) qua huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai.

Đường liên tỉnh: Quốc lộ 37: đoạn trên đất Thái Nguyên (là đường 19 cũ và đường 13A cũ), qua huyện Phú Bình, Thành Phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ. Đường 16 từ Đồng Hỷ sang Bố Hạ (Bắc Giang). Đường trong tỉnh, có đường từ điểm KM31 trên quốc lộ 3 đi Định Hoá.

• Đường sắt: Có 3 tuyến đường sắt với tổng chiều dài 74,5 km. Tuyến Quan Triều (thành phố Thái nguyên) đến Đa Phúc (Hà Nội) qua thị xã Sông Công, huyện Phổ yên dài 31km, vận chuyển hành khách và hàng hoá. Tuyến Quan Triều đi Núi Hồng dài 33,5km, chủ yếu để vận chuyển than và tuyến Thái Nguyên - Kép (Bắc Giang) qua Trại Cau; đoạn Lưu Xá - Khúc Rồng dài 10 km chủ yếu vận chuyển quặng phục vụ khu Gang thép.

• Đường sông: Từ cảng sông ở Đa Phúc (Thái Nguyên) có 2 tuyến đường sông chính là tuyến Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km và tuyến Đa Phúc - Hồng Gai dài 211 km. Đường sông nội tỉnh có tuyến thành phố Thái Nguyên - Phú Bình dài 16km (hiện nay phương tiện cơ giới không hoạt động được).

+ Phát triển giao thông vận tải.

Khối lượng hành khách vận chuyển thực hiện trên địa bàn.

ĐVT: 1000 người

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 1.420 1.581 1.975 2.455 2.547 3.224

Đ. Bộ 1.420 1.581 1.975 2.322 2.475 3.093

Đ. Thuỷ 133 72 131

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên – 2007

Khối lượng hàng hoá vận chuyển thực hiện trên địa bàn.

ĐVT: 1000 tấn

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Tổng số 2.906 3.489 4.452 6.128 7.358 7.942

Đ. Bộ 2.869 3.548 4.429 6.107 7.346 7.936

Đ. Thuỷ 37 31 23 21 12 6

Nguồn: Niêm giám thống kê Thái Nguyên - 2007

Ở Thái Nguyên khối lượng hành khách vận chuyển và nhất là hàng hoá vận chuyển trên địa bàn tăng khá nhanh, chủ yếu chuyển theo đường bộ bởi tính cơ động và tiện dụng của loại hình vận tải này.

Mạng lưới bưu chính viễn thông của Thái Nguyên liên tục phát triển nhằm góp phần phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. Năm đầu mới tái lập tỉnh Thái Nguyên có mật độ 1,23 máy điện thoại cố định/100 dân, đến năm 2007 đạt 16,60 máy /100 dân và đang có tốc độ tăng nhanh.

Đến nay 180/180 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có đường điện thoại và bưu điện văn hoá xã hoặc bưu cục.

Tình hình phát triển số máy điện thoại trong tỉnh.

ĐVT: Máy

Năm 2000 2004 2005 2006 2007

Tổng số 23.754 97.921 127.303 158.017 189.683

Cố định 21.887 60.427 74.206 84.490 97.123

Di động 1.867 37.494 53.097 73.527 92.560

(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2007)

Bưu điện tỉnh đã mở thư 2 lần trong ngày cho tuyến Thái Nguyên - Hà Nội, thực hiện dịch vụ chuyển phát nhanh, tổ chức giao nhận 3 chuyến thư trong ngày, nâng thêm một bước gia tăng tốc độ vận chuyển. Đến nay 100% số phường, xã trong toàn tỉnh đã có báo đến trong ngày. Mạng lưới phát thanh - truyền hình đã phủ sóng trên tất cả các xã trong tỉnh.

3.3.Thương mại.

+ Nội thương.

Trong những năm qua, dịch vụ thương mại của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

• Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế trên địa bàn tỉnh tăng nhanh: Năm 2000: 1421,5 tỷ đồng, Năm 2006 tăng lên 3.980,2 tỷ đồng.

• Mạng lưới thương mại phát triển rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Số cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã phát triển mạnh:

Số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Số cơ sở 19.296 20.390 21.666 26.655 26.185 26.941

Đến nay trên toàn tỉnh có 129 chợ trong đó có 2 chợ loại I; 7 chợ loại II; 11 chợ do các huyện, thành quản lí; 33 chợ do thị trấn, xã, phường quản lí.

+ Ngoại thương:

Nhìn chung hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Nguyên có những bước phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng sản phẩm. Số doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tăng. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng và tương đối ổn định. Tuy nhiên kết quả hoạt động XNK chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Thái Nguyên tập trung vào 3 nhóm hàng chính: Sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2006 là: thiếc thỏi (180 tấn), chè các loại (7685) tấn, sản phẩm may (2.789 nghìn sản phẩm), giầy đế (4.915 tấn), quặng kẽm (5000 tấn), quặng ti tan (24.445 tấn), gang (3327 tấn), thép cán (14.703 tấn)…

Mặt hàng nhập chủ yếu năm 2006 là: phôi thép (338.308 tấn). Sắt các loại (16.082 tấn), than cốc (45.010 tấn), than mỡ (41.540 tấn), gạch, bột chịu lửa (1.922 tấn), phân bón (3.500 tấn) … (*).

