Địa lí ngành công nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp) 1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Địa lí tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 40)

I. ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ CHỦ YẾU 1 Địa lí ngành nông nghiệp

2. Địa lí ngành công nghiệp (kể cả tiểu thủ công nghiệp) 1 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

2.1. Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Từ năm 2002 ngành công nghiệp đã có tỷ trọng vượt lên cao nhất trong cơ cấu kinh tế (GDP) của tỉnh. Những năm gần đây chỉ số phát triển công nghiệp (năm trước = 100%) tăng đều như sau:

Năm 2000 2004 2005 2006

Chỉ số phát triển 114,8% 115,2% 115,0% 113,0%

2.2. Cơ cấu và phân bố ngành công nghiệp

+ Công nghiệp khai thác than, quặng sắt, chì - kẽm, thiếc, đôlômít, pirit, titan, đá xây dựng, đất sét … phân bố chủ yếu ở các huyện phía đông và phía bắc, phía tây thành phố Thái Nguyên.

+ Công nghiệp luyện kim đen và luyện kim mầu tập trung chủ yếu tại Khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước một thành viên kim loại mầu Thái Nguyên.

+ Công nghiệp cơ khí gồm chế tạo máy, lắp ráp sản xuất phụ tùng, sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế … Tập trung chủ yếu ở Khu công nghiệp Sông Công, huyện Phổ Yên.

+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có 9 doanh nghiệp (trong đó có 4 nhà máy xi măng) tập trung chủ yếu ở huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai và thành phố Thái Nguyên.

+ Công nghiệp nhẹ: các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, giấy, bao bì láp ráp kinh doanh xe máy … Tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công.

+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản:các sản phẩm chủ yếu là chè, trái cây, bia, nước giải khát, nước khoáng … phân bố chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên và các huyện phía Bắc.

+ Công nghiệp điện, điện tử: gồm nhà máy điện Thái Nguyên, trung tâm phân phối điện lưới, các cơ sở lắp ráp điện tử, sửa chữa lắp đặt bảo trì các thiết bị điện tử (xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới). Phân bố tập trung ở thành phố Thái Nguyên.

2.3. Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành công nghiệp.

Cơ cấu theo hình thức sở hữu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau: Công nghiệp TW vẫn chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp quốc doanh địa phương còn nhỏ bé và tỷ trọng giảm nhiều; công nghiệp ngoài quốc doanh đang có chiều hướng phát triển mạnh; giá trị sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn thấp mới chỉ bằng 10,27% công nghiệp trung ương.

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Năm 2000 2006 Giá trị SXCN 100% 100% - Công nghiệp TW 61,11% 66,05% - CN địa phương 9,15% 0,59% - CN ngoài QD 10,76% 26,7,7% - Khu vực có vốn ĐTNN 15,98% 6,59%

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2007

2.4.Phân bố công nghiệp.

85% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tập trung ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ. Công nghiêp ở các huyện khác còn nhỏ bé.

2.5. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu (*)

Từ năm 2001 đến 2006, một số sản phẩm công nghiệp truyền thống chủ yếu của tỉnh phát triển khá. Năm 2006 sản xuất khai thác than sạch đạt 826 nghìn tấn; thiếc thỏi 543 tấn; thép cán 587 nghìn tấn; nước máy 7.289 triệu m3; xi măng 591 nghìn tấn; gạch nung 172.488 nghìn viên; vôi các loại 26.100 tấn; giấy các loại 17.369 tấn.

(*) Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên - 2007.

2.6.Phương hướng phát triển công nghiệp

Ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, chất lượng và hiệu quả; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trong cả thời kì 2006 - 2020 khoảng 13,5-14,5%. Ưu tiên các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ yếu như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp may.

Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo có lợi thế, có truyền thống; tăng nhóm hàng sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp chủ lực. Cơ cấu toàn ngành công nghiệp đến năm 2010 đạt 45%, năm 2020 đạt 47-48% GDP.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống đô thị, kết hợp các loại qui mô, loại hình sản xuất, hiện đại hoá công nghệ thiết bị.

Một phần của tài liệu Địa lí tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w