(*) Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2007

Kim ngạch xuất nhập khẩu hang hoá trên địa bàn

(ĐVT: 1000 USD)

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Xuất nhập khẩu 20.500 115.600 164.890 170.460 226.590

Xuất khẩu 18.500 24.301 29.223 35.435 53.023

Nhập khẩu 2.000 91.299 135.667 135.025 173.567

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2006 và 2007

Thị trường xuất khẩu của Thái Nguyên có xu hướng mở rộng cả 2 chiều; thứ nhất là duy trì thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á (chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu) và Đông Âu; thứ hai là mở rộng sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ (đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ). Từ năm 2000, hàng xuất khẩu của Thái Nguyên đã có mặt ở 14 quốc gia trên thế giới.

3.4. Du lịch

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng và tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Thái Nguyên lại ở vào vị trí kề sát các tỉnh đồng bằng và thủ đô Hà Nội nên càng có điều kiện thu hút nhiều du khách.

Về tài nguyên du lịch sinh thái có nhiều danh thắng tại các vùng núi đá vôi như: hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, động Người Xưa (Võ Nhai), khu danh thắng Chùa Hang (Đồng Hỷ), danh thắng nổi tiếng hồ Núi Cốc (Đại Từ), thác 7 tầng Khuôn Tát (Định Hoá). Từ vùng trung du đến vùng núi rừng cảnh quan tươi đẹp với những rừng cọ, đồi chè bát ngát xanh tươi.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Thái Nguyên thật phong phú, độc đáo với 12 di tích khảo cổ, 479 di tích lịch sử, 116 di tích kiến trúc nghệ thuật, 223 di tích tín ngưỡng … đến nay đã có 75 di tích lịch sử - văn hoá được xếp hạng, Khu di tích khảo cổ học Thần Sa, với những di chỉ của con người thời tiền sử sống cách đây trên 3 vạn năm. Di tích đền Đuổm (Phú Lương) nơi thờ vị Thượng đẳng thần Dương Tự Minh- thời nhà Lý. Di tích Núi Văn - Núi Võ (Đại Từ) gắn liền với danh tướng Lưu Nhân Chú- thời nhà Lê. Di tích cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 (thành phố Thái Nguyên) lưu danh các lãnh tụ nghĩa quân Đội Cấn, Lương Ngọc Quyến. Đặc biệt là quần thể di tích ATK Định hóa. Nơi Bác Hồ và Trung ương Đảng, Chính phủ ở và làm việc để lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp. "Là quần thể di tích quan trọng vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX"..

Thái Nguyên còn hội tụ nền văn hoá đặc sắc của nhiều dân tộc, nơi diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc trong năm, nơi có Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Với lợi thế về các tài nguyên du lịch như trên nên những năm qua hoạt động du lịch đã thu hút ngày càng nhiều du khách. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 96 cơ sở lưu trú, khách sạn với 1700 phòng nghỉ. Một số khách sạn được xếp hạng "2 sao", "3 sao". Các tuyến đường tới các khu du lịch được được nâng cấp.

Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc đang được qui hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm vùng đông bắc. Khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa (trong đó có nhà tưởng niệm Chủ Tịch Hồ Chí Minh). Cùng với khu di tích Tân Trào- Sơn Dương (Tuyên Quang) và khu di tích Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã và đang được nhà nước đầu tư tôn tạo. Trong tương lai sẽ trở thành một khu di tích đặc biệt quan trọng, một khu du lịch trọng điểm của nước ta.

Năm 2007 Thái Nguyên được Chính phủ chọn để tổ chức "Năm du lịch Quốc gia Thái Nguyên - 2007" với chủ đề "Về với Thủ đô gió ngàn, Chiến khu Việt Bắc". Số lượt khách du lịch tăng nhanh: Năm 2000: 20.570; Năm 2002: 232,142; Năm 2003: 310.000 lượt khách, kết thúc năm du lịch quốc gia 2007 toàn tỉnh đã đón 1.200.000 lượt khách.

- Các trung tâm du lịch:

Thái Nguyên đã hình thành 4 tuyến du lịch với các trung tâm du lịch sau:

+ Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên - Hồ Núi Cốc. Trung tâm du lịch là các điểm di tích, các nhà bảo tàng trong thành phố Thái Nguyên, vùng chè và làng nghề Tân Cương, khu du lịch Hồ Núi Cốc.

+ Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên – Phú Lương – ATK Định Hoá. Trung tâm du lịch là khu đền Đuổm, quần thể các Khu di tích ATK Định Hoá.

+ Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên – Đồng Hỷ - Võ Nhai. Trung tâm du lịch là danh thắng Chùa Hang - Đồng Hỷ, khu di tích lịch sử văn hoá Thần Sa, khu rừng Khuôn Mánh, khu du lịch hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà huyện Võ Nhai.

+ Tuyến du lịch phía nam với các khu di tích văn hoá - lịch sử và danh thắng ở Phú Bình, Phổ Yên. Trung tâm là du lịch là cụm di tích cách mạng Kha Sơn, di tích kiến trúc nghệ thuật đình Phương Độ, khu di tích cách mạng xã Tiên Phong, di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Lục Giáp.

Một phần của tài liệu Địa lí tỉnh Thái Nguyên (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